Nấm rơm ngừa ung thư, chữa bệnh liệt dương
Nấm rơm là món ăn vị thuốc tốt có công dụng tiêu thực, hạ cholesterol, kháng ung thư, tốt cho nam giới bị liệt dương.
Tiến sĩ Võ Văn Chi, tác giả Từ điển Cây thuốc Việt Nam, cho biết nấm rơm còn gọi là nấm rạ, tên khoa học là Volvariella volvacea (Bull. ex Fr.) Singer, thuộc họ nấm rơm Pluteaceae. Toàn bộ nấm khi còn non nằm trong bao chung hình trứng. Sau đó, mũ nấm phá vỡ bao chung và lộ ra ngoài. Mũ nấm ban đầu có hình trứng, sau khi vươn ra có dạng núm hoặc bán cầu dẹp, màu nâu, nâu đen hoặc xám. Thịt nấm màu trắng, cuống nhẵn, gốc hơi phình dạng củ đặc thịt, ở gốc còn lại vết tích của bao chung.
Nấm rơm. Ảnh: nhahangamthuc.
Nấm rơm trong tự nhiên mọc đơn độc hay thành cụm, thường tìm thấy trên rơm rạ hoặc đất có nhiều mùn vào mùa hè nóng ẩm, nhiều nhất là tháng 7-8. Ở nước ta, nấm phân bố khắp Bắc chí Nam. Ngoài nấm mọc tự nhiên, người ta còn trồng quy mô lớn để cung cấp ra thị trường.
Nấm vị ngọt, tính hàn, có tác dụng tiêu thực, khử nhiệt, làm hạ cholesterol, kháng ung thư. Trong thành phần của nó còn chứa một loại protid dị chủng nên ăn thường xuyên sẽ giúp cơ thể nâng cao khả năng chống ung thư. Loài thực vật này còn được bào chế thành bột làm thuốc viên chữa chứng thiếu máu. Món nấm rơm xào thịt chim sẻ hoặc thịt ếch có tác dụng kích dục, thích hợp với nam giới bị liệt dương.
Tiến sĩ Võ Văn Chi phân tích thành phần có trong nấm rơm tươi tính theo g% gồm: Nước 90, protid 3,6, lipid 3,2, glucid 3,4, cellulose 1,1. Các chất khác tính theo mg% gồm: Calcium 28, phosphor 80, sắt 1,2, vitamin B1 0,12, vitamin C 1,2. Trong 100 g nấm khô có chứa 8,8 g axit nucleic. Tổng cộng nấm rơm chứa đến 17 loại axit amin, trong đó 8 loại cần thiết cho cơ thể con người.
Ở Việt Nam, nấm rơm được sử dụng phổ biến để chế biến những món ăn ngon chứ ít ai biết rõ công dụng của nó đối với sức khỏe. Đa phần bà nội trợ thích tìm mua loại nấm còn trong bọc, thường gọi là nấm trứng bởi thịt nấm lúc này dai và thơm hơn. Ở miền Nam, nấm được xào với thịt heo, bò, nấu canh, lẩu, kho với thịt heo, hầm với gà, nướng với lươn hoặc kho chay.
Video đang HOT
Lưu ý: Nấm rơm lành tính, song cũng như các loại rau củ khác, không nên ăn quá nhiều và liên tục. Có thể ăn cách nhật hoặc cách tuần, đồng thời theo dõi sự biến chuyển của cơ thể để bổ sung hoặc giảm bớt cho phù hợp.
Theo VNE
Thực phẩm ngừa sâu răng
Sâu răng là một trong những bệnh răng miệng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Ngoài đánh răng thường xuyên, để tránh bị sâu răng, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm sau.
Trái cây ít ngọt
Một trong những lý do chính khiến răng của bạn dễ bị sâu là vì tiêu thụ nhiều chất ngọt. Nếu bạn hạn chế ăn ngọt nhiều thì có thể phòng ngừa sâu răng hiệu quả.
Một số loại rau củ ít ngọt như dưa leo, bơ, dâu tây, kiwi.... được các chuyên gia y tế Mỹ đánh giá là rất tốt cho răng miệng, bạn có thể bổ sung chất dinh dưỡng từ các loại trái cây này để không ảnh hưởng đến răng.
Rau củ giàu chất xơ
Chất xơ cũng là dưỡng chất chống sâu răng hiệu quả, vì vậy bạn nên bổ sung những loại rau củ giàu chất xơ như cà rốt, rau lá xanh, cà tím, bông cải trắng... trong chế độ ăn uống hàng ngày.
Nho khô
Nghiên cứu mới đây trên chuyên trang medicmagic.net cho biết, nho khô là loại thực phẩm chứa dồi dào flavonoids và polypenol - các hoạt chất diệt khuẩn mạnh. Do đó, chúng được xem là có khả năng kiểm soát vi khuẩn gây sâu răng.
Hải sản
Khi chế độ ăn uống không phù hợp, các axit trong miệng sẽ phá hoại lớp men bảo vệ và gây sâu răng. Trong trường hợp này, thực phẩm giàu canxi từ hải sản như tôm, sò, ghẹ là sự lựa chọn tốt nhất trong việc ngăn ngừa sâu răng.
Ngoài hải sản, bạn cũng có thể hấp thu canxi từ một số loại thực phẩm khác như sữa, sữa chua, phô mai, rau chân vịt, bông cải xanh...
Kẹo cao su không đường
Trước kia, việc thường xuyên nhai kẹo cao su không đường có thể bị cho là có hại cho sức khỏe răng miệng, nhưng thực tế cho thấy thói quen này có tác dụng giúp cho tuyến nước bọt tăng sản xuất axit diệt vi khuẩn, tạo thành lớp bảo vệ men răng hữu hiệu.
Thực phẩm chứa kiềm
Ngoài các loại thực phẩm nói trên, bạn cũng nên bổ sung đủ chất kiềm cho cơ thể vì đây là khoáng chất tốt, giúp hấp thu vitamin D và rất cần thiết cho sự trao đổi chất của canxi. Những thực phẩm giàu kiềm là hạnh nhân, đậu, cá, bơ, chuối...
Theo medicmagic.net
Vitamin D, 'thần hộ mệnh' của người già Một nghiên cứu được công bố trên Journal of Aging and Gerontology cho thấy vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh do quá trình lão hóa gây ra. Ảnh: Shutterstock Các nhà khoa học thuộc Đại học Loyola Chicago (Mỹ) nhận thấy thiếu hụt vitamin D và các bệnh mãn tính liên quan đến...