Nam nhi phát triển thế nào?
Trẻ em trai ngay từ khi mới sinh đã được phân biệt giới tính với các em gái qua bộ phận sinh dục.
Tuy sự phân biệt đó đôi khi có thể nhầm lẫn vì những dị tật bẩm sinh nhưng thường thì không nhiều. Ngoài hình thể bên ngoài và tư thế đi tiểu của trẻ nam có sự khác biệt hẳn với các trẻ nữ, về mặt tính dục, lứa tuổi này chưa có biểu hiện rõ ràng.
Từ tuổi vị thành niên trở đi, tính dục mới bắt đầu phát triển. Biểu hiện chắc chắn của hiện tượng dậy thì ở nam là hiện tượng phóng tinh (mộng tinh hay “giấc mơ ướt”).
Sự phát triển về tính dục ở nam giới có một số điểm chính như sau:
- Đầu tiên là sự phát triển của tinh hoàn: Bắt đầu có thể từ 10 – 15 tuổi và hoàn thiện vào tuổi từ 15 – 18. Trong thời kỳ này, tinh hoàn của các em to dần lên, các ống sinh tinh trong tinh hoàn tăng kích thước và có sự biến đổi ở các tế bào trong ống sinh tinh để bắt đầu sản xuất tinh trùng. Các tế bào kẽ giữa, các ống sinh tinh cũng phát triển dần lên chế tiết ra testosteron (chất nội tiết nam).
- Xuất hiện các đặc điểm sinh dục phụ từ 10-15 tuổi, biểu hiện là mọc lông ở bộ phận sinh dục. Cùng với lông mu còn xuất hiện lông nách nhưng chậm hơn. Râu, ria mép cũng bắt đầu lún phún mọc ở hai khóe môi trên sau lan rộng dần xuống cả môi dưới và cằm (gọi là râu); ở một số người còn lan ra má (râu quai nón).
- Thay đổi về giọng nói: Nam giới từ tuổi dậy thì trở đi thanh quản phát triển nhanh, to ra và phần trước thanh quản nằm dưới da cổ lồi lên thành “lộ hầu”. Do thay đổi ở thanh quản nên tiếng nói của các em trai lúc này trở nên khàn đục, dân gian gọi là “vỡ tiếng”.
Hiện tượng này thường xuất hiện trước khi có sự xuất tinh lần đầu và giọng trầm ổn định sau khi lông mu, lông nách và chiều cao phát triển đầy đủ.
- Hoạt động của hệ thống tuyến bã trong cơ thể: Do ảnh hưởng của testosteron từ tinh hoàn tiết ra, da phủ ngoài cơ thể dầy lên và hệ thống tuyến bã dưới da được kích thích phát triển, chế tiết mạnh. Các lỗ tuyến trở nên bé nhỏ làm chất tiết bị ứ đọng, có khi bịt kín lỗ tuyến làm nang tuyến phồng lên tạo thành mụn trứng cá.
Các mụn trứng cá có thể bị nhiễm khuẩn hóa mủ và khi vỡ ra có thể gây sẹo vĩnh viễn trên mặt, vì vậy không bao giờ nên nặn trứng cá vì càng nặn càng dễ nhiễm khuẩn.
Cần giữ da luôn sạch sẽ, trường hợp muốn giảm trứng cá nên đến khám các thầy thuốc chuyên khoa da liễu. Chất tiết của tuyến bã cùng với các chất tiết trong mồ hôi của các em từ giai đoạn này tạo nên một mùi đặc trưng của cơ thể mỗi em.
- Tuổi trưởng thành hoàn chỉnh ở nam giới là 20 – 25 tuổi, là tuổi từ đó cơ thể không lớn thêm lên nữa. ở tuổi này, đặc điểm tính dục của nam giới mạnh mẽ nhất; nồng độ testosteron trong máu ở mức cao nhất (trung bình từ 10 – 35 nanomol/lít) và sinh hoạt tình dục cũng mạnh mẽ nhất.
Từ tuổi 30 trở đi, lượng bài tiết testosteron bắt đầu giảm sút nhưng hoạt động tính dục chưa suy giảm mà phải từ 40 tuổi trở đi mới có sự giảm sút rõ rệt.
Video đang HOT
Việc chế tiết của tuyến tiền liệt và các bộ phận phụ khác ít hơn nên lượng tinh dịch giảm và sinh sản tinh trùng của tinh hoàn cũng giảm, số lượng và chất lượng tinh trùng không còn được như những năm còn trẻ.
