Nằm sàn 16 phiên liên tiếp, ai đang chất bán hàng chục triệu cổ phiếu FTM mỗi phiên?
Khối lượng chất bán giá sàn mỗi phiên lên đến hàng chục triệu cổ phiếu, thậm chí có thời điểm có thời điểm chiếm một nửa khối lượng cổ phiếu lưu hành của Fortex.
Ảnh minh họa.
Giảm sàn 16 phiên liên tiếp chưa có điểm dừng
Thị trường chứng khoán 3 tuần trở lại đây đang xôn xao về cú rơi tự do của cổ phiếu CTCP Đầu tư và Phát triển Đức Quân (Fortex – mã FTM). Sau 16 phiên giảm sàn liên tiếp, cổ phiếu FTM bốc hơi 68% thị giá, xuống còn 7.580 đồng/cổ phiếu.
Đáng chú ý, dù đã giảm rất sâu nhưng cầu bắt đáy cổ phiếu này gần như không xuất hiện trong khi lượng cung vẫn rất dồi dào và quyết đoán.
Ngoài phiên giảm sàn đầu tiên (15/8) khớp lệnh 928.000 đơn vị, thanh khoản bình quân trong 15 phiên vừa qua chỉ vỏn vẹn chưa đến 1.300 đơn vị/phiên. Kể từ khi bắt đầu chuỗi giảm sàn đến nay, chỉ có 1,5 triệu cổ phiếu FTM được giao dịch trên thị trường (tính cả thỏa thuận).
Trong khi đó, khối lượng chất bán giá sàn mỗi phiên lên đến hàng chục triệu cổ phiếu, thậm chí có thời điểm chiếm một nửa khối lượng cổ phiếu lưu hành của Fortex. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại “cơn bĩ cực” của cổ phiếu FTM vẫn chưa có điểm dừng.
Thực tế trước khi có biến cố này xảy ra, cổ phiếu FTM đang có nhịp tăng ấn tượng trong nửa đầu năm 2019. Từ vùng giá 15.000 đồng/cổ phiếu, FTM bắt đầu leo dốc qua đó đạt đỉnh hơn 25.000 đồng/cổ phiếu sau hơn 3 tháng và đi ngang quanh vùng giá này trước khi rơi mạnh. Thanh khoản cũng tương đối dồi dào với trên dưới 1 triệu cổ phiếu mỗi phiên trước khi gần như mất hút trong khoảng 3 tuần qua.
Video đang HOT
Ai đang chất bán cổ phiếu FTM?
Thống kê về cơ cấu cổ đông của Fortex cho thấy, doanh nghiệp này hiện có 8 cổ đông lớn sở hữu trên 5% cổ phần, đều là các cổ đông cá nhân. Điểm đáng chú ý, tổng khối lượng cổ phiếu được nắm giữ bởi các cổ đông lớn này chiếm tới hơn 86% tổng lượng cổ phiếu lưu hành của Fortex. Như vậy, số lượng cổ phiếu FTM trôi nổi chỉ vào khoảng gần 7 triệu đơn vị.
Điều này làm nổi lên nghi vấn: trong hàng chục triệu cổ phiếu chất bán mỗi phiên có bao gồm cả cổ phần của các cổ đông lớn? Dù vậy, trong thời gian trượt dài vừa qua, cổ phiếu FTM không có thông tin đăng ký giao dịch bán ra nào của các cổ đông này.
Một thông tin liên quan khác, vào ngày 16/8, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) đã thông báo đưa cổ phiếu FTM vào danh sách cổ phiếu không được giao dịch ký quý do lợi nhuận sau thuế trên BCTC soát xét 6 tháng năm 2019 là số âm.
Cụ thể, doanh thu thuần của Fortex giảm gần 24% so với cùng kỳ xuống 450 tỷ đồng trong khi giá vốn giảm chậm hơn với 15,8% khiến lợi nhuận gộp giảm mạnh 85% xuống còn hơn 10 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí, Fortex lỗ 31 tỷ đồng trong khi cùng kỳ vẫn lãi gần 25 tỷ đồng.
Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm mạnh này là do sản lượng xuất khẩu giảm 27% so với cùng kỳ, chỉ đạt 2.816 tấn đồng thời giá bán sợi trong quý II vừa qua cũng giảm mạnh so với quỹ II/2018. Trong khi đó, giá bông tồn kho cũng như các đơn hàng đã đặt có đơn giá cao trung bình từ 1,96 USD làm cho chi phí giá vốn của công ty không giảm mạnh được, dẫn tới lợi nhuận gộp giảm mạnh.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Nhà chồng giàu có của Hà Tăng kiếm bộn tiền sau cú thâu tóm lớn
Sau khi thâu tóm Sasco, "vua hàng hiệu" Jonathan Hạnh Nguyễn cùng vợ là bà Lê Hồng Thuỷ Tiên nắm quyền quản lý doanh nghiệp này. Kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế đem lại nguồn thu lớn cho công ty của gia đình chồng Hà Tăng.
