Nam Phi: Học sinh trung học quan hệ ngay trong lớp, bị bạn bè quay bằng điện thoại tung lên mạng
Những đoạn video này đã lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội khiến nhiều bậc phụ huynh phải giật mình.
Lợi dụng giờ ra chơi, 2 học sinh đã quan hệ ngay trong lớp khiến nhiều người giật mình
Mới đây, những đoạn video ghi lại cảnh hai học sinh trung học, một nam, một nữ đang quan hệ với nhau ngay trong lớp học đã bị lan truyền trên mạng với tốc độ chóng mặt, khiến nhiều phụ huynh cũng như giáo viên phải giật mình hoảng hốt, hóa ra, con em họ không còn ngây thơ như họ nghĩ.
Được biết, sự việc diễn ra ở 1 ngôi trường tại Nam Phi. Lợi dụng lúc các bạn học ngồi quay lưng lại, 2 học sinh, 1 nam, 1 nữ đã ngang nhiên làm 1 việc mà không ai nghĩ là các em sẽ dám làm.
Bộ đồng phục áo trắng, váy và quần xanh của các em như là 1 sự trớ trêu, đối lập hoàn toàn với việc làm của các em.
Không rõ 2 nhân vật chính có biết mình đã bị các bạn học khác ghi hình lại và tung lên mạng hay không, tuy nhiên, những hình ảnh xấu xí này chắc chắn sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của các em.
(Ảnh minh họa)
Hiện chưa rõ hai học sinh này có phải đối mặt với hình phạt nào từ trường học không, hay cảnh sát sẽ xử lý những kẻ tung clip lên mạng ra sao. Tuy nhiên, có 1 điều chắc chắn là đoạn video này chính là 1 thông điệp rõ ràng và nó sẽ khiến nhiều người trong chúng ta phải nhìn lại mình.
Video đang HOT
Những con số “biết nói” về tình trạng mang thai ở tuổi vị thành niên, các bậc phụ huynh không nên coi thường
Dẫu biết rằng, đang ở trong giai đoạn mới lớn, các em cũng có những xao động trước bạn khác giới, và những tình cảm này là hết sức bình thường. Tuy nhiên, hướng những tình cảm đó đi đúng hướng thế nào thì lại không phải là điều dễ dàng.
Đoạn video là 1 lời cảnh báo cho các bậc phụ huynh đừng quá mải mê kiếm tiền mà quên đi việc chăm lo, dạy dỗ và định hướng cho cuộc sống của các con. Đừng để “tình yêu học trò” đi quá xa và gây ra những hệ lụy khủng khiếp cho chính các em và gia đình.
Phụ huynh cần định hướng rõ ràng để tình yêu học trò không để lại những hậu quả nặng nề. (Ảnh minh họa)
Theo số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố vào năm 2019, hiện có khoảng hơn 500 triệu trẻ em gái đang sinh sống tại các nước đang phát triển. Trong số đó có hàng triệu trẻ em gái phải lập gia đình khi còn nhỏ tuổi; phải mang thai và sinh con khi các em chưa thực sự trưởng thành về mặt thể chất, tình cảm và chưa đủ trưởng thành về mặt xã hội để sẵn sàng làm mẹ.
Cụ thể, trên toàn cầu, cứ 3 nữ thanh niên trong độ tuổi từ 20-24 thì có 1 người (tương đương với khoảng 70 triệu người) kết hôn trước lần sinh nhật thứ 18. Nếu xu hướng hiện nay không được cải thiện, trong vòng một thập kỷ tới sẽ có 142 triệu trẻ em gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18 (tính tới thời điểm năm 2020). Điều này có nghĩa là mỗi năm sẽ có 14,2 triệu trẻ em gái, hay mỗi ngày sẽ có 39 ngàn trẻ em gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18.
Bên cạnh đó, hàng năm có khoảng 16 triệu em gái tuổi từ 15-19 sinh con và cứ 10 trẻ vị thành niên (VTN) thuộc nhóm này thì có 9 VTN đã lập gia đình. Khu vực châu Phi thuộc tiểu vùng Sa mạc Shahara là nơi có có tỷ lệ sinh ở tuổi VTN cao nhất với 120 trẻ/1.000 trẻ VTN trong độ tuổi từ 13-19.
Ở khu vực châu Mỹ La tinh và vùng Caribbean, tỷ lệ sinh con ở tuổi VTN vẫn ở mức cao và chỉ mới bắt đầu giảm gần đây. Tương tự, số lượng bà mẹ sinh con ở tuổi VTN tại các nước ở khu vực Đông Nam Á hiện vẫn rất cao.
Đáng lưu tâm là các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tỷ lệ thương tật và tử vong do nạo thai không an toàn ở trẻ em gái VTN và nữ thanh niên trẻ cao; ước tính năm 2008 số ca phá thai không an toàn ở vị thành niên trong độ tuổi từ 15-19 tại các nước đang phát triển là khoảng 3 triệu ca; thai chết lưu và tử vong sơ sinh chiếm hơn 50% các ca sinh của các bà mẹ dưới 20 tuổi so với những bà mẹ từ 20-29 tuổi.
