Nam Phi điều chỉnh chiến lược chống dịch COVID-19
Nam Phi quyết định chuyển chiến lược ứng phó COVID-19 từ ngăn chặn sang giảm thiểu.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Pretoria, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Nam Phi hiện dẫn đầu châu Phi về số ca tử vong do đại dịch COVID-19 cũng như tỷ lệ tiêm chủng để phòng bệnh này. Các biện pháp ứng phó dịch COVID-19 của Chính phủ Nam Phi đã được cộng đồng quốc tế theo sát, sau khi nước này là một trong những quốc gia tuyên bố Omicron là biến thể dễ lây lan hơn các biến thể trước đây của virus SARS-CoV-2. Trong một thông báo ngày 24/12, Nam Phi cho biết nước này quyết định chuyển chiến lược ứng phó COVID-19 từ ngăn chặn sang giảm thiểu.
Theo Bộ Y tế Nam Phi, những người dân nước này sẽ không cần phải cách ly hay xét nghiệm, nếu họ không biểu hiện triệu chứng của bệnh COVID-19 sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh này. Tuy nhiên, họ nên theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân trong 5-7 ngày và tránh tham dự các sự kiện quy mô lớn. Bộ trên nêu rõ chỉ những người đã có biểu hiện triệu chứng bệnh mới cần phải xét nghiệm. Họ sẽ phải cách ly trong 8 ngày, trong khi thời gian cách ly đối với các trường hợp bệnh nặng là 10 ngày. Những người này sẽ cách ly tại nhà, do các cơ sở cách ly khác sẽ được dỡ bỏ. Công tác truy vết tiếp xúc cũng sẽ không cần thiết thực hiện, ngay cả khi bùng phát các ổ dịch.
Phát biểu với truyền thông Nam Phi, Thứ trưởng Y tế Sibongiseni Dhlomo cho biết quyết định trên được đưa ra “dựa trên khuyến cáo của các nhà khoa học rằng các biện pháp phòng dịch trước đây không còn nhiều tác động”. Tuy nhiên, ông cũng nhấn mạnh quy định về giãn cách xã hội và đeo khẩu trang vẫn tiếp tục được duy trì.
Thứ trưởng Dhlomo nêu rõ các cơ sở dẫn đến quyết định trên bao gồm: sự xuất hiện của các biến thể có khả năng lây nhiễm cao như Omicron; ước tính rằng ít nhất 60% dân số Nam Phi đã có kháng thể do được tiêm chủng hoặc do đã mắc COVID-19 và những thông tin mới như tỷ lệ những trường hợp không có triệu chứng là rất cao, trong khi tỷ lệ các trường hợp được chẩn đoán lại thấp. Theo ông, tỷ lệ tiêm chủng của Nam Phi hiện là 66% ở những người trên 60 tuổi và 63% ở những người 50-59 tuổi.
Trong một bài phát biểu trước thềm Giáng sinh, Phó Tổng thống David Mabuza nhấn mạnh Nam Phi đã đi một chặng đường dài kể từ khi dịch bệnh bùng phát. Ông nêu rõ: “Chúng ta đã tiến gần hơn đến việc giành lại cuộc sống bình thường của mình”. Ngoài ra, ông cũng khuyến khích mọi người đi tiêm chủng ngừa COVID-19.
Hiện Nam Phi vẫn đang áp đặt mức thấp nhất trong thang biện pháp phòng dịch 5 cấp độ. Tuy biến thể Omicron đã khiến số ca bệnh ở nước này gia tăng đáng kể, nhưng số người phải nhập viện điều trị và số ca tử vong không cao như những đợt bùng phát dịch trước đó.
Trong ngày 23/12, Nam Phi ghi nhận 21.157 ca mắc mới COVID-19, nâng tổng số ca bệnh lên 3,37 triệu trường hợp kể từ khi đại dịch bùng phát. Nước này cũng có thêm 75 trường hợp tử vong. Trong ngày 24/12, Nam Phi cũng bắt đầu triển khai tiêm liều tăng cường vaccine ngừa COVID-19 cho người dân. Dịch bệnh đã lên tới đỉnh điểm ở trung tâm thương mại của nước này – tỉnh Gauteng, địa phương đầu tiên của Nam Phi phát hiện ca nhiễm biến thể Omicron. Trong khi đó, đà lây nhiễm cũng đã chậm lại ở 3 tỉnh khác của nước này.
Cuộc sống "như địa ngục" tại điểm nóng Omicron: Không khí u ám bao trùm, lo tột độ
Nam Phi, nơi công bố phát hiện những ca nhiễm chủng Omicron đầu tiên đang chứng kiến không khí u ám bao trùm bởi còn quá nhiều điều bí ẩn về chủng nhiều đột biến bất thường này.
