Năm ngoái trồng chanh lãi đậm, giờ bán 1kg không mua nổi ly trà đá
Ngược với vụ chanh trái vụ vừa được giá, vừa bán chạy của năm ngoái, năm nay chanh chính vụ ở Nam Đàn ( Nghệ An) đang ế ẩm, giá chỉ còn 1.500 đồng/kg – không mua nổi 1 ly trà đá.
Bà Tống Thị Hạnh (50 tuổi) ở xóm 10, xã Nam Lộc cho biết, gia đình bà trồng trên 300 gốc chanh, hàng năm chanh chính vụ cho thu hoạch khoảng 4 – 5 tấn quả. Năm nay, giá chanh bán sỉ đầu mùa từ 8 – 10 nghìn đồng/kg, nhưng chỉ được mấy hôm, sau đó, giá chanh rớt thảm.
Hiện nay giá chanh đẹp bán sỉ tại vườn chỉ 3.000 đồng/kg, còn chanh xấu hơn thì tùy loại, đại trà bán với giá 1.500 đồng/kg nhưng cũng rất khó bán.
Xã Nam Lộc có 10/10 xóm trồng chanh với hơn 120ha, trong đó xóm 10 trồng nhiều nhất với khoảng 50ha, nhiều hộ dân có 3 – 4ha đã cho thu hoạch.
Theo ông Bùi Xuân Sỹ xóm trưởng xóm 10, việc chanh rớt giá trầm trọng đang gây thiệt hại nặng cho bà con.
Giá rẻ, ế ẩm là khó khăn chung của người trồng chanh ở vùng hữu ngạn sông Lam. Bà Phạm Thị Tâm ở xóm 4 – Khánh Sơn 1, xã Khánh Sơn cho biết, nhà bà có 300 gốc chanh, bán sỉ cho lái buôn từ đầu mùa đến nay vẫn chưa hết. Giá chanh rẻ lại bị thương lái ép đủ đường, chở ra chợ bán thì không đủ tiền xăng xe. Nhìn chung thu hoạch vụ chanh này không đủ bù chi phí bỏ ra”.
Những đồi chanh chính vụ ở Nam Đàn được mùa quả nhưng hiện không có người đến thu mua. Ảnh: Huy Thư
Xã Khánh Sơn có 22/29 xóm trồng chanh, trong đó xóm 3 có số hộ trồng chanh nhiều nhất, với hơn 100 h; mỗi hộ có từ vài sào đến vài ha chanh. Gia đình anh Nguyễn Văn Thắng trồng chanh từ 15 năm nay, hiện trong vườn có 1.000 gốc chanh đã cho thu hoạch, mỗi vụ chanh chính, thu hái khoảng 15 tấn quả. Thời gian qua, do việc bán sỉ chậm, nên vợ chồng anh phải hái chanh đem đi các chợ để tiêu thụ, tuy nhiên mỗi buổi chợ cũng chỉ bán được 5 – 7 yến. Đến nay trên vườn nhà anh vẫn còn khoảng 5 tấn chanh quả.
Theo anh Thắng, dù giá rẻ thì dân trồng chanh cũng phải hái bán để gỡ gạc chút ít, còn thấy rẻ mà cầm cự để chanh trên cây thì quả sẽ vàng và rụng hết. Hơn nữa cũng phải thu hái để cứu cây chanh, giữ sức cho chanh cho mùa tới.
Video đang HOT
Chanh chính vụ ở Nam Đàn đang bán với giá từ 1.500 – 3.000 đồng/kg. Ảnh: Huy Thư
Với diện tích hàng trăm ha, mỗi vụ cung cấp cho thị trường hàng nghìn tấn quả, chanh đang là cây chủ lực của một số xã như Nam Lộc, Nam Kim, Khánh Sơn…của huyện Nam Đàn.
Chuyện được mùa mất giá đối với chanh Nam Đàn đã diễn ra từ nhiều năm nay, tuy nhiên chưa năm nào giá chanh xuống đến mức 1.500 đồng/kg như bây giờ. Chanh chính vụ tuy sản lượng lớn nhưng đem lại thu nhập không cao cho người trồng chanh và đang dần trở thành “vụ lép”. Những năm gần đây, do chanh chính vụ quá rẻ, nên một số hộ trồng chanh ở các xã không tha thiết đầu tư.
Chanh rụng đầy gốc tại vườn nhà chị Nguyễn Thị Thiện ở xóm 10 xã Nam Lộc. Ảnh: Huy Thư
Bài toán đầu ra cho cây chanh, nhằm khắc phục tình trạng được mùa mất giá mấy lâu nay vẫn chưa thấy có cơ quan, ban, ngành nào hỗ trợ nông dân.
Ông Nguyễn Khắc Hương – Chủ tịch Hội Nông dân xã Nam Lộc băn khoăn: “Việc tiêu thụ chanh của địa phương phụ thuộc vào thị trường, xã chưa có mối liên kết nào, hay biện pháp hữu hiệu nào để hỗ trợ đầu ra cho nông dân”.
Theo Huy Thư (Báo Nghệ An)
Sắp thu chục tỷ từ hoa thiên lý, dân xứ Nghệ bị ông trời cướp trắng
Nhiều hộ dân ở xã Nam Xuân, Nam Anh, Khánh Sơn, Nam Kim... Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) đã khởi sắc nhờ trồng hoa thiên lý. Nhưng đợt mưa lũ vừa qua, hàng chục ha hoa thiên lý bị ngâm trong nước lâu ngày dẫn tới chết héo, gây thiệt hại nặng nề.
