Nam Phi chạy đua với thời gian để đối phó với nguy cơ bùng phát làn sóng dịch mới
Nam Phi đang đứng trước nguy cơ đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 thứ 3, trong mùa Đông bắt đầu từ tháng 6 tới với số ca nhiễm và tử vong không kém làn sóng thứ hai diễn ra từ tháng 11/2020 đến 2/2021.
Nhân viên y tế Nam Phi kiểm tra thân nhiệt trước khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại bệnh viện ở Umlazi, phía Nam Durban ngày 18/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Pretoria dẫn những đánh giá của các chuyên gia cho biết mức độ gia tăng số ca nhiễm mới sẽ phụ thuộc vào tốc độ tiêm chủng vaccine, mức độ sẵn sàng của người dân trong tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, nhất là trong các sự kiện quan trọng, dịp lễ hội và các biện pháp y tế công cộng khác cũng như mức độ xuất hiện các biến thể mới.
Làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 tại Nam Phi được đánh giá là do sự xuất hiện của biến thể SARS-CoV-2 có tên gọi là 501Y.V2 (hoặc B.1.351), khiến Chính phủ Nam Phi phải tăng mức độ phong tỏa toàn quốc từ mức 1 lên mức 3 (trong thang đánh giá 5 mức độ).
Theo đánh giá của các nhà khoa học, biến thể 501Y.V2 có khả năng lây lan cao hơn khoảng 50% so với các biến thể trước đó và hiện đã ghi nhận ở ít nhất 48 quốc gia. Giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Cape Town (Nam Phi) Marc Mendelson cho rằng cách duy nhất để giảm khả năng xuất hiện một biến thể khác có liên quan đến Nam Phi là giảm sự lây nhiễm và tăng cường khả năng miễn dịch bằng cách nhanh chóng triển khai tiêm chủng.
Video đang HOT
Nam Phi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ giữa tháng 2 bằng vaccine Johnson & Johnson, với đối tượng hàng đầu là nhân viên y tế tuyến đầu. Đến nay, gần 183.000 trong tổng số khoảng 1,2 triệu nhân y tế đã được tiêm chủng, với dự kiến đến giữa tháng 4/2021 sẽ hoàn thành tiêm chủng cho toàn bộ số nhân viên y tế còn lại. Những đối tượng ưu tiên khác sẽ bắt đầu được tiêm chủng từ tháng 5 tới.
Hiện chưa rõ tỷ lệ tiêm chủng có thể đạt được trước mùa Đông đối với khoảng 16 triệu người thuộc các nhóm ưu tiên. Chính phủ Nam Phi đang nỗ lực thực hiện mục tiêu đề ra từ nay đến tháng 7/2021 với việc dự kiến tiếp nhận 2,8 triệu liều Johnson & Johnson, cũng như tiếp nhận đợt đầu tiên trong tổng số 20 triệu liều vaccine Pfizer/BioNTech. Cả 2 loại vaccine Johnson & Johnson và Pfizer/BioNTech đều có khả năng chống lại biến 501Y.V2.
Nam Phi đặt mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 40 triệu dân (khoảng 67% của tổng số dân ở mức gần 60 triệu người) để đạt mức miễn dịch cộng đồng. Biểu đồ theo dõi mức độ tiêm chủng Media Hack Collective cho thấy với tốc độ tiêm chủng hiện nay, Nam Phi sẽ mất hơn 17 năm để tiêm chủng cho 67% dân số.
Chủ tịch Ủy ban chỉ đạo Doanh nghiệp Nam Phi Martin Kingston cho rằng nước này cần tăng mức tiêm chủng lên 250.000 lượt/ngày trong thời gian từ 3 đến 4 tháng tới để đạt được mục tiêu chung – nhưng Nam Phi hiện chưa nhận được số lượng vaccine như cam kết trước đó.
Ông Ryan Noach, Giám đốc điều hành của Discovery Health cho biết thách thức lớn là tình trạng thiếu vaccine trên toàn cầu trong quý II/2021, nên hãng bảo hiểm này đang nỗ lực hết sức để hỗ trợ Chính phủ Nam Phi bằng cách hợp tác trực tiếp với các nhà sản xuất toàn cầu để giải phóng nguồn dự trữ.
Nam Phi đã ghi nhận hơn 1,5 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 52.000 ca tử vong, trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch COVID-19 trên lục địa, với số trường hợp mắc gấp 3 lần so với Maroc, quốc gia có tổng số ca bệnh cao thứ 2 ở châu Phi.
Vaccine có hiệu quả khác nhau đối với các biến thể chính của virus SARS-CoV-2
Theo kết quả một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oxford, các loại vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hiện hành có thể bảo vệ con người trước biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên ở Brazil.
Trong khi đó, biến thể virus phát hiện tại Nam Phi mới là bài toán hóc búa nhất đối với giới khoa học.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu mẫu máu của những người có kháng thể, được tạo ra bằng cả hai hình thức: do đã mắc COVID-19 hoặc đã được tiêm 1 trong 2 loại vaccine do Oxford/AstraZeneca và Pfizer/BioNTech bào chế, hiện đang được triển khai tiêm phòng ở Anh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Sao Paulo, Brazil, ngày 5/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Kết quả cho thấy đối với biến thể được phát hiện đầu tiên tại Brazil, mức độ trung hòa virus (có thể liên kết với virus và ngăn chúng xâm nhập vào tế bào) của kháng thể do vaccine tạo ra thấp hơn gần 3 lần so với kháng thể tự sản sinh.
Đối với biến thể được phát hiện đầu tiên ở hạt Kent (Đông Nam xứ England, Vương quốc Anh), các nhà khoa học cũng thu được kết quả tương tự. Báo cáo của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oxford khẳng định: "Những dữ liệu này cho thấy kháng thể vẫn có thể vô hiệu hóa các biến thể virus này, dù ở mức thấp hơn".
Trong khi đó, đối với biến thể được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi, mức độ trung hòa virus của các vaccine thấp hơn nhiều, cụ thể là giảm 9 lần đối với vaccine của Oxford/AstraZeneca, và giảm 7,6 lần đối với vaccine của Pfizer/BioNTech.
Hồi tháng trước, Chính phủ Nam Phi đã tạm ngừng tiêm vaccine của AstraZeneca, sau khi các số liệu cho thấy loại vaccine này chỉ có hiệu quả bảo vệ tối thiểu đối với những bệnh nhân COVID-19 ở thể nhẹ và trung bình khi họ nhiễm các biến thể mới phát hiện tại nước này.
Do đó, theo các tác giả của nghiên cứu trên, việc phát triển vaccine chống lại biến thể tại Nam Phi nên là "ưu tiên lớn nhất của các nhà phát triển vaccine trên toàn cầu".
Thầy hiệu trưởng bị đình chỉ vì bắt học sinh chui xuống hố xí nhặt điện thoại Một thầy hiệu trưởng ở Nam Phi đã bị buộc tội lạm dụng trẻ em và đình chỉ công tác sau khi bắt một học sinh 11 tuổi chui xuống hố xí của nhà vệ sinh để tìm hộ ông ta chiếc điện thoại di động. Một nhà vệ sinh kiểu cũ tại một trường học ở Nam Phi. Ảnh: AP Hãng AP...