Video đang HOT
Xếp hàng chờ đợi làm thủ tục để rời khỏi Nam Phi sau khi hay tin về biến chủng Omicron. Ảnh: AFP
Gần 2 năm sau đại dịch, thế giới ngỡ đang trên đường trở lại "bình thường mới" lại đang phải cấp tập chạy đua để ngăn chặn biến chủng mới nhất, lần đầu tiên được xác định ở miền nam châu Phi và đang khuấy động mối lo sợ trên toàn cầu.
Đó là Omicron theo tên gọi của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dành cho biến chủng B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19. Omicron được xếp vào nhóm "đáng lo ngại" vì theo kết quả giải trình tự gen, Omicron có khoảng 50 đột biến, trong đó có ít nhất 32 đột biến trên protein gai, một cấu trúc giúp virus tăng độ bám dính và xâm nhập vào tế bào cơ thể người, tức là có khả năng lây lan đáng sợ hơn cả Delta - biến chủng vốn "làm mưa làm gió" trên khắp thế giới trong gần 1 năm qua.
Ngay sau những tin tức về Omicron, các nước trên thế giới đồng loạt áp dụng lệnh hạn chế đi lại với Nam Phi và một số nước châu Phi. Thậm chí có nước lo ngại bóng ma ám ảnh của Delta đến nỗi nhanh chóng "đóng biên" như Israel.
Các sinh viên từ Đại học Công nghệ Tshwane trong bức ảnh chụp tại trường hôm 27/11. Ảnh: AFP
Và tại Nam Phi, nơi công bố phát hiện những ca nhiễm chủng Omicron đầu tiên, một không khí u ám cũng đang bao trùm bởi còn quá nhiều thông tin chưa rõ về biến chủng nhiều đột biến bất thường này.
"Tâm dịch" của Omicron
Người mua sắm đeo khẩu trang trên một vỉa hè đông đúc ở Pretoria, Nam Phi. Ảnh: AP
Bầu trời u ám, mưa phùn xem ra thật phù hợp với không khí u ám tại Đại học Công nghệ Tshwane, một điểm nóng về số ca Covid-19 mới nhất ở Nam Phi, nguyên nhân được cho là có liên quan đến biến chủng mới Omicron.
Sau khi một số sinh viên ở đây có kết quả xét nghiệm dương tính, trường đại học này đã hoãn một số kỳ thi. Trong khi đó, giới chức vùng Tshwane của tỉnh Gauteng, bao gồm cả thủ đô Pretoria, tìm cách đẩy mạnh tiêm vắc xin, đặc biệt những người ở tuổi thanh niên chậm tiêm.
Nhiều sinh viên vẫn chưa tiêm chủng nhưng sự xuất hiện của Omicron đang khiến nhiều người suy nghĩ lại về điều đó mặc dù trung tâm tiêm chủng của trường đóng cửa vào cuối tuần. Tại Nam Phi, chỉ 22% những người từ 18-34 tuổi đã tiêm vắc xin Covid-19.
Người dân ý thức đeo khẩu trang khi đến mua thực phẩm ở Pretoria, Nam Phi. Ảnh: AP
Manqoba Zitha, một sinh viên đã tiêm vắc xin, cho biết anh sẽ kêu gọi các bạn cùng lớp hãy đi tiêm vắc xin. "Tôi đang cố khuyến khích họ đi tiêm bởi làm vậy để có thể phòng tránh được Covid-19, loại virus gây chết người và con số tử vong đang tăng lên", Zhitha nói với AP. "Bây giờ, khi bật ti-vi lên, chúng ta đều thấy mọi người bị nhiễm bệnh ở khắp mọi nơi, vì vậy họ phải đi tiêm phòng".
Gần 2 năm sau đại dịch, thế giới ngỡ đang trên đường trở lại "bình thường mới" lại đang phải cấp tập chạy đua để ngăn chặn biến chủng mới nhất, lần đầu tiên được xác định ở miền nam châu Phi và đang khuấy động mối lo sợ trên toàn cầu.
Các quốc gia đang áp đặt các hạn chế hoặc lệnh cấm đối với du khách từ một số quốc gia - các biện pháp mà Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa gọi là "Ngày Chủ nhật gây thất vọng sâu sắc" - và tái áp đặt các biện pháp như quy định đeo khẩu trang mà một số người hy vọng "đã là dĩ vãng".
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn hy vọng rằng vắc xin ít nhất sẽ phần nào hiệu quả trong việc ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nặng và tử vong - và tiếp tục động viên mọi người nên đi tiêm chủng.Tỉnh Gauteng - nơi đặt thủ đô hành chính Pretoria và thành phố lớn nhất Nam Phi Johannesburg - hiện là tâm dịch mới tại nước này. Theo các bác sĩ, các ca bệnh được ghi nhận cho đến nay dường như vẫn nhẹ và số người nhập viện không tăng đột biến.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo đợt lây nhiễm sớm đã xảy ra ở những người trẻ tuổi và tình hình có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu đợt lây nhiễm mới ảnh hưởng đến những người lớn tuổi chưa tiêm chủng. Nói chung, tại Nam Phi có 41% người trưởng thành đã tiêm vắc xin nhưng tỷ lệ này ở người trẻ tuổi vẫn thấp.
