Năm sai lầm cơ bản dẫn đến khủng hoảng nợ Hy Lạp

Theo dõi VGT trên

Báo “Thư tín và địa cầu” ngày 15/7 đã đăng bài viết của ông Glen Hodgson, Phó Chủ tịch kiêm kinh tế gia trưởng của Hội đồng Hội nghị Canada (CBC), viết về 5 sai lầm cơ bản trong hai thập kỷ qua đã dẫn đến cuộc khủng hoảng nợ và ngân hàng tại Hy Lạp.

Sai lầm thứ nhất là bản thân sự ra đời của đồng euro. Đồng euro không phải ra đời vì lý do kinh tế, mà vì các lý do chính trị nhằm thúc đẩy sự hội nhập của liên minh chính trị châu Âu. Liên minh châu Âu (EU) không phải là một “khu vực tiền tệ tối ưu”, nơi những điều kiện giống nhau – bao gồm cả tỷ giá hối đoái – có thể áp dụng tại nhiều nước.

Những khác biệt văn hóa sâu sắc giữa các nước thành viên EU đang tạo ra những rào cản cho việc hình thành một triết lý kinh tế chung và những điều kiện tương tự nhau tại các nước, hai yếu tố quan trọng của việc cùng sử dụng một đồng tiền chung. EU cũng không phải là một liên bang hoàn chỉnh với các cấu trúc gắn liền để có thể chuyển các nguồn lực tài chính từ các khu vực giàu sang các khu vực nghèo, một yếu tố quan trọng khác để duy trì một liên minh tiền tệ.

Năm sai lầm cơ bản dẫn đến khủng hoảng nợ Hy Lạp - Hình 1

Sai lầm thứ nhất là bản thân sự ra đời của đồng euro.

Bất chấp những thiếu sót rõ rệt này, khu vực đồng euro đã được thành lập năm 1999. Một số thành viên EU hùng mạnh hơn như Anh, Đan Mạch và Thụy Điển đã lựa chọn không gia nhập khu vực đồng euro và do vậy giữ nguyên đồng nội tệ và chính sách tiền tệ của họ.

Sai lầm thứ hai là để cho Hy Lạp tham gia khu vực đồng euro. Hy Lạp có lịch sử quản lý kinh tế và nợ yếu kém kéo dài, đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng nợ và ngân hàng. Hy Lạp chưa bao giờ đáp ứng được tiêu chuẩn nghiêm ngặt gia nhập khu vực đồng euro và chưa bao giờ có chung triết lý kinh tế và sự thận trọng về tài chính giống như nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng euro là Đức. Tuy nhiên Hy Lạp đã được kết nạp vào khu vực đồng euro năm 2001.

Video đang HOT

Sai lầm thứ ba là các chủ nợ tư nhân quá mở rộng tín dụng cho chính phủ Hy Lạp. Khi Hy Lạp gia nhập khu vực đồng euro, EU và các ngân hàng khác đều sẵn sàng mua trái phiếu của chính phủ nước này. Do được định giá bằng đồng euro, những trái phiếu này đang làm trầm trọng thêm những thâm hụt tài chính hiện nay. Các ngân hàng đã có một giả định ngầm rằng Hy Lạp hoặc sẽ tìm các biện pháp để trả nợ đúng hẹn, hoặc sẽ phải có một chủ thể nào đó có đủ các phương tiện tài chính sẽ giải cứu Hy Lạp nếu cần thiết. Tuy nhiên, kỳ vọng đó là không đúng chỗ. Sau khi cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp nổ ra năm 2010, các tổ chức tư nhân đang giữ trái phiếu Hy Lạp đã được yêu cầu giảm giá trị trái phiếu Hy Lạp họ đang giữ, với khoản cắt giảm vượt quá 70% giá trị ròng hiện nay.

Sai lầm thứ tư là việc giải cứu Hy Lạp trong các năm 2010 và 2012. Trên lý thuyết, các thành viên khác của khu vực đồng euro có thể quyết định ngay từ đầu không cứu trợ Hy Lạp, bởi nước này không có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn của thành viên khu vực đồng euro. Hy Lạp lẽ ra nên vỡ nợ tại thời điểm đó và rời khỏi khu vực đồng euro. Tuy nhiên, trên thực tế, có một cam kết chính trị sâu sắc giữa các thành viên khu vực đồng euro để giữ cho liên minh tiền tệ tồn tại, kể cả với một cái giá tài chính cao. Vì thế, việc giải cứu Hy Lạp đã bắt đầu và được tiếp tục cho đến ngày nay.