Trong bối cảnh thị trường diễn biến thuận lợi, trên sàn UPCoM, cổ phiếu SAS của Công ty CP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất cũng đã đạt mức tăng khá mạnh 900 đồng tương ứng 3,9% lên 23.800 đồng/cổ phiếu. Trước đó, mã này từng có chuỗi giao dịch dài không hề tăng giá từ ngày 7/1 cho đến cuối tuần vừa rồi.
Sasco vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2018 với doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng. Riêng trong quý IV/2018, công ty này đã doanh thu thuần hơn 720 tỷ đồng, tăng 8% so cùng kỳ, trong đó, doanh thu từ bán hàng tại cửa hàng miễn thuế đã chiếm tới 52% tổng doanh thu, đạt 374 tỷ đồng.
Doanh thu từ hoạt động phòng khách trong kỳ này đạt 117 tỷ đồng, thu từ bán hàng tại trung tâm thương mại và các chi nhánh khác đạt trên 90 tỷ đồng, còn lại là doanh thu từ các mảng hoạt động khác.
Kết quả, trong quý cuối cùng của năm 2018, Sasco báo lãi trước thuế 130 tỷ đồng, lãi sau thuế đạt 101,5 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Hạnh Nguyễn và bà Thuỷ Tiên đang nắm quyền lãnh đạo Sasco
Cơ cấu cổ đông tại Sasco vẫn rất cô đặc, chính vì vậy, thanh khoản tại mã này vô cùng hạn chế. Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam nắm 49,07% vốn Sasco và là cổ đông lớn nhất của doanh nghiệp này, trong khi đó, nhóm cổ đông liên quan đến gia đình ông Jonathan Hạnh Nguyễn đang sở hữu 45,3%.
Các công ty của nhà chồng Hà Tăng hiện diện tại Sasco là Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương, Thời trang và mỹ phẩm Âu Châu, Thời trang và Mỹ phẩm Duy Anh.
Hiện tại, ông Jonathan Hạnh Nguyễn vẫn đang là Chủ tịch HĐQT của Sasco còn vợ ông - bà Lê Hồng Thuỷ Tiên là Thành viên HĐQT không điều hành.
Trên thị trường chứng khoán cơ sở, với thanh khoản cải thiện, các chỉ số chính bứt tốc mạnh mẽ trong phiên chiều 21/1. Kết phiên, VN-Index tăng 8,75 điểm tương ứng 0,97% lên 911,05 điểm trong khi HNX-Index tăng 1,81 điểm tương ứng 1,78% lên 103,37 điểm.
Toàn thị trường ghi nhận tổng cộng có 321 mã tăng, 44 mã tăng trần so với chỉ 275 mã giảm và 30 mã giảm sàn.
Sự mạnh dạn của nhà đầu tư trong phiên đầu tuần đưa khối lượng giao dịch trên HSX đạt 165,62 triệu cổ phiếu tương ứng 3.287,01 tỷ đồng và con số này trên HNX là 34,67 triệu cổ phiếu tương ứng 432,73 tỷ đồng. Dẫu vậy vẫn có 826 mã cổ phiếu không có giao dịch nào xảy ra.
Phiên này, CTG của VietinBank gây bất ngờ với diễn biến tăng giá kịch trần và dẫn đầu thanh khoản toàn thị trường. Khối lượng giao dịch tại mã này lên tới trên 11,4 triệu cổ phiếu. Kế đến MBB với xấp xỉ 10 triệu cổ phiếu được giao dịch và SHB đạt 7,8 triệu cổ phiếu được giao dịch. Các mã này đều tăng giá.
Cũng chính bởi vậy, CTG là mã có đóng góp mạnh mẽ nhất cho VN-Index phiên này. Chỉ riêng mã này đã mang lại cho chỉ số tới 1,42 điểm. Bên cạnh đó, các mã ngân hàng khác như BID cũng đóng góp 1,2 điểm cho chỉ số, VCB đóng góp gần 1,1 điểm. MBB, TCB, VPB, STB cũng tăng giá và ảnh hưởng tích cực đến diễn biến thị trường chung. Chiều ngược lại, HNG, VNM, MWG, DPM, MSN... giảm.
Trong một diễn biến có liên quan chiều 21/1, HSX công bố danh mục cổ phiếu thành phần chỉ số VN30 cho kỳ tháng 1/2019. Theo đó, BMP, HSG, KDC và PLX bị loại khỏi danh mục trong khi VHM, EIB, HDB, TCB được thêm mới. Rổ danh mục VN30 mới sẽ có hiệu lực từ 11/2 tới ngày 2/8/2019.
Nhóm cổ phiếu nằm trong danh mục dự phòng của VN30 trong kỳ này gồm HNG, GEX, DXG, HCM và TCH.
Theo Dân trí
6 tháng đầu năm, Tân Tạo lãi thêm 24 tỷ đồng sau soát xét Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HoSE: ITA) công bố báo cáo tài chính hợp nhất soát xét nửa đầu năm do EY kiểm toán. Ảnh Internet Theo báo cáo này, doanh thu thuần đạt 368 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ hơn 128 tỷ đồng, tăng lần lượt 13 tỷ đồng và...