Dự thảo bảo vệ học sinh LGBT gây tranh cãi tại Hàn Quốc
Nhằm bảo vệ quyền lợi cho nhóm học sinh thiểu số ở trường học, dự thảo của văn phòng giáo dục Seoul lại bị nhiều người cho là sẽ "khuyến khích đồng tính luyến ái" giữa học sinh.
Văn phòng giáo dục Seoul (Hàn Quốc) vừa công bố dự thảo giai đoạn 2021-2023 nhằm bảo vệ quyền con người của học sinh, đặc biệt là thúc đẩy bảo vệ nhóm học sinh thiểu số, từ học sinh trong các gia đình đa văn hóa đến LGBT, để xóa bỏ phân biệt đối xử tại các trường học, theo Korea Herald.
Sau khi thu thập ý kiến góp ý, dự thảo này sẽ được hoàn thiện vào tháng 2 tới.
Theo đó, để bảo vệ tốt hơn nhóm học sinh thiểu số, văn phòng giáo dục cam kết nâng cao nhận thức thông qua giáo dục và đưa ra các hướng dẫn để ngăn ngừa phân biệt đối xử, ngôn từ kích động thù địch.
Bên cạnh đó, cơ quan này có kế hoạch cử thanh tra điều tra các vi phạm nhân quyền mà học sinh LGBT phải đối mặt và tham khảo ý kiến của các em.
Cộng đồng LGBT chưa thực sự được đón nhận ở Hàn Quốc. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, việc văn phòng giáo dục đưa nội dung bảo vệ "học sinh LGBT" vào kế hoạch đã trở thành chủ đề gây tranh cãi . Những người phản đối cho rằng điều này sẽ "khuyến khích đồng tính luyến ái" trong trường học.
Một bản kiến nghị phản đối dự thảo kế hoạch này đã được đăng tải trên trang web của văn phòng giáo dục vào ngày 12/1. Tính đến 22/1, kiến nghị này nhận được hơn 31.000 chữ ký ủng hộ. Đây cũng là số chữ ký lớn nhất mà một bản kiến nghị trên trang web từng thu được.
Một hiệp hội gồm 25 nhóm phụ huynh đã tổ chức cuộc biểu tình vào ngày 14/1 để phản đối kế hoạch này và yêu cầu Cho Hee-yeon, người đứng đầu ngành giáo dục Seoul, từ chức.
"Nó sẽ tạo ra một vòng luẩn quẩn, khi những học sinh phân biệt đối xử và ghét bỏ học sinh LGBT lại bị kỳ thị", nhóm phụ huynh nói.
Trước sự phản đối mạnh mẽ, văn phòng giáo dục Seoul đã loại bỏ cụm "thiểu số tính dục" khỏi dự thảo.
Nhiều người lo ngại quy định của văn phòng giáo dục Seoul sẽ khuyến khích "đồng tính luyến ái" trong trường học. Ảnh minh họa: Reuters.
Một cuộc khảo sát năm 2014 của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Hàn Quốc cho thấy học sinh thiểu số tính dục có vẻ dễ bị thù ghét và phân biệt đối xử tại các trường học, nơi phần lớn vẫn không dung nạp người LGBT.
Theo một cuộc khảo sát với 200 người thiểu số tính dục vị thành niên 13-18 tuổi, 92% số người được hỏi cho biết từng bị xúc phạm bằng lời nói, 80% trong số đó nói rằng đó là từ giáo viên của họ.
Ngày 21/1, hiệp hội gồm 138 nhóm nhân quyền đã bày tỏ sự ủng hộ đối với dự thảo của văn phòng giáo dục Seoul, kêu gọi cơ quan này thực hiện kế hoạch mà không nhượng bộ "các thế lực kích động phân biệt đối xử".
Một bản kiến nghị khác cũng đã được đăng ký trên trang web của văn phòng giáo dục, cho rằng nỗ lực cứu người LGBT khỏi định kiến và cho phép họ đến trường một cách an toàn không nên bị đổ lỗi.
"Đây gần như là lần đầu tiên việc bảo vệ và hỗ trợ cho học sinh thiểu số tính dục được quy định trong tài liệu của các tổ chức công liên quan đến giáo dục", người đứng đầu hiệp hội, nói.
Giáo viên ở Mỹ đi tù, tự tử vì quan hệ bất chính với học sinh Tại nhiều bang của Mỹ, các hành vi dâm ô, lạm dụng học sinh bị khép vào tội hình sự và có thể đối mặt án phạt tù chung thân. Tháng 12/2019, giáo viên 36 tuổi Randi Chaverria tại trường Trung học Round Rock, Texas, Mỹ, bị bắt sau khi một nam sinh tố cáo với cảnh sát bị người này lạm dụng...