Nam Phi điều chỉnh chính sách tiêm vaccine ngừa COVID-19
Phóng viên TTXVN tại Pretoria dẫn thông cáo báo chí ngày 21/2 của Bộ Y tế Nam Phi cho biết chính phủ nước này đã quyết định điều chỉnh chính sách tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân dựa trên các bằng chứng khoa học nhằm nâng cao khả năng hấp thu vaccine ngừa COVID-19 và tăng số người được tiêm mũi tăng cường.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Bhambayi, Nam Phi ngày 24/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Những nội dung chính bao gồm giảm khoảng thời gian giữa liều đầu tiên và liều thứ hai của hãng Pfizer/BioNTech từ 42 ngày xuống còn 21 ngày, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23/2 tới. Tất cả những người được tiêm chủng đủ hai liều vaccine Pfizer/BioNTech sẽ đủ điều kiện tiêm liều tăng cường khi đạt 90 ngày (hoặc 3 tháng) sau liều thứ hai thay vì khoảng thời gian 180 ngày (hoặc 6 tháng) như quy định trước đó.
Tất cả những người trên 18 tuổi (công dân Nam Phi và người nước ngoài ở sở tại) đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson & Johnson loại một liều duy nhất sẽ đủ điều kiện để tiêm liều nhắc lại của cùng loại vaccine hoặc một liều nhắc lại vaccine của hãng Pfizer/BioNTech sau 60 ngày (tức 2 tháng). Quy định này có hiệu lực từ ngày 21/2.
Video đang HOT
Bộ Y tế Nam Phi cũng cho biết từ ngày 23/2 tới, những người trên 18 tuổi đã tiêm hai liều vaccine của hãng Pfizer/BioNTech sẽ đủ điều kiện để tiêm liều nhắc lại của cùng loại vaccine này hoặc liều nhắc lại bằng vaccine của Johnson & Johnson sau ít nhất 90 ngày (3 tháng) kể từ liều thứ hai. Theo bộ trên, việc tiêm kết hợp các loại vaccine của hãng Pfizer/BioNTech và Johnson & Johnson được gọi là liều tăng cường khác loại, có nghĩa là liều tăng cường của một loại vaccine khác với vaccine đã được sử dụng như liều chính.
Quyết định về việc sử dụng loại vaccine nào để tiêm nhắc lại dựa trên sự sẵn có của vaccine. Do đó, nếu cả hai loại vaccine đều có sẵn tại địa điểm tiêm chủng, thì việc tiêm mũi tăng cường tương đồng nên được ưu tiên, trừ khi người được tiêm chủng yêu cầu nhận một liều tăng cường khác loại, hoặc có tiền sử gặp các tác dụng phụ sau khi tiêm chủng.
Bộ Y tế Nam Phi đang cập nhật Hệ thống Dữ liệu vaccine điện tử (EVDS) để cho phép những người đã tiêm chủng liều chính ở ngoài Nam Phi, nhưng đủ điều kiện để tiêm liều tăng cường, sẽ được đăng ký trên hệ thống để nhận liều tăng cường trong thời gian cư trú ở “đất nước cầu vồng”.
Bộ này đồng thời khẳng định vaccine ngừa COVID-19 vẫn là vũ khí hiệu quả nhất chống lại đại dịch.
EU thúc đẩy chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại châu Phi
Ngày 9/2, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) nhận định tốc độ tiêm vaccine ngừa COVID-19 chậm chạp ở các nước châu Phi đang là vấn đề cần khắc phục ngay, đặc biệt khi nguồn cung vaccine cho châu lục này tăng lên đáng kể trong thời gian gần đây.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho nhân viên y tế tại bệnh viện ở Johannesburg, Nam Phi, ngày 2/3/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Các nước châu Phi đã bắt đầu các chiến dịch tiêm phòng chậm hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới, đặc biệt là các nước giàu. Tuy nhiên, những tháng gần đây, nguồn cung cho "Lục địa Đen" đã được tăng lên đáng kể và nhiều nước đối mặt với vấn đề là tốc độ tiêm phòng chậm. Theo số liệu của tổ chức phi lợi nhuận Liên minh Vaccine toàn cầu Gavi, một số nước như Congo và Burundi chỉ mới tiêm được gần 20% số liều vaccine được cung cấp.
Phát biểu tại họp báo ở Lyon (Pháp) sau một hội nghị Ngoại trưởng và Bộ trưởng Y tế EU do Pháp chủ trì, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết vấn đề dường như không còn là mức độ hỗ trợ, mà là tốc độ tiêm vaccine.
Các lý do khiến các tốc độ tiêm vaccine còn chậm tại châu lục này là thời gian sử dụng của vaccine ngắn, các cơ sở bảo quản hạn chế, hạ tầng chăm sóc y tế nghèo nàn và tâm lý hoài nghi hiệu quả của vaccine.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen cho biết EU sẽ thúc đẩy việc tiêm vaccine tại các nước châu Phi đang tụt lại phía sau. Phát biểu tại họp báo ở Dakar, Senegal, bà nêu rõ EU sẽ chi thêm 125 triệu euro (143 triệu USD) để giúp các nước châu lục này đào tạo kỹ năng cho lực lượng y tế và nhân viên tiêm vaccine. Trước đó, EU đã cam kết khoản hỗ trợ 300 triệu euro cho chương trình này. Ngoài ra, EU đặt mục tiêu đến mùa Hè tới sẽ cung cấp cho các nước châu Phi 450 triệu liều vaccine, cao gấp 3 lần số liều vaccine đã hỗ trợ.
Theo Gavi, tỷ lệ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại 91 nước nghèo nhất mà cơ chế COVAX hỗ trợ hiện là 67%. Nhưng một số nước châu Phi đang tụt lại phía sau. Zambia, CH Chad, Madagascar, Djibouti, Somalia, Burkina Faso và Uganda hiện mới tiêm được 30% số liều vaccine được cung cấp. Đến nay chỉ 10% người dân châu Phi đã có miễn dịch với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Dự kiến tốc độ tiêm phòng sẽ là nội dung chính được đưa ra thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh giữa EU và Liên minh châu Phi (AU) vào tuần tới tại Brussels (Bỉ).
Nam Phi phê duyệt sử dụng vaccine của Johnson&Johnson tiêm mũi tăng cường Cơ quan quản lý các sản phẩm y tế của Nam Phi (SAPHRA) ngày 23/12 cho biết đã phê duyệt sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Johnson&Johnson cho mũi tiêm thứ 2, tức là mũi tăng cường đối với loại vaccine liệu trình 1 liều duy nhất này. Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại East London, Nam Phi. Ảnh:...