Năm sai lầm cơ bản dẫn đến khủng hoảng nợ Hy Lạp - Hình 2

Người dân Hy Lạp biểu tình ở thủ đô Athens phản đối chính sách khắc khổ. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Sai lầm thứ năm là Hy Lạp đã cho rằng họ có đòn bẩy thương thuyết. Chính phủ Hy Lạp do đảng Syriza lãnh đạo đã tin tưởng một cách sai lầm rằng họ có một đòn bẩy lớn trong các cuộc thương thuyết với các đối tác khu vực đồng euro, cho rằng chính phủ và các cử tri châu Âu sẽ phải trả tiền cho sự chi tiêu thái quá của Hy Lạp vì tình đoàn kết xã hội.

Các con nợ thường ít có nhiều đòn bẩy hơn các chủ nợ. Con nợ có thể đe dọa giữ lại các khoản thanh toán hoặc cáo buộc các chủ nợ bắt nạt hay khủng bố họ, và Hy Lạp đã làm cả hai điều này. Sau một loạt các cuộc thương thuyết nợ trong nhiều tháng, chính phủ Hy Lạp đã tăng gấp đôi tiền đặt cược của họ bằng cách tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào phút chót trong một nỗ lực nhằm tăng đòn bẩy.

Nhưng rốt cuộc là các chủ nợ có nhiều đòn bẩy hơn, bởi vì họ có thể giữ lại các khoản tín dụng mới – yếu tố quan trọng để giúp con nợ không bị phá sản. Với một con nợ như Hy Lạp, việc quá bạo tay có thể khiến họ phải trả giá đắt về kinh tế và tài chính, trong trường hợp này là khả năng sụp đổ của hệ thống ngân hàng Hy Lạp.

Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Dường như mối lo ngại về sự kết thúc của khu vực đồng euro đã bị nói quá. Đối với các thành viên, lý do chính trị cho việc thành lập khu vực đồng euro ngày nay vẫn có hiệu lực và hiện không phải lúc để đánh giá các lợi ích kinh tế. Các nước thành viên khu vực đồng euro sẽ cần tự chuẩn bị cho việc giảm nợ cho Hy Lạp, đây là điều dường như không tránh khỏi. Họ cũng sẽ tập trung sức mạnh để hỗ trợ các nước thành viên khu vực đồng euro mắc nợ nhiều khác như Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Síp để giữ các nước này ở lại liên minh tiền tệ.

Theo TTK/baotintuc.vn

Bài học Hy Lạp

Cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp đã tạo điều kiện để một số quốc gia khác muốn tham gia vào khu vực sử dụng đồng tiền chung EUR (eurozone) có cơ hội cân nhắc, đánh giá lại thời điểm thích hợp để tham gia. Gia nhập càng nhanh càng tốt hay chậm mà chắc?

Bài học Hy Lạp - Hình 1

Dân Hy Lạp đổ xô rút tiền trước thời điểm nước này và chủ nợ quốc tế đạt được thỏa thuận về gói cứu trợ thứ ba - Ảnh: Reuters

"Không phải hôm nay, hay ngày mai hay trong 5 năm nữa. Chúng ta sẽ sử dụng đồng EUR khi nào nó mang lại lợi ích cho người dân và đất nước", Thủ tướng Ba Lan Ewa Kopacz đã trả lời như thế trong một cuộc phỏng vấn trên kênh truyền hình quốc gia.

Giống như Anh quốc và Đan Mạch, Ba Lan - một nền kinh tế lớn trong EU - đã quyết định chưa tham gia khu vực đồng tiền chung euro. Đảng cầm quyền Civic Platform, trong đó Chủ tịch đương nhiệm Hội đồng châu Âu Donald Tusk là một thành viên, lâu nay vẫn ủng hộ việc gia nhập eurozone nhưng mới đây đã quyết định cần phải thận trọng hơn. Beata Szydlo, một ứng cử viên thủ tướng trong cuộc bầu cử sắp tới, cho biết "trừ khi eurozone giải quyết được những vấn đề nội tại của nó chúng tôi sẽ thảo luận việc gia nhập, bằng không Ba Lan sẽ trở thành Hy Lạp thứ 2".