Thời điểm tháng 6 - 7, người dân các xã Nam Anh, Khánh Sơn, Nam Xuân... Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) tất bật vào mùa thu hoạch hoa thiên lý. Trên những cánh đồng rộng mênh mông, cây thiên lý vươn lên xanh tốt, nở hoa thơm ngào ngạt.
Người dân nơi đây ước tính mỗi vụ hoa thu về hàng tỷ đồng, tuy nhiên chỉ sau đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, những cánh đồng hoa thiên lý bỗng trở nên xơ xác, chết dần. Người dân buộc phải nhổ đi để trồng cây khác.
Hoa lý "bén duyên" với đất Nam Đàn từ hơn 5 năm trở lại đây và trở thành cây trồng chủ lực của nhiều xã. Ảnh: LT
Thiên lý là loại cây dây leo dể trồng, cây chứa nhiều dinh dưỡng, thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Cây thiên lý ít sâu bệnh nên bà con cũng không phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật. Thông thường thiên lý cho nhiều hoa nhất từ tháng 1- 6, mỗi năm mùa thu hoạch hoa kéo dài tới 6 tháng. Giá bán hoa thiên lý bình quân từ 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Theo một số tài liệu, hoa thiên lý có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là giúp nam giới tăng cường sinh lực và dẻo dai. Ảnh: LT
Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị Hương (xã Nam Anh) xót xa nói: "Gia đình tôi trồng 3 - 4 sào hoa thiên lý, vào mùa nở hoa, mỗi ngày hái được 1,5 - 2 tạ nên thu nhập cũng khá. Nhưng sau đợt mưa lũ vừa qua, nước ngập trắng khắp nơi, nước rút cũng là lúc cây héo rũ, rễ thối. Đang vào lúc mùa vụ, hoa thiên lý nở rất nhiều, bán lại được giá nhưng ông trời không cho ăn cũng đành chịu".
Nhìn cánh đồng hoa thiên lý chết rũ, lá úa vàng mà người dân xót xa ứa cả nước mắt. Cánh đồng "hái ra tiền tỷ" sau vài ngày bỗng trở nên xơ xác, héo úa. Người nông dân chỉ còn cách phá giàn hoa thiên lý, làm lại đất để trồng lại cây khác.
Mưa lũ đã "cướp" đi cánh đồng hoa thiên lý của người dân huyện Nam Đàn. Ảnh: VD
Bà Nguyễn Thị Ba (xóm 3, Nam Anh) cho biết: "Gia đình tôi trồng hơn 700 m2 hoa thiên lý, mới thu hoạch được vài đợt hoa thì gặp mưa lũ. Coi như năm nay thất thu, nhiều hộ gia đình đã phải dỡ hết giàn, làm lại đất để trồng rau, khoai, ngô... Còn gia đình tôi để nguyên giàn hoa để chuyển sang trồng mướp, bí".
Chị Nguyễn Thị Minh (thương lái thu mua hoa thiên lý) cho biết: "Vào thời điểm thu hoạch trước đợt mưa lũ, mỗi ngày tôi nhập khoảng 6 - 7 tấn hoa lý về cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn ở TP.Vinh. Nhưng sau đợt mua lũ, cây hoa thiên lý ngập úng và chết gần hết, nguồn hoa cũng không có, thu nhập của tôi cũng không còn, không chỉ người dân mất đau mà tôi cũng mất đi nguồn thu nhập lớn".
Những cánh đồng hoa thiên lý hàng chục ha đã khô héo, xơ xác vì bị úng ngập. Ảnh: V.D
Được biết, toàn huyện Nam Đàn có hơn 120 ha trồng hoa thiên lý, chủ yếu tập trung ở các xã Nam Anh, Nam Xuân, Nam Kim... Trong đợt mưa lũ vừa qua đã làm hơn 70% diện tích hoa thiên lý đang cho thu hoạch bị hư hỏng hoàn toàn.
Ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Nam Đàn cho biết: "Trồng hoa thiên lý đang là mô hình mới cho hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân có nguồn thu nhập ổn định. Sau khi thử nghiệm thành công, có chủ trương định hướng, tuyên truyền cho nông dân đưa cây hoa lý ra đồng và ngày càng phát huy hiệu quả kinh tế".
Những bông hoa thiên lý héo rũ... Ảnh: VD
Ông Trần Văn Nam - cán bộ nông nghiệp xã Nam Anh cho biết: "Trong tổng số 65 ha hoa lý của nông dân xã, bà con mới chỉ thu hoạch được khoảng 1/3 sản lượng. Nếu tính mỗi sào (500 m2) thu nhập bình quân 15 triệu đồng (300 triệu đồng/ha) thì có nghĩa ông trời đã "cướp" mất của nông dân Nam Anh 13 tỷ đồng".
"Chưa có sản phẩm hoa màu nào dễ bán và có giá như hoa thiên lý. Dù đắt, dù rẻ vẫn chạy hàng, được tư thương đến tận ruộng, tận nhà thu mua. Mất 65 ha hoa lý, nông dân Nam Anh tổn thất trên 13 tỷ đồng, quá lớn so với nguồn thu nhập ít ỏi của người nông dân quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" - ông Nam chua xót nói.
Theo Danviet
Giá hành tím rớt bèo bọt, nông dân mỏi mắt chờ... thương lái Giá hành tím thu mua tại ruộng chỉ đạt 10.000 - 14.000 đồng/kg, giảm hơn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí nhiều ruộng hành tím không ai đến mua khiến người dân hai xã Thanh Hải, Nhơn Hải (huyện Ninh Hải, Ninh Thuận) đứng ngồi không yên. Thời điểm này, nông dân hai xã Thanh Hải, Nhơn Hải đang...