Nam Phi chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất do siêu biến chủng Omicron
Hàng loạt sự kiện đã bị hoãn hoặc bị hủy trong bối cảnh Nam Phi đối mặt với làn sóng lây nhiễm “chưa từng có” do sự xuất hiện của biến chủng Omicron.
Nam Phi đang đối mặt với làn sóng Covid-19 mới do sự xuất hiện của Omicron (Ảnh: Reuters).
Rivers Church, một cộng đồng Cơ đốc giáo tại thành phố Johannesburg ở tâm dịch Gauteng, Nam Phi hiện nay, đã tạm hoãn các buổi lễ trực tiếp do làn sóng Covid-19 mới.
Trong khi đó ở Western Cape, một tỉnh tây nam Nam Phi, một sự kiện phổ biến với học sinh phổ thông mới tốt nghiệp cũng buộc phải hủy vào phút chót.
“Gần như tất cả các trường dự kiến tham dự sự kiện Plett Rage đều có ca dương tính. Chúng tôi rất lo ngại”, ban tổ chức sự kiện cho biết trên mạng xã hội khi thông báo quyết định hủy sự kiện.
Đây là hai trong số hàng loạt quyết định hủy, hoãn sự kiện ở Nam Phi khi nước này bước vào làn sóng Covid-19 thứ 4 do sự xuất hiện của biến chủng Omicron.
Hôm 3/12, số ca nhiễm Covid-19 ở Nam Phi đã vượt mốc 3 triệu ca trong bối cảnh số ca Covid-19 mới ở nước này tăng mạnh cùng với sự xuất hiện của biến chủng Omicron.
Tuy chỉ mới xuất hiện từ tháng 11, nhưng Omicron hiện đã chiếm phần lớn các ca nhiễm mới ở Nam Phi. Số ca nhiễm trong ngày ở Nam Phi đã tăng 5 lần chỉ trong một tuần lên hơn 16.000 ca Covid-19 mới trong một ngày. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa hôm 6/12 cho biết, gần 1/4 các xét nghiệm Covid-19 ở nước này cho kết quả dương tính. Tổng thống Ramaphosa cho biết các bệnh viện tại quốc gia này đã chuẩn bị sẵn sàng tiếp nhận nhiều bệnh nhân nhập viện hơn.
Nam Phi đang sẵn sàng cho điều mà họ lo sợ đó là một đợt phong tỏa “cứng” nữa. Nhiều doanh nghiệp lo ngại về những hệ quả kinh tế do các lệnh hạn chế mới gây ra.
Video đang HOT
“Cảm giác thật tù túng. Tôi quá mệt mỏi với các làn sóng Covid-19 và các đợt phong tỏa”, Mulusi Gumbo, 38 tuổi, ở ngoại ô Melville, chia sẻ.
Giới chức Nam Phi vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy họ đang cân nhắc một đợt phong tỏa khác nhưng nhiều người cho rằng, Tổng thống Ramaphosa có thể công bố lệnh phong tỏa mới trong bài phát biểu sắp tới.
Lo ngại hệ quả kinh tế, Hiệp hội các nhà hàng Nam Phi đã viết thư gửi Tổng thống Ramaphosa, kêu gọi chính phủ không tái áp đặt phong tỏa.
“Chúng tôi muốn chính phủ chịu trách nhiệm mạnh mẽ về việc họ chưa chuẩn bị thích hợp, hoặc nếu họ đã chuẩn bị thỏa đáng cho hệ thống y tế thì họ phải đưa ra bằng chứng rằng họ có thể kiểm soát được các làn sóng lây nhiễm khác nhau”, Hiệp hội các nhà hàng Nam Phi bình luận.
Trong khi chưa quyết định liệu có áp một đợt phong tỏa mới hay không, chính phủ Nam Phi đã hối thúc người dân nhanh chóng tiêm chủng để hạn chế đà lây lan của Omicron.
Tuy nhiên, Nam Phi đang vấp phải một trở ngại lớn đó là tâm lý chần chừ tiêm chủng của người dân. Tại tâm dịch Gauteng, bất chấp những cảnh báo về tốc độ lây lan chóng mặt của Omicron, tình trạng vô pháp vẫn xảy ra, các nhà hàng, hộp đêm không có hệ thống giám sát, phòng dịch Covid-19, nhiều người dân vẫn từ chối tiêm vaccine.
Trong lúc chính phủ của Tổng thống Ramaphosa vẫn đang cân nhắc quy định tiêm chủng bắt buộc toàn quốc, một số doanh nghiệp đã triển khai quy định này. Hôm 6/12, tập đoàn viễn thông MTN của Nam Phi thông báo sẽ yêu cầu toàn bộ nhân viên phải tiêm chủng đầy đủ trong tháng 1/2022, nếu không họ sẽ bị kỷ luật. Hai doanh nghiệp lớn khác của Nam Phi gồm ngân hàng Standard Bank và công ty bảo hiểm Old Mutual cũng có động thái tương tự.
Cuộc cạnh tranh Omicron - Delta có thể định hình tương lai đại dịch
Trong bối cảnh biến chủng Omicron bắt đầu lan rộng, giới khoa học toàn cầu đang cố gắng xác định liệu "cuộc cạnh tranh" giữa Omicron và Delta sẽ định hình tương lai đại dịch ra sao.
Omicron gây ra số ca bệnh tăng mạnh ở châu Phi trong thời gian qua (Ảnh: AP).
