Nam Phi bất ngờ ra thông báo mới về đồng tiền BRICS tại hội nghị thượng đỉnh
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga do cuộc xung đột ở Ukraine đã thúc đẩy những quốc gia thành viên BRICS thảo luận nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ trong thương mại, nhưng không chắc khối các thị trường mới nổi này sẽ phát triển một đồng tiền chung.
Hội nghị thượng đỉnh thường niên của BRICS sẽ không thảo luận về việc phát triển đồng tiền chung mới để thách thức sự thống trị của đồng đô la Mỹ. Ảnh: news.bitcoin.com
Loại tiền tệ mới của BRICS sẽ không nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh của khối tại Nam Phi vào tháng 8 tới, trong khi các nước thành viên sẽ tiếp tục sử dụng đồng đô la Mỹ ( USD) liên quan đến giao dịch thương mại, hãng tin Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao cấp cao của Nam Phi mới đây cho biết.
Anil Sooklal, Đại sứ lưu động của Nam Phi về châu Á và BRICS, nói trong một cuộc họp báo: “Chưa có cuộc thảo luận nào về một loại tiền tệ chung mới của BRICS, nó không có trong chương trình nghị sự. Những gì chúng tôi đã nói và chúng tôi tiếp tục trao đổi là giao dịch bằng đồng nội tệ và thanh toán bằng đồng nội tệ”.
Tuy nhiên, Đại sứ Sooklal thừa nhận: “BRICS đã trải qua một quá trình được thúc đẩy do xung đột, các biện pháp trừng phạt đơn phương. Thời của một thế giới lấy đồng đô la Mỹ làm trung tâm đã qua, đó là một thực tế. Ngày nay chúng ta có một hệ thống thương mại toàn cầu đa cực”.
Video đang HOT
Theo ông Sooklal, quá trình giới thiệu một loại tiền tệ chung sẽ đòi hỏi sự đầu tư và thương mại lẫn nhau mạnh mẽ hơn trong BRICS. Do đó, Đại sứ Sooklal nêu rõ các cuộc thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) vào tháng 8 tới sẽ thảo luận về việc tăng cường tương tác trong giao dịch bằng đồng nội tệ vì “các quốc gia muốn có sự linh hoạt cao hơn và ít phụ thuộc hơn vào đồng USD”.
Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nằm trong số các nhà lãnh đạo BRICS đã đưa ra ý tưởng về một đồng tiền chung khi khối này nhằm thách thức sự thống trị của phương Tây đối với tài chính toàn cầu trong bối cảnh Moskva bị áp đặt lệnh trừng phạt liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine vào năm ngoái.
Cuộc xung đột Nga – Ukraine cũng đã thúc đẩy các quốc gia tìm giải pháp thay thế cho đồng USD, đặc biệt là giữa các nước không phải là đồng minh của Mỹ.
Mặc dù Brazil, Nga, Trung Quốc ủng hộ việc cho ra đời một loại tiền tệ chung của BRICS, nhưng Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ hồi đầu tháng này cho biết lĩnh vực tiền tệ sẽ vẫn là “vấn đề quốc gia trong một thời gian dài sắp tới”, trong khi Thống đốc ngân hàng Trung ương Nam Phi chỉ ra rằng một đồng tiền chung của BRICS cần có liên minh ngân hàng, liên minh tài chính và hội tụ kinh tế vĩ mô.
Hội nghị thượng đỉnh BRICS sẽ diễn ra tại thành phố Johannesburg của Nam Phi từ ngày 22 đến ngày 24/8 tới. Nga sẽ đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của BRICS vào năm 2024.
Nga nói Tổng thống Pháp tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS là 'không phù hợp'
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tham dự Hội nghị Thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) là "không phù hợp".
Cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Cape Town, Nam Phi. Ảnh: Sputnik/Bộ Ngoại giao Nga
Theo đài RT (Nga), tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Nga được đưa ra sau khi Paris xác nhận rằng Tổng thống Macron bày tỏ mong muốn nhận lời mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi vào tháng 8 tới.
Ông Ryabkov giải thích rằng rằng lý do khiến Nga phản đối khả năng ông Macron xuất hiện tại hội nghị BRICS là do lập trường của Paris với Moskva. Theo nhà ngoại giao này, Pháp đang nỗ lực cô lập Nga và ủng hộ mục tiêu của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong việc gây "thất bại chiến lược" cho Moskva trong cuộc xung đột ở Ukraine.
"Chúng tôi không che giấu quan điểm này và đã thông báo cho các đối tác Nam Phi về điều đó. Chúng tôi hy vọng quan điểm của chúng tôi sẽ được xem xét một cách toàn diện", hãng Interfax dẫn lời ông Ryabkov cho biết.
Với tư cách là chủ nhà của hội nghị thượng đỉnh BRICS sắp tới, Nam Phi có quyền mời Tổng thống Pháp đến dự sự kiện, song ông Ryabkov cho rằng Pretoria trước hết phải tham khảo ý kiến các thành viên khác trong nhóm.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga cũng lưu ý rằng BRICS đang thảo luận về những tiêu chí cho các thành viên trong tương lai. Ông lập luận từ chối các biện pháp trừng phạt kinh tế đơn phương như một công cụ địa chính trị có khả năng sẽ là một trong những tiêu chí cho các ứng viên BRICS. Ông Ryabkov cho hay Pháp chắc chắn sẽ không đủ điều kiện dựa trên tiêu chí đó.
Hồi tháng 1, Nam Phi đã gửi lời mời Tổng thống Putin đến dự hội nghị thượng đỉnh BRICS diễn ra vào ngày 22 - 24/8 với tư cách là nguyên thủ quốc gia thành viên trong khối. Khi được hỏi liệu Tổng thống Putin có dự thượng đỉnh BRICS hay không, Điện Kremlin nói Nga sẽ tham gia ở "cấp độ phù hợp".
BRICS là khối các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Khoảng 20 quốc gia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS hoặc đang cân nhắc động thái này. Pháp không nằm trong danh sách đó.
BRICS chiếm 18% thương mại hàng hóa toàn cầu, 25% đầu tư nước ngoài và nắm giữ 23% nền kinh tế toàn cầu. Vì vậy, 5 quốc gia thành viên của nhóm đã hình thành nên một lực lượng quan trọng của nền kinh tế thế giới.
Một trật tự thế giới mới: BRICS đưa ra mô hình thay thế cho phương Tây? Các quốc gia thuộc nhóm BRICS (Brazil , Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) đang tự đặt mình như một giải pháp thay thế cho các diễn đàn chính trị và tài chính quốc tế hiện có. Trung Quốc có sự phát triển vượt trội về kinh tế trong nhóm BRICS. Ảnh: AFP Theo báo Deutsche Welle (Đức), cho đến nay những...