Khác với phụ nữ, tinh hoàn của đàn ông sản sinh tinh trùng liên tục, và chỉ ngừng lại khi người đó chết, không như hoạt động phóng noãn và nội tiết của phụ nữ (buồng trứng cạn kiệt nang noãn và người phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh từ tuổi trên dưới 50).
Tuy vậy ở đàn ông lớn tuổi vẫn có tình trạng “mãn dục nam giới” mà biểu hiện chủ yếu về mặt tính dục là ba dấu hiệu: giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương (khiến khó giao hợp được như khi còn trẻ) và tinh trùng yếu, ít. Tuổi xuất hiện mãn dục nam không giống nhau mà tùy từng cá thể.
Có người đến 60 tuổi đã có hiện tượng mãn dục nhưng cũng có nhiều người ngoài 70 tuổi vẫn còn ham muốn và vẫn sinh hoạt tình dục bình thường. Tiêu chuẩn để đánh giá mãn dục nam là xét nghiệm testosteron thấp dưới mức bình thường.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Tục lệ xua đuổi phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt ở Nepal
Vào kỳ kinh nguyệt, những phụ nữ này phải chịu cảnh sống trong khu nhà kho tạm bợ hay ngủ chung với gia súc...
Jaukala (14 tuổi) phải chịu cảnh sống trong nhà kho tạm bợ bởi cô đang đến ngày đèn đỏ.
Nền văn hóa tâm linh của người theo đạo Hindu vô cùng phong phú. Nhưng ít ai biết rằng, cho tới ngày nay, người Hindu còn áp dụng nhiều hủ tục "đặc biệt" đối với phụ nữ và một trong số đó là tục Chaupadi - xua đuổi phụ nữ khi họ tới kỳ kinh nguyệt tại Nepal.
Chaupadi là một hoạt động truyền thống của người Hindu trong suốt nhiều thế kỷ. Theo đó, người phụ nữ sẽ bị tất cả mọi người xua đuổi, xa lánh mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt bởi họ cho rằng nó là một sự ô uế.
Đôi khi, những người phụ nữ này phải sống chung với đàn dê của nhà.
Trong suốt thời gian này, những người phụ nữ (kể cả trẻ em đến tuổi dậy thì) không được phép chạm vào đồ dùng trong bếp, không được dùng chung một nguồn nước với các thành viên còn lại trong gia đình. Ngoài ra, họ cũng không được đi học, thậm chí bị đuổi ra khỏi nhà, phải ở trong các túp lều, lán trại thô sơ hay chuồng bò.
Hình ảnh những người đang bị sống cách ly tại vỉa đá ở làng Kalekanda, Nepal.
Kinh khủng hơn, họ không được tắm hay chải tóc. Bị đuổi ra ngoài lán, lều ở tách biệt nhưng những vật dụng thiết yếu để đuổi thú dữ, côn trùng, rắn độc cắn thì hoàn toàn không có.
Không chỉ vậy, nguy cơ những người phụ nữ này bị hãm hiếp vô cùng cao bởi họ phải sống ở nơi toàn hoàn tách biệt. Môi trường không vệ sinh khiến họ có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhiễm trùng, hô hấp.
Không dừng lại ở đó, phụ nữ sau khi sinh con cũng bị cho là ô uế và phải sống cách ly với những điều kiện tương tự. Quá yếu và mất sức sau cơn "vượt cạn", cộng thêm đó là không có sự chăm sóc của gia đình đã gây ra nhiều cái chết thương tâm của 2 mẹ con.
Một nhóm phụ nữ trẻ đang trò truyện trước khi ngủ dưới một vỉa đá.
Quãng thời gian sau khi sinh là một cực hình với những người phụ nữ Nepal. Bị mất máu quá nhiều, lại bị nhiễm trùng nặng do điều kiện y tế không đảm bảo, nhưng họ phải cố gắng gượng, chăm sóc đứa con nhỏ mà không nhận được bất cứ sự giúp đỡ nào của người thân. Chính bởi vậy mà có rất nhiều trường hợp 2 mẹ con sau khi sinh vài ngày đã mất sớm.
Với người Hindu, tục lệ Chaupadi này là một truyền thống tôn giáo gắn liền với tâm linh. Theo truyền thuyết, những vị thần sẽ trút giận lên gia đình có phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt. Vì thế, để tránh cho gia đình gặp phải tai ương mà họ đã buộc phải rời khỏi nhà, chịu sự vất vả tột cùng trong những ngày này.
