Năm nước EU nhất trí về hệ thống phân bổ người di cư mới
Ngày 23/9, Malta thông báo 5 nước trong Liên minh châu Âu (EU) 5 gồm Đức, Pháp, Italy, Phần Lan và Malta đã nhất trí về một thỏa thuận tiếp nhận người di cư tạm thời.
Người di cư được cứu sau khi tàu của họ bị chìm trên biển Địa Trung Hải. Ảnh: AFP/TTXVN
Cơ chế mới này sẽ cho phép việc tự động phân bổ người di cư trái phép được giải cứu tại Địa Trung Hải giữa các nước.
Video đang HOT
Phát biểu với báo giới sau cuộc thảo luận với những người đồng cấp Đức, Pháp, Italy, Phần Lan, Bộ trưởng Nội vụ Malta Michael Farrugia nêu rõ văn kiện thỏa thuận sẽ được trình lên Hội đồng các bộ trưởng nội vụ EU vào ngày 8/10 tới. Từ đây cho đến thời điểm đó, thỏa thuận sẽ kiểm soát việc cập cảng của người di cư và phân bổ lượng người giữa 5 nước trên. Trong khi Bộ trưởng Nội vụ Italy Luciana Lamorgese đánh giá sự hợp tác này là một khởi đầu tốt đẹp.
Italy và Malta thường xuyên phàn nàn về tình trạng chia sẻ trách nhiệm không công bằng trong việc tiếp nhận người di cư từ Bắc Phi, do đây là hai quốc gia đầu tiên người di cư sẽ tiếp cận. Trước đó, cả hai nước đều chủ trương cứng rắn với các tàu cứu hộ phi chính phủ giải cứu người di cư, chủ yếu là tới từ Libya.
Theo số liệu được Cơ quan Kiểm soát biên giới châu Âu (Frontex) công bố hồi tháng 2 vừa qua, số người di cư bất hợp pháp vào EU đã giảm mạnh trong năm 2018. Tuy nhiên, hàng nghìn người muốn thoát khỏi cảnh nghèo đói và xung đột từ Trung Đông và châu Phi vẫn bất chấp nguy hiểm để vượt biển. Làn sóng nhập cư đã làm gia tăng căng thẳng chính trị và thúc đẩy tư tưởng của các đảng phái cực hữu phản đối nhập cư tại châu Âu.
Theo Đặng Ánh (TTXVN)
Vấn đề người di cư: Mỹ và El Salvador ký thỏa thuận về tiếp nhận người nhập cư
Ngày 20/9, Mỹ và El Salvador đã đạt được một thỏa thuận nhằm kiềm chế làn sóng người di cư Trung Mỹ.
Đó là thông tin được đưa ra trong một cuộc họp báo chung giữa quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Mỹ Kevin McAleenan và Ngoại trưởng El Salvador Alexandra Hill.
Người di cư Trung Mỹ di chuyển qua Huehuetan, bang Chiapas (Mexico) trong hành trình tới Mỹ ngày 15/4/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Thỏa thuận trên sẽ chỉ có hiệu lực sau khi cả hai nước thực hiện các quy trình xem xét đơn xin tị nạn và an ninh biên giới mới. Đây được xem là bước đi mới nhất của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm hạn chế dòng người nhập cư vào Mỹ, bằng cách dựa vào các nước láng giềng tiếp nhận người di cư, hay còn gọi là chính sách "nước thứ 3 an toàn".
"Nước thứ 3 an toàn" là khái niệm chỉ một quốc gia trên đường trung chuyển của những dòng người di cư tới Mỹ, cấp quy chế tị nạn cho họ trong thời gian làm thủ tục nhập cảnh vào Mỹ một cách hợp pháp. Biện pháp mới này chủ yếu nhằm vào người dân từ các nước Trung Mỹ như Honduras, Guatemala và El Salvador, đang tìm cách xin tị nạn tại Mỹ.
Người tị nạn và những người ủng hộ di cư đã lên án thỏa thuận này. Theo chuyên gia Cesar Ríos thuộc Học viện Salvadoreno del Migrante (Insami), thỏa thuận giữa El Salvador và Mỹ đồng nghĩa với việc El Salvador ủng hộ các chính sách nhập cư gây tranh cãi của Mỹ và tự biến mình trở thành một phần trong "chiến lược ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp" của Mỹ.
Tuy nhiên, quyền Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ McAleenan nhấn mạnh tiềm năng của thỏa thuận nói trên đó là những người di cư qua El Salvador có thể tìm kiếm một sự bảo vệ và "cốt lõi của thỏa thuận này là việc công nhận sự phát triển hệ thống tị nạn ở El Salvador", đồng thời giúp nước này phát triển khả năng tiếp nhận người tị nạn.
Ông McAleenan đồng thời cho rằng thỏa thuận giữa Mỹ và El Salvador này đã củng cố "công việc tốt" mà Washington đã làm với Guatemala - quốc gia cùng với El Salvador và Honduras tạo nên Tam giác Bắc Trung Mỹ, nơi vốn đã chứng kiến làn sóng người di cư ồ ạt tìm đường đến Mỹ để chạy trốn nghèo đói và bạo lực.
Hồi năm ngoái, Tổng thống Trump đã tuyên bố chính sách "không khoan nhượng" đối với người di cư ở khu vực biên giới với Mexico trước sự xuất hiện ngày càng tăng của những người nhập cư không có giấy tờ, chủ yếu đến từ khu vực Trung Mỹ.
Theo Thanh Phương (TTXVN)
Hy Lạp mạnh tay giải quyết vấn đề người di cư tại thủ đô Athens Đài phát thanh Athens đưa tin khoảng 230 người, trong đó có 70 trẻ em, đã được đưa đến trụ sở cảnh sát để nhận dạng nhưng cảnh sát từ chối cung cấp thông tin chi tiết về hoạt động này. Người di cư tại trại di trú Moria trên đảo Lesbos, Hy Lạp. (Ảnh: AFP/TTXVN) Ngày 19/9, cảnh sát tại thủ đô...