"Với quan điểm chính trị cứng rắn như thế, viễn cảnh Ba Lan hay một quốc gia nào khác tham gia eurozone trong vòng 5 năm tới sẽ rất khó diễn ra. Ít nhất phải 10 năm", Sebastian Plociennik, nhà phân tích của Viện các vấn đề quốc tế Ba Lan, nhận xét.

Có vẻ như cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp đang làm cho một số quốc gia khác ở châu Âu như Ba Lan, Cộng hòa Czech, Croatia, Rumania cân nhắc cẩn trọng cũng như trì hoãn kế hoạch tham gia vào khu vực sử dụng đồng tiền chung EUR. Hiện tại, tâm lý lo ngại việc gia nhập khu vực sử dụng đồng tiền chung EUR sẽ đầy rủi ro và phải trả giá đắt, kể cả quyền tự chủ, đang ngày càng tăng ở các quốc gia này. Điều này có thể sẽ làm ảnh hưởng đến mục tiêu một liên minh ngày càng chặt chẽ mà Liên minh châu Âu hướng tới lâu nay.

Cố vấn kinh tế của Bộ Tài chính Cộng hòa Czech, Ales Michl nói: "Tham gia eurozone ư, sẽ tham gia nhưng không phải lao vào". Trong khi đó, Zoltan Kovacs, phát ngôn viên của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, cho biết: "Hungary sẽ tham gia eurozone nhưng không phải trong tương lai gần. Việc chưa đưa ra thời điểm cụ thể giúp Hungary có được nhiều thuận lợi như giữ được quyền kiểm soát thuế và chính sách tài khóa".

Giống như những quốc gia khác khi tham gia EU vào năm 2004, Hungary cũng phải hứa sử dụng đồng EUR nhưng thời điểm cụ thể thì tùy thuộc vào mỗi quốc gia riêng lẻ.

Cách đây vài tháng, tân Tổng thống Croatia Kolinda Grabar-Kitarovic cho biết nước này sẽ sử dụng đồng EUR trong vòng 5 năm tới. Tuy nhiên, kế hoạch này có thể sẽ kéo dài khi nỗ lực cải cách tài chính chưa đáp ứng yêu cầu của eurozone cũng như sự kiện Hy Lạp làm ảnh hưởng suy nghĩ của công chúng. Tương tự, Romania cũng đề ra kế hoạch tham gia eurozone vào năm 2019 tuy nhiên mọi thứ có thể thay đổi, như Trưởng phòng nghiên cứu kinh tế vĩ mô của ING Bank, Ciprian Dascalu đánh giá: "GDP của Romania hiện đạt 52% mức trung bình trong EU. Chúng tôi cần đạt đến mức 70% để đối phó với các vấn đề khi tham gia eurozone".

Một số quốc gia còn lo ngại khi gia nhập eurozone là họ phải đặt mình vào vị trí bảo lãnh nợ cho Hy Lạp. Bởi hiện tại, cùng với Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng trung ương châu Âu, các quốc gia sử dụng đồng EUR là chủ nợ chính của Hy Lạp. Thủ tướng Bulgaria Boiko Borisov nói: "Chúng tôi cũng phải đưa tiền cho Hy Lạp. Tôi thấy không hợp lý chút nào khi người nghèo phải đưa tiền cho người giàu". Được biết, Bulgaria là thành viên nghèo nhất trong EU.

Tuy nhiên, ngay cả khi Bulgaria hay các quốc gia đang gặp khó khăn về tài chính khác quyết định thúc đẩy việc tham gia eurozone thì cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp có thể sẽ làm các thành viên hiện tại trong eurozone không còn hào hứng chấp nhận kết nạp họ. "Tôi nghĩ cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp là một bài học cho eurozone vì thế việc chấp nhận thành viên mới sẽ không còn nồng nhiệt", Phó thủ tướng Bulgaria Ivailo Kalfin nói.

