Nấm rơm hỗ trợ điều trị ung thư
Nấm rơm là loại thực phẩm khá quen thuộc, dễ chế biến với nhiều thứ khác để thành nhiều món ăn ngon. Đặc biệt nấm rơm rất dễ nuôi trồng trên rơm rạ. Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, nấm rơm còn có tác dụng chữa bệnh.
Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100g nấm rơm khô chứa 21 – 37g chất đạm, 2,1 – 4,6g chất béo, 9,9g chất bột đường, 21g chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP…
Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamine A, B1, B2, C, D, PP… Cứ 100g nấm rơm tươi cho cơ thể 31 calorie.
Thương lái tranh mua nấm rơm Đồng Nai
Với thành phần nhiều dinh dưỡng, nấm rơm không chỉ là thức ăn tuyệt vời, còn có thể chế biến nhiều “thực phẩm chức năng”, món ăn “thuốc” để hỗ trợ chữa bệnh, đặc biệt với các bệnh nội tiết chuyển hóa như: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
Theo Đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng, hạ cholesterol máu. Chủ yếu dùng tươi làm thuốc. Chữa xuất tinh sớm, gan nhiễm mỡ, suy giảm trí nhớ, giúp tăng cường sức khỏe…
Video đang HOT
Giúp tăng cường sức khỏe: Nấm rơm tươi 200g, đại táo 5 – 7 quả, nấu thành canh, ăn trong ngày, trước khi ăn thêm ít gừng. Mỗi tuần nên ăn 2-3 lần.
Chữa gan nhiễm mỡ: 100g nấm rơm tươi xào với 5 quả trứng cút, dùng vào bữa ăn tối. Mỗi liệu trình trong 15 ngày.
Chữa cơ thể suy nhược, suy giảm trí nhớ: Nấm rơm tươi 150g, trứng chim bồ câu hoặc trứng chim cút (bỏ vỏ) 20 quả, các gia vị: bột canh, hành, gừng, dầu ăn, mì chính vừa đủ. Các thứ trên có thể làm thành món xào hoặc làm canh dùng để ăn. Hàng tuần nên ăn 2 lần. Thực hiện trong 3 tháng.
Canh nấm nấu đậu phụ – vị thuốc hỗ trợ điều trị ung thư.
Hỗ trợ chữa ung thư: Nấm rơm tươi 100g, đậu phụ 50g, nấu thành canh ăn trong các bữa cơm. Nên dùng thường xuyên trong các đợt xạ trị hóa chất.
Hỗ trợ điều trị các vết lở loét khó kín miệng: Nấm rơm tươi 60g, nấm đầu khỉ 60g, rửa sạch, thái ra xào chung để ăn. Dùng trong 7-10 ngày.
Chữa xuất tinh sớm: Nấm rơm 100g, tôm nõn 50g, rau dền 30g, các gia vị: mì chính, dầu ăn, hành, bột canh… vừa đủ. Các nguyên liệu trên nấu thành canh hoặc xào dùng trong các bữa ăn. Mỗi tháng nên thực hiện trong 10-15 ngày.
Theo suckhoedoisong
8 món ngon giúp chữa bệnh từ trứng gà
Trứng gà là một trong những thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người sử dụng. Chế biến trứng đúng cách không chỉ là món ngon mà còn được coi như bài thuốc quý phòng trị nhiều bệnh hiệu quả.
1. Trứng gà đúc lá mơ: trứng gà, lá mơ tươi thái nhỏ, hành, dầu ăn, mắm muối gia vị vừa đủ trộn đều với trứng rán ăn tuần vài lần. Các vị phối hợp thành món ăn ngon bổ. Trị đi kiết đau bụng, viêm dạ dày ruột, trẻ em cam tích, tiêu hoá kém, viêm gan vàng da, nổi mụn ngứa gãi, phong thấp nhức mỏi.