AP đưa tin, trong bối cảnh biến chủng Omicron đang lây lan khắp miền nam châu Phi và xuất hiện tại hàng chục khác quốc gia khác trên thế giới, các nhà khoa học đang theo dõi chặt chẽ "cuộc cạnh tranh" có thể định hình tương lai của đại dịch. Câu hỏi được đặt ra là liệu Omicron, biến chủng có nhiều đột biến chưa từng, có áp đảo của Delta trên toàn cầu hay không.
Một số chuyên gia viện dẫn dữ liệu ban đầu từ Nam Phi và Anh, cho rằng Omicron có thể sẽ trở thành biến chủng trội toàn cầu.
"Hiện vẫn còn quá sớm, nhưng ngày càng có nhiều dữ liệu cho thấy Omicron dường như có khả năng áp đảo Delta ở rất nhiều, nếu không nói là mọi nơi", tiến sĩ Jacob Lemieux, người hợp tác với đại học Y Harvard trong nghiên cứu theo dõi các biến chủng SARS-CoV-2, cho biết.
Tuy nhiên, một số người khác lại cho rằng, còn quá sớm để kết luận liệu Omicron có lây lan mạnh hơn Delta hay không và nếu có, liệu quá trình này diễn ra trong bao lâu.
Matthew Binnicker, giám đốc virus học lâm sàng tại tổ chức Mayo Clinic ở Rochester, Minnesota, cho biết: "Tại Mỹ, Delta hiện đang gây ra những đợt bùng dịch lớn. Để biết được liệu Omicron có thay thế nó hay không, tôi nghĩ chúng ta sẽ biết được điều đó trong 2 tuần tới".
Nhiều câu hỏi quan trọng về Omicron vẫn chưa có câu trả lời, bao gồm liệu nó có gây ra triệu chứng nhẹ hơn hay nặng hơn và mức độ nó có thể né tránh được miễn dịch có được nhờ tiêm chủng hay từng mắc Covid-19.
Về vấn đề lây lan, các nhà khoa học đã chỉ ra diễn biến ở Nam Phi, nơi Omicron lần đầu bị phát hiện. Tốc độ lây lan của Omicron và việc nó đang trở thành chủng vượt trội ở đây đã khiến các chuyên gia lo lắng rằng quốc gia này sắp phải đối mặt với một làn sóng lây nhiễm khác có thể làm bệnh viện quá tải.
Từ giữa tháng 11, Nam Phi ghi nhận ít hơn 200 ca mới mỗi ngày và đến cuối tuần qua, số ca bệnh mới ở Nam Phi là hơn 16.000 ca/ngày. Omicron chiếm hơn 90% ca mắc mới ở tỉnh Gauteng, tâm dịch bùng phát chủng mới, và tiếp tục áp đảo tại 8 tỉnh khác ở Nam Phi.
Willem Hanekom, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y tế Châu Phi cho biết, so với 3 làn sóng trước, Omicron đang tạo ra một làn sóng lây nhiễm với tốc độ rất nhanh và đây là bằng chứng cho thấy nó có thể là virus rất dễ lây lan.
Tuy nhiên, ông Hanekom nhấn mạnh, Omicron xuất hiện khi Nam Phi có số người mắc Delta không cao, vì vậy cách diễn đạt Omicron áp đảo Delta dường như chưa chính xác ở Nam Phi vào thời điểm hiện tại.
Dấu hiệu gia tăng áp đảo
Ngoài Nam Phi, tại một số quốc gia khác, chuyên gia Lemieux cho rằng đã có những dấu hiệu cho thấy đặc tính của Omicron. Ví dụ, tại Anh, quốc gia đi đầu trong nỗ lực giải trình tự gen của virus, "chúng ta đang chứng kiến những tín hiệu gia tăng theo cấp số nhân của Omicron so với Delta".
Tại Mỹ, và phần còn lại của thế giới, ông Lemieux cho rằng, chưa có gì chắc chắn, nhưng nếu tập hợp các dữ liệu ban đầu lại với nhau có thể thấy một bức tranh nhất quán rằng Omicron có thể trở thành chủng trội trong vài tuần và vài tháng tới và có khả năng khiến số ca nhiễm mới tăng vọt.
Tại Nam Phi, cũng có dấu hiệu cho thấy Omicron dường như tấn công vào nhóm trẻ tuổi, hầu hết chưa tiêm chủng và phần lớn các ca nhập viện đều chỉ có triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, chuyên gia Binnicker cho rằng, diễn biến của Omicron có thể khác đi ở những khu vực khác trên thế giới với những nhóm bệnh nhân khác nhau.
Trong khi thế giới vẫn chờ đợi câu trả lời cho Omicron, các nhà khoa học khuyên mọi người hãy làm mọi cách có thể để bảo vệ bản thân mình, như tiêm đủ mũi vaccine, tiêm mũi bổ sung, đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách xã hội để làm giảm khả năng lây lan của mầm bệnh.
Biến chủng Omicron lây lan nhanh, châu Âu vẫn chần chừ tái phong tỏa Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo, các nước châu Âu vẫn chưa làm đủ để chống lại biến chủng Delta. Tuần này, họ nhắc lại những cảnh báo đó và kêu gọi hành động khi Omicron đang trỗi dậy. Người dân mua sắm trên Phố Oxford ở London, Anh hôm 5/12 (Ảnh: Reuters). Hàng chục ca nhiễm Omicron đã được báo...