Lê Uyên

Theo The New York Times

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHOTổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi WHO
14:09:58 21/01/2025
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sởTổng thống Mỹ Joe Biden ban hành lệnh ân xá trước khi rời nhiệm sở
08:42:23 21/01/2025
Tỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống TrumpTỉ phú Musk gây tranh cãi với cử chỉ 'chào Hitler' trong lễ nhậm chức của Tổng thống Trump
08:16:19 22/01/2025
Tổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủTổng thống Mỹ D. Trump chỉ định tỷ phú E. Musk phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ
19:34:01 21/01/2025
Tổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệmTổng thống Trump sa thải nhiều nhân sự trong chính quyền tiền nhiệm
20:52:11 21/01/2025
Ông Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chứcÔng Trump phát tín hiệu gì về đàm phán với ông Putin trong phát biểu nhậm chức
07:35:50 21/01/2025
'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?'Cậu ấm' nhà Trump đã lớn nhưng có người yêu chưa?
07:32:30 22/01/2025
Ông Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngàyÔng Trump ký sắc lệnh hoãn lệnh cấm TikTok 75 ngày
15:12:30 21/01/2025

Tin đang nóng

Choáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phúChoáng ngợp trước thông tin của "Tiểu Công chúa Nhà Trắng" 13 tuổi: Không chỉ có ông ngoại là Tổng thống, ông nội là tỷ phú
16:53:50 22/01/2025
Diva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vúDiva Hồng Nhung mắc bệnh ung thư vú
15:17:10 22/01/2025
Hoa hậu Diễm Hương và chồng Việt kiều về nước đón Tết, chạy xe máy dạo phốHoa hậu Diễm Hương và chồng Việt kiều về nước đón Tết, chạy xe máy dạo phố
15:11:27 22/01/2025
Xuân Nghị từng gặp cú sốc, nói lý do ra Hà Nội làm phim với NSND Quốc AnhXuân Nghị từng gặp cú sốc, nói lý do ra Hà Nội làm phim với NSND Quốc Anh
14:59:44 22/01/2025
Sao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷSao nữ "Thần điêu đại hiệp" sau gần 30 năm lấy chồng tỷ phú: Sống cô độc với 1.700 tỷ
16:01:13 22/01/2025
Công Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệtCông Phượng đánh mất ánh hào quang ở tuổi 30 nhưng có hôn nhân viên mãn với tiểu thư nhà trâm anh thế phiệt
19:11:55 22/01/2025
Song Hye Kyo tuyên bố chấn động về "2 tượng đài nhan sắc" Kim Tae Hee - Jeon Ji HyunSong Hye Kyo tuyên bố chấn động về "2 tượng đài nhan sắc" Kim Tae Hee - Jeon Ji Hyun
15:21:21 22/01/2025
Lời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đườngLời xin lỗi đặc biệt của nam sinh đụng vào ô tô đậu bên đường
18:20:37 22/01/2025

Tin mới nhất

LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp giải cứu các sông băng

LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp giải cứu các sông băng

20:55:43 22/01/2025
Phó Giám đốc WMO, bà Ko Barrett, cho rằng bảo tồn sông băng là điều kiện thiết yếu đối với môi trường, nền kinh tế và sức khỏe của Trái Đất. Sông băng không chỉ đóng vai trò điều hòa khí hậu mà còn cung cấp các nguồn nước thiết yếu cho ...
Ông Yoon Suk Yeol lần đầu xuất hiện tại tòa

Ông Yoon Suk Yeol lần đầu xuất hiện tại tòa

20:44:53 22/01/2025
Đây là lần xuất hiện đầu tiên của ông Yoon kể từ khi Văn phòng Điều tra tham nhũng với quan chức cấp cao (CIO) thi hành lệnh bắt vào giữa tuần trước.
Hàn Quốc: CIO chưa thể thẩm vấn Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc: CIO chưa thể thẩm vấn Tổng thống Yoon Suk Yeol

20:44:47 22/01/2025
Theo quy định của Hàn Quốc về việc bảo vệ quyền của người bị điều tra, các điều tra viên không được phép thẩm vấn sau 21h nếu không có sự đồng ý của đương sự. Vì vậy, CIO buộc phải đặt lại lịch cho buổi thẩm vấn khác, sau khi thảo luận ...
Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel từ chức

Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel từ chức

20:42:19 22/01/2025
Tổng tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) Herzi Halevi ngày 21.1 thông báo sẽ từ chức, liên quan đến trách nhiệm khi để Hamas tấn công bất ngờ vào Israel cách đây hơn 1 năm.
Giải mã bí ẩn đường hầm của người Inca cổ đại