Ít nhất 3 trường đại học lớn Nam Phi - Đại học Cape Town, Đại học Witwatersrand tại Johannesburg và Đại học Free State ở Bloemfontein - đã ra thông báo yêu cầu sinh viên phải tiêm chủng vào năm tới. Một số chuyên gia cho rằng, quốc gia này cần có các biện pháp cứng rắn hơn nữa trong thời gian tới, nhất là trong bối cảnh xuất hiện biến chủng mới Omicron.
Mosa Moshabela, giáo sư sức khỏe cộng đồng tại Đại học KwaZulu-Natal ở Durban, cho biết: "Tôi nghĩ rằng quyết định mà Nam Phi sẽ phải đưa ra có lẽ là về việc tiêm chủng bắt buộc".
Mối lo tốc độ tiêm vắc xin chậm chạp
Một sinh viên từ Đại học Công nghệ Tshwane đeo khẩu trang khi ra ngoài. Ảnh: AP
Nhu cầu đối với vắc xin ở Nam Phi quá chậm, đến nỗi mà gần đây chính phủ đã yêu cầu giao hàng chậm lại để có thời gian sử dụng hết 19 triệu liều vắc xin Pfizer-BioNTech và Johnson & Johnson dự trữ hiện tại.
Trong một bài phát biểu trước Quốc gia hôm 28/11, Tổng thống Cyril Ramaphosa đã khẩn thiết kêu gọi người dân nhanh chóng đi tiêm vắc xin. Ông nói: "Tối nay, tôi kêu gọi những ai chưa tiêm hãy tới điểm tiêm gần nhất. Nếu có ai đó trong gia đình hay bạn bè của bạn chưa tiêm vắc xin, tôi kêu gọi các bạn hãy động viên họ làm điều đó".
Nguy cơ biến chủng đột biến mới là điều đã được dự đoán từ lâu nhưng tốc độ mà Omicron đạt được đã khiến các chuyên gia y tế của Nam Phi phải "sốc". Dù số ca nhiễm ban đầu còn tương đối thấp, nhưng chúng đã tăng lên với tốc độ cao.
Mức tăng đột biến bắt đầu sau một số bữa tiệc của sinh viên ở Pretoria. Con số nhanh chóng tăng vọt từ vài trăm trường hợp mỗi ngày lên hàng nghìn ca. Nam Phi đã công bố 3.220 trường hợp mới hôm thứ 27/11, trong đó 82% là ở Gauteng, theo Viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh của đợt sóng trước, với hơn 25.000 được ghi nhận chỉ trong một ngày.
Tulio de Oliveira, Giám đốc Nền tảng Giải trình tự gen và Đổi mới Nghiên cứu Sáng tạo KwaZulu-Natal, cho biết, có tới 90% các trường hợp nhiễm mới ở tỉnh Gauteng là do Omicron gây ra.
"Chúng tôi đã mong đợi rằng chúng tôi có thể thấy một biến thể mới hoặc một biến thể khác sẽ đạt được động lực trong làn sóng thứ tư ... nhưng chúng tôi không thực sự mong đợi sẽ thấy một biến thể với nhiều loại đột biến. Và điều đó có khả năng lây truyền cao và đồng thời trốn thoát hoặc né tránh khả năng miễn dịch", Moshabela, chuyên gia từ Đại học KwaZulu-Natal cho biết. "Đây thực sự là cú sốc mà chúng tôi nhận được".
Mặc dù các ca nhiễm hiện nay tập trung ở Pretoria và Johannesburg, các đợt xét nghiệm cho thấy Omicron đã xuất hiện ở tất cả 9 tỉnh của Nam Phi.
Trở lại Đại học Công nghệ Tshwane, Nhlanhla Africa Maphosa, một sinh viên 25 tuổi, vẫn đang cố gắng tìm hiểu thông tin và ảnh hưởng của biến chủng mới đối với việc học của anh ấy.
Maphosa nói: "Chỉ mới tuần trước, khi họ kiểm tra số liệu thống kê và nhận ra rằng có rất nhiều học sinh bị nhiễm Covid-19 tại cơ sở chính. Chúng tôi không chắc chắn lắm về số liệu thống kê... Nhưng những gì chúng ta có thể nói đó là mức độ nhiễm bệnh rất cao".
Nam Phi cân nhắc khả năng tiêm vaccine bắt buộc trong bối cảnh số ca nhiễm tăng Tối 28/11, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa khẳng định sẽ chưa thắt chặt các quy định phòng chống dịch COVID-19 vì sự xuất hiện của biến thể virus SARS-CoV-2 mới mang tên Omicron, nhưng chính phủ nước này đã thành lập một nhóm đặc nhiệm xem xét khả năng bắt buộc tiêm vaccine. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu tại...