Trứng gà đúc lá mơ trị đi kiết đau bụng, viêm dạ dày ruột, trẻ em cam tích, tiêu hóa kém, viêm gan vàng da, nổi mụn ngứa gãi, phong thấp nhức mỏi.
2. Mướp đắng xào trứng gà: mướp đắng thái lát, trứng gà, hành ngò, mắm muối gia vị vừa đủ xào ăn. Món ngon bổ mát bổ thận kiện tỳ, nhuận tràng, chữa chứng nội nhiệt miệng khô khát, táo bón, tả lỵ, mụn nhọt rôm sẩy, đái tháo đường, gút.
3. Trứng gà ngải cứu: trứng gà, ngải cứu tươi thái nhỏ, thịt nạc băm, hành tím, dầu ăn, mắm muối gia vị vừa đủ trộn đều với trứng rán ăn. Món ngon bổ, trị các chứng đau bụng do hàn, kinh nguyệt bế, có thai ra huyết, xuất huyết do yếu và hàn, đặc biệt là xuất huyết tử cung.
4. Đậu phụ rán trứng gà: đậu phụ cắt miếng, trứng gà, hành tây, cà chua thái lát, bột chiên, dầu ăn, tiêu, tỏi gia vị vừa đủ trộn đều rán chín ăn. Món ngon tác dụng bổ mát, trị chứng âm hư hỏa vượng đau đầu chóng mặt, miệng khô khát, da khô sần, tiểu đường, trẻ em gầy còi cọc, người lớn khó lên cân đều dùng rất tốt.
Đậu phụ rán trứng gà
5. Canh rau hẹ trứng gà: rau hẹ, trứng gà, cà chua, rau mùi, dầu ăn, muối gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Món ngon, tác dụng bổ tỳ thận. Trị thận yếu, đau lưng, di mộng tinh sớm, dị ứng, rôm sẩy, nôi mề đay, viêm họng, ho, hen, tiêu hóa kém, nhiệt lỵ, trĩ, tiểu đường, bệnh gút, táo bón dùng đều tốt.
6. Canh bông bí nhồi trứng thịt: bông bí tươi, trứng gà, thịt heo, mộc nhĩ, nấm hương, hành lá, dầu ăn, tiêu, gia vị vừa đủ, các vị băm nhỏ nhồi vào bông bí nấu canh, hoặc chiên ăn. Món ngon bổ, trị chứng trẻ em gầy nóng, rôm sẩy, nhiều mồ hôi, người lớn huyết hư tay chân tê mỏi, tiểu đường đều dùng tốt.
7. Canh trứng gà: trứng gà, cà chua, hành, ngò, tiêu, nước gia vị vừa đủ nấu canh ăn. Món ngon bổ mát tỳ vị, tác dụng giúp trị tỳ vị nhiệt miệng táo bón kiết lỵ, da khô sần rôm sẩy, miệng khô khát, tiểu đường, thống phong, có thai nóng nhiệt.
Canh hẹ nấu trứng gà
8. Súp trứng gà nấu nấm: trứng gà, thịt nạc lợn, cà chua, nấm hương, bột bắp ngô non, dầu mè, hành ngò gia vị vừa đủ nấu súp. Món ngon bổ, trị chứng trẻ em gầy nóng, rôm sẩy, nhiều mồ hôi, người lớn huyết hư, tay chân tê mỏi, tiểu đường, huyết áp cao, ăn ngủ kém.
Theo Lương y Nguyễn Thị Thạnh (Sức khỏe đời sống)
Sữa nóng hay sữa lạnh? Thức uống nào tốt hơn? Muốn biết sữa nóng hay sữa lạnh tốt hơn bạn hãy đọc đáp án dưới đây. Sữa là một trong những thực phẩm bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Bạn nên uống ít nhất 1 ly sữa mỗi ngày. Một số người thích uống sữa nóng và một số người lại thích uống sữa lạnh. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ uống...