Nabina (17 tuổi) cùng Khadi (14 tuồi) đang co ro sưởi ấm bên ngọn lửa bên trong căn hầm của gia đình.
Mặc dù là truyền thống nhưng hệ lụy của nó gây ra đã vượt ra khỏi những gì truyền thống hay tôn giáo có thể chấp nhận. Những bé gái đến tuổi dậy thì sẽ phải chịu nhiều cú sốc tâm lý, sống trong sợ hãi, lo lắng khi sắp phải trải qua những ngày tháng cực nhọc.
Sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, những người phụ nữ phải tắm bằng nước tiểu bò. Những người dân Nepal tin rằng, chỉ có nước tiểu bò mới đủ sự tinh khiết, sạch sẽ để gột bỏ sự ô uế này mà thôi.
Những chiếc lán tạm bợ được dựng lên - nơi trú ngụ của phụ nữ Nepal vào kỳ kinh nguyệt.
Điều này cho thấy có sự phân biệt đối xử với những người phụ nữ Nepal. Ngoài việc phải tiếp xúc với nhiều nguy hiểm, họ phải chống đối lại nguy cơ bị hãm hiếp bởi người đàn ông trong làng. Điều này càng thể hiện sự miệt thị của họ với phụ nữ.
Bị đè nén và gây áp lực bởi cha mẹ, phụ nữ Nepal ngày càng tuột dốc vì ít được giáo dục và sống khuất phục dưới những người lớn hơn trong làng.
Những phụ nữ dám phá bỏ truyền thống sẽ phải đối mặt với sự phản ứng, tẩy chay vô cùng dữ dội của cả làng. Những điều này đã đẩy phụ nữ vào thế cô lập, không có tiếng nói. Nhưng việc thay đổi không phải là dễ. Giống như rễ cây đã ăn sâu qua nhiều thế hệ, mọi sự thay đổi sẽ bị cho là quá cấp tiến và phi hiện thực.
Do không được sử dụng chung nguồn nước với dân làng nên người phụ nữ này buộc phải đi rất xa để tìm nguồn nước.
Phụ nữ không được trang bị những kiến thức cần thiết, thậm chí không biết dùng băng sạch nên phải để máu dây ra quần áo. Những chủ đề như "tuổi dậy thì" hay những gì tương tự như vậy trong gia đình luôn là cấm kỵ, đặc biệt là với phụ nữ vì họ cho rằng, điều đó thể hiện sự thiếu tôn trọng với người lớn và đem lại sự ô nhục đến cho gia đình.
Shobha - một người phụ nữ trẻ Nepal may mắn tiếp xúc với thế giới hiện đại khi quen với một cô gái đến từ CARE (Cooperative for American Remittances to Europe - một tổ chức nhân đạo hỗ trợ phát triển quốc tế). Cô đã được ở trong một cơ sở y tế thay vì phải sống trong các lán trại nhằm đảm bảo an toàn và điều kiện vệ sinh.
Cô bé này đã trải qua "một đêm ngon giấc" với đàn gia súc.
Qua đó, Shobha học được cách sử dụng khăn sạch khi đến ngày và nay đã không còn phải chịu cảnh đi lại trong làng với bộ quần áo dính máu. Điều này cho thấy, việc giáo dục cộng đồng là rất cần thiết và đem đến hiệu quả nhưng nó cần được thực hiện nhẹ nhàng, không áp đặt.
Maisara (15 tuổi) chuẩn bị ngủ trong một vỉa đá lộ thiên khi đang chấp hành tục lệ Chaupadi.
Phụ nữ Nepal cũng cần được biết họ có quyền lựa chọn thực hiện truyền thống - hay hủ tục - này hay không. Tổ chức CARE tại Nepal và một số quốc gia khác đang cố gắng nâng tầm ảnh hưởng của luật pháp và giáo dục đến hành vi của cộng đồng người Hindu trên thế giới đề phần nào cải cách những hủ tục đáng sợ này.
Theo xahoi
Điểm danh Sao Việt dốc 'cạn túi' vì ...'con tinh thần' Để thực hiện album theo đúng ý mình mong muốn, không ít Sao Việt chấp nhận vay mượn hay bán những hiện vật có giá trị để đầu tư cho những sản phẩm âm nhạc tâm huyết của mình. Phan Đinh Tùng: Cầu viện ngân hàng để làm CD Từng là giọng ca chính của nhóm MTV, sau đó Phan Đinh Tùng quyết...