Giải mã bí ẩn đường hầm của người Inca cổ đại

20:40:16 22/01/2025
Nhà khảo cổ Palomino chia sẻ: "Chúng tôi sẽ phải khai quật tại các điểm trọng yếu để có thể tiến vào Chincana, có thể sẽ bắt đầu vào tháng 3 hoặc tháng 4 tới".
Tổng thống Trump 'bật đèn xanh' để tỷ phú Elon Musk mua TikTok

Tổng thống Trump 'bật đèn xanh' để tỷ phú Elon Musk mua TikTok

20:36:54 22/01/2025
Trả lời báo giới khi được hỏi liệu ông có chấp nhận để người giàu nhất thế giới mua lại TikTok hay không, Tổng thống Trump nêu rõ: "Tôi sẽ đồng ý nếu ống ấy muốn mua nền tảng (TikTok) đó".
Slovakia hướng đến Thổ Nhĩ Kỳ để đảm bảo khí đốt Nga

Slovakia hướng đến Thổ Nhĩ Kỳ để đảm bảo khí đốt Nga

20:33:37 22/01/2025
Slovakia, một trong những quốc gia Trung Âu còn duy trì hợp đồng dài hạn với công ty Gazprom của Nga, đã đối diện với thách thức khi nguồn cung khí đốt qua Ukraine ngừng hoạt động.
Mexico đón những công dân đầu tiên bị Mỹ trục xuất

Mexico đón những công dân đầu tiên bị Mỹ trục xuất

20:27:20 22/01/2025
Theo kế hoạch, Chính phủ Mexico sẽ tiến hành sàng lọc những người di cư nước ngoài bị Mỹ trục xuất về Mexico trước khi đưa về thủ đô Mexico City lưu trú tạm thời để chờ làm thủ tục hồi hương.
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố quốc tang sau vụ hỏa hoạn khiến 66 người tử vong

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố quốc tang sau vụ hỏa hoạn khiến 66 người tử vong

20:25:27 22/01/2025
Theo thông tin từ cuộc họp báo, trong số những người bị thương, có 17 trường hợp đã được xuất viện. Đội ngũ y bác sĩ vẫn đang nỗ lực điều trị cho những nạn nhân còn lại, trong đó có một người đang được chăm sóc đặc...
EU đưa ra thông điệp với Tổng thống Mỹ Donald Trump

EU đưa ra thông điệp với Tổng thống Mỹ Donald Trump

20:22:34 22/01/2025
Liên minh châu Âu (EU) sẽ duy trì lập trường thực dụng đối với chính quyền của Tổng thống Donald Trump, đồng thời ưu tiên bảo vệ các lợi ích chiến lược của mình.
Syria hủy hợp đồng đầu tư của Nga tại cảng chiến lược Tartus

Syria hủy hợp đồng đầu tư của Nga tại cảng chiến lược Tartus

19:52:34 22/01/2025
Ngoài ra, phía Syria sẽ chịu trách nhiệm khôi phục các trang thiết bị lỗi thời mà trước đây công ty Nga đã sử dụng nhưng không thực hiện nâng cấp theo cam kết trong hợp đồng.
Tổng thống Trump công bố dự án đầu tư hạ tầng AI lớn nhất trong lịch sử

Tổng thống Trump công bố dự án đầu tư hạ tầng AI lớn nhất trong lịch sử

19:49:10 22/01/2025
SoftBank sẽ chịu trách nhiệm tài chính cho Stargate, còn OpenAI chịu trách nhiệm vận hành. Một đối tác thứ tư, MGX, cũng đang đóng góp nguồn vốn. Ông Son, Giám đốc điều hành SoftBank, sẽ là chủ tịch Stargate.

Có thể bạn quan tâm

Tình trạng bệnh ung thư của diva Hồng Nhung thế nào sau cuộc phẫu thuật đầu tiên?

Tình trạng bệnh ung thư của diva Hồng Nhung thế nào sau cuộc phẫu thuật đầu tiên?

