Nam Phi: Việc bắt Tổng thống Vladimir Putin là lời tuyên chiến
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cảnh báo việc thi hành lệnh bắt giữ của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ là “lời tuyên chiến” chống lại Moscow.
Tổng thống Putin dự kiến tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng tới tại TP Johannesburg – Nam Phi.
Tổng thống Ramaphosa viết trong hồ sơ tòa án được công bố hôm 18-7: “Nga đã làm rõ rằng việc bắt giữ tổng thống đương nhiệm của họ sẽ là một lời tuyên chiến. Việc mạo hiểm tham chiến với Nga không phù hợp với hiến pháp của chúng ta”.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa bắt tay với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Nga hồi tháng 6-2023. Ảnh: Reuters
Video đang HOT
Ông Ramaphosa lập luận động thái như vậy cũng sẽ khiến ông thất bại trong nhiệm vụ bảo vệ Nam Phi.
Hồi tháng 3, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết bất kỳ nỗ lực nào để bắt giữ ông Putin cũng sẽ là lời tuyên chiến.
Là một thành viên của ICC, Nam Phi được yêu cầu tuân thủ lệnh của tòa án, bao gồm cả phán quyết hồi tháng 3 về việc bắt giữ ông Putin vì những cáo buộc liên quan đến chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Song song đó, nước này cũng là thành viên đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS (gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil) năm nay trong bối cảnh tìm cách duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Nga.
Ông Ramaphosa đến nay vẫn chống lại áp lực từ Mỹ trong việc lên án Moscow về cuộc xung đột ở Ukraine, duy trì sự trung lập về vấn đề này và cho rằng việc mở rộng về phía Đông của NATO đã góp phần gây ra cuộc khủng hoảng.
Đảng đối lập hàng đầu của Nam Phi, Liên minh Dân chủ (DA), yêu cầu chính phủ bắt giữ ông Putin và giao ông cho ICC nếu ông đặt chân vào nước này. Trong khi đó, theo đài RT, ông Ramaphosa cho hay Nam Phi đang tìm cách được miễn trừ nghĩa vụ tuân thủ lệnh của ICC vì việc bắt giữ ông Putin có thể gây nguy hiểm cho “an ninh, hòa bình và trật tự của nước này”.
Phó Tổng thống Paul Mashatile được cho là đã đề nghị tổng thống Nga không tham dự hội nghị thượng đỉnh. Theo hãng tin Reuters, Điện Kremlin vẫn chưa công khai liệu tổng thống Nga có tham dự hội nghị thượng đỉnh hay không và ông Ramaphosa cũng cho biết chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra.
Nam Phi tin tưởng tiến trình hòa bình do phái bộ châu Phi thúc đẩy tại Ukraine
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, ngày 18/6, Văn phòng Phủ Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cho biết các chuyến thăm của phái bộ hòa bình châu Phi tới Nga và Ukraine đã mở đường cho việc thúc đẩy giải quyết hòa bình cuộc khủng hoảng Ukraine.
Toàn cảnh cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và phái đoàn các nhà lãnh đạo châu Phi tại Strelna, ngoại ô Saint Petersburg (Nga), ngày 17/6/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của Phủ Tổng thống cho biết: "Tổng thống Ramaphosa hôm nay, ngày 18/6/2023, đã kết thúc chuyến thăm làm việc hai ngày tới Ukraine và Liên bang Nga, nơi các nhà lãnh đạo châu Phi đề xuất một con đường hòa bình cho cuộc xung đột kéo dài 16 tháng qua giữa hai nước. Đề xuất do các nhà lãnh đạo châu Phi đưa ra trong chuyến công tác tới Ukraine và Nga đã tạo nền tảng cho các cam kết trong tương lai sẽ góp phần vào con đường dẫn tới hòa bình và giải quyết xung đột tàn khốc".
Theo tuyên bố, phái đoàn châu Phi đã đưa ra một số yếu tố quan trọng cần thiết để bắt đầu phong trào hướng tới hòa bình, bao gồm giảm leo thang xung đột; trả tự do cho các tù nhân chiến tranh và trẻ em, tuân thủ nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc về Chủ quyền; đảm bảo rằng có sự hỗ trợ nhân đạo cho những người gặp khó khăn và tái thiết sau chiến tranh cùng những yếu tố khác.
Tuyên bố cho biết: "Sứ mệnh hòa bình tới Ukraine và Nga đã kết thúc vòng tiếp xúc đầu tiên với cả hai bên tham chiến trong cuộc xung đột".
Phủ Tổng thống cũng cho biết thêm rằng Tổng thống Ramaphosa được động viên bởi sự đón tiếp nồng hậu mà phái đoàn đã nhận được từ Tổng thống Ukraine và Nga.
Phái đoàn hòa bình của các nhà lãnh đạo châu Phi gồm Tổng thống Comoros Azali Assoumani, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, Tổng thống Senegal Macky Sall, Tổng thống Zambia Hakainde Hichilema, Thủ tướng Ai Cập Mostafa Madbouly, đặc phái viên của tổng thống Cộng hòa Congo Florent Nsiba, và đặc phái viên của tổng thống Uganda Ruhakana Rugunda. Đoàn đã đến Kiev trong một nhiệm vụ gìn giữ hòa bình hôm 16/6 và sau cuộc gặp Tổng thống Zelensky, phái đoàn đã tới St. Petersburg gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 17/6. Thay mặt phái đoàn, Tổng thống Ramaphosa đã trình bày một kế hoạch 10 điểm, có thể thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Ukraine. Phái đoàn dự kiến tiếp tục tham vấn với phía Nga trong hội nghị thượng đỉnh Nga - châu Phi sắp diễn ra tại St.Petersburg vào tháng 7 tới.
Tiền mặt và trâu trong bê bối 'Farmgate' với Tổng thống Nam Phi Bê bối được truyền thông Nam Phi đặt tên Farmgate đang gây ảnh hưởng đến sự nghiệp chính trị của Tổng thống Cyril Ramaphosa. Vụ việc xảy ra tại trang trại của ông Cyril Ramaphosa. Ảnh: AP Ông Cyril Ramaphosa đảm nhận ghế tổng thống Nam Phi vào năm 2018 và một năm sau đó lãnh đạo đảng Đại hội Dân tộc Phi...