Sao việt

20:58:00 22/01/2025
Diva Hồng Nhung đã hoàn thành một đợt điều trị ung thư vú và sẽ cố gắng vượt qua chặng hành trình nhiều khó khăn và thử thách sắp tới.
Chồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối năm

Chồng kiếm tiền tỷ, vợ Quang Hải đắn đo không dám mua túi Hermes 600 triệu, tiết lộ số tiền trong tài khoản cuối năm

Sao thể thao

20:50:22 22/01/2025
Mới đây, nàng WAG Chu Thanh Huyền - bà xã tiền vệ Nguyễn Quang Hải đã chia sẻ video khi cùng người bạn thân thiết đi mua túi xách hàng hiệu.
Choáng với lịch làm việc 15 tiếng/ngày của nữ giúp việc

Choáng với lịch làm việc 15 tiếng/ngày của nữ giúp việc

Netizen

20:48:46 22/01/2025
Nữ giúp việc bắt đầu công việc từ 5h30 và chỉ được nghỉ ngơi sau 23h mỗi ngày. Chu kỳ mệt mỏi lặp đi lặp lại khiến người phụ nữ kiệt sức.
Jisoo (BLACKPINK) chủ động "đá" Ahn Bo Hyun, lộ thái độ vui vẻ ngay sau đó?

Jisoo (BLACKPINK) chủ động "đá" Ahn Bo Hyun, lộ thái độ vui vẻ ngay sau đó?

Sao châu á

20:41:31 22/01/2025
Trong video, khi được hỏi về cách thức chia tay bạn trai cũ, Jisoo đã chọn đáp án gặp và nói trực tiếp với đối phương hiện trên màn hình.
Tổng giám đốc Odiland bị bắt

Tổng giám đốc Odiland bị bắt

Pháp luật

20:28:20 22/01/2025
- Chưa xin cấp phép lập dự án, Trần Công Thắng đã rao bán dự án Ruby City, thu tiền của nhiều người rồi chiếm đoạt.
Xuân Nghị bỗng dưng tái xuất đóng hài Tết cùng NSND Quốc Anh, Quang Tèo

Xuân Nghị bỗng dưng tái xuất đóng hài Tết cùng NSND Quốc Anh, Quang Tèo

Phim việt

20:21:04 22/01/2025
Diễn viên Xuân Nghị - Mr Cần Trô nổi tiếng trong Ngày ấy ta đã yêu lần đầu đóng hài Tết cùng dàn nghệ sĩ gạo cội miền Bắc như NSND Quốc Anh, NSND Tiến Đạt, NSƯT Tiến Quang (Quang Tèo).
Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam

Việt Nam nói về phán quyết của tòa án tại Seoul vụ thảm sát ở Quảng Nam

Tin nổi bật

20:18:21 22/01/2025
Đây là một phán quyết phản ánh sự thật lịch sử, góp phần hiện thực hóa tinh thần gác lại quá khứ, hướng tới tương lai , theo người phát ngôn.
Vì sao NSƯT Tân Nhàn, divo Tùng Dương được kết nạp vào Hội nhạc sĩ Việt Nam?

Vì sao NSƯT Tân Nhàn, divo Tùng Dương được kết nạp vào Hội nhạc sĩ Việt Nam?

Nhạc việt

20:16:57 22/01/2025
NSND Phạm Phương Thảo, NSND Hà Thủy, NSƯT Tân Nhàn, ca sĩ Tùng Dương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam.
Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ ra mắt phim Tết của Trấn Thành tại Hà Nội

Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ ra mắt phim Tết của Trấn Thành tại Hà Nội

Hậu trường phim

20:01:06 22/01/2025
Tối 21/1, phim Tết Bộ tứ báo thủ đã chính thức ra mắt truyền thông Hà Nội. Ngoài Trấn Thành, Lê Dương Bảo Lâm gây náo loạn thảm đỏ nhờ lượng fan hùng hậu.
Tổng thống Trump phát tín hiệu về bổ sung trừng phạt Nga

Tổng thống Trump phát tín hiệu về bổ sung trừng phạt Nga

19:46:31 22/01/2025
Đáng chú ý, vào ngày 21/1, Tổng thống Trump cũng nói với các phóng viên rằng trong cuộc điện đàm gần đây, ông đã đề xuất với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh nên giúp giải quyết xung đột Nga-Ukraine.
7 Nụ cười Xuân gây sững sờ khi dừng phát sóng: Trường Giang - Lâm Vỹ Dạ - Lan Ngọc cùng làm 1 việc

7 Nụ cười Xuân gây sững sờ khi dừng phát sóng: Trường Giang - Lâm Vỹ Dạ - Lan Ngọc cùng làm 1 việc

Tv show

19:35:39 22/01/2025
Phát sóng tập đầu tiên vào năm 2018, chương trình 7 Nụ cười Xuân từng là món ăn quen thuộc của nhiều khán giả mỗi dịp Tết đến.