Nắm ngay “mẹo” tiết kiệm xăng cho xe ôtô khi trời nắng nóng
Kinh nghiệm lái xe đảm bảo an toàn và tiết kiệm nhiên liệu trong khi di chuyển xe dưới trời nắng nóng được nhiều người điều khiển quan tâm khi thời tiết bắt đầu bước vào mùa hè với nhiệt độ cao và nắng nóng thường xuyên.
Tiết kiệm nhiên liệu một cách tối đa trong những ngày nắng nóng luôn là vấn đề được nhiều người điều khiển xe ôtô quan tâm. Ảnh minh hoạ: KL.
1. Sử dụng điều hoà ôtô đúng cách
Hệ thống điều hoà ôtô là một trong những bộ phận ảnh hưởng lớn tới khả năng tiêu hao nhiên liệu khi vận hành. Yếu tố nhiệt độ môi trường khá quan trọng đối với thời gian và cường độ làm việc của hệ thống điều hòa. Do đó, di chuyển khi trời nắng nóng sẽ khiến xe ôtô bị tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn để duy trì hệ thống điều hòa.
Để tránh việc tiêu hao nhiên liệu, nên lựa chọn đỗ xe ở vị trí có mái che hoặc đỗ xe dưới tán cây râm mát hoặc sử dụng tấm chắn nắng chuyên dụng để hạn chế bức xạ của ánh sáng mặt trời.
Khi đỗ xe dưới trời nắng, trước khi lên xe và di chuyển cần mở cửa xe để không khí nóng thoát ra ngoài trước khi khởi động, giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài xe.
Đặc biệt, trong thời gian mùa hè, chủ xe cần thường xuyên kiểm tra và vệ sinh hệ thống điều hòa và lọc khí ôtô để tránh tình trạng tắc nghẽn hay bụi bẩn gây ảnh hưởng tới quá trình làm mát xe.
Video đang HOT
2. Kiểm tra và cung cấp đủ lượng nước làm mát cho xe
Xe ôtô hoạt động dưới thời tiết nắng nóng một thời gian sẽ khiến cho nhiệt độ động cơ dễ dàng tăng cao, thậm chí có thể bị cháy, nổ. Hoạt động khi nhiệt độ động cơ bị quá nhiệt sẽ khiến xe ôtô tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn.
Do đó, người lái xe cần thường xuyên kiểm tra nước làm mát ôtô trong mùa nắng nóng. Nếu lượng nước làm mát đã cạn kiệt thì cần cung cấp, bổ sung thêm cho đủ và kịp thời, tránh trường hợp hết nước làm mát khi đang di chuyển giữa đường dẫn đến phải sử dụng các loại nước khác thay thế như nước lọc để tiếp tục di chuyển.
Khi điều khiển xe dưới trời nắng nóng, cần sử dụng cần số đúng cách, không nên chuyển số nhanh, nhiều lần và không nên đột ngột tăng tốc. Nếu sử dụng xe số sàn nên điều khiển xe ở chế độ số cao, vòng tua máy thấp.
Nên tạo đà và tận dụng đà của xe để di chuyển bằng cách bỏ chân ga ngay từ khi còn sớm khi sắp đến điểm dừng, đỗ xe.
Người lái nên giữ khoảng cách an toàn với xe chạy phía trước để tránh trường hợp phải phanh gấp và hạn chế va chạm. Khi dừng xe trong thời gian dài thì có thể về số P (trạng thái dừng đỗ) để động cơ xe nghỉ, không bị nóng.
Giảm trọng lượng cho xe bằng cách không để những vật dụng, đồ dùng không cần thiết trong xe.
Chế độ lấy gió trong và gió ngoài trên xe ôtô có gì khác nhau?
Sử dụng đúng cách hai chế độ gió trong và gió ngoài mang lại rất nhiều lợi ích về sức khỏe cho người lái xe và người ngồi trên xe ôtô.
Lấy gió ngoài cung cấp oxi tươi cho khoang xe
Ở chế độ lấy gió ngoài, xe ôtô sẽ lấy gió ngoài từ bên ngoài môi trường, màn lọc của xe sẽ giữ lại bụi bẩn và thổi không khí sạch vào bên trong nội thất. Khi xe ở chế độ này là không khí bên trong nội thất luôn được lưu thông và có một lượng oxi tươi cung cấp cho người ngồi trên xe.
Chế độ lấy gió ngoài cung cấp oxi tươi cho khoang xe ôtô. Ảnh minh hoạ: Khánh Linh.
Nhưng hạn chế cũng chính là khi mà không khí bên ngoài ô nhiễm, bốc mùi và độ ẩm cao. Khi đó, việc lấy không khí bên ngoài sẽ làm người ngồi bên trong ngửi thấy mùi hôi.
Cơ cấu hoạt động chế độ lấy gió ngoài là hút không khí từ bên ngoài môi trường, sau đó luồng không khí này được đi qua dàn lạnh hoặc dàn sưởi của điều hòa để thay đổi nhiệt độ cho phù hợp với mức mà người dùng đã chọn.
Lấy gió trong giúp làm mát nhanh, tiết kiệm nhiên liệu
Ngược lại với chế độ lấy gió ngoài, chế độ lấy gió trong cabin - đó chính là việc tái sử dụng luồng không khí bên trong cabin của xe để lọc và thổi qua các cửa gió và làm mát cho hành khách.
Khi ở chế độ này, hành khách bên trong sẽ tránh được các mùi khó chịu và ô nhiễm bị hút vào trong khoang xe. Ngoài ra, chế độ này giúp làm mát nhanh hơn, từ đó giúp tiết kiệm nhiên liệu. Tuy nhiên, một điểm hạn chế ở chế độ này là lượng oxi bên trong khoang xe sẽ giảm dần nếu di chuyển liên tục trong một thời gian dài, do đó người ngồi bên trong xe sẽ dễ cảm thấy mệt mỏi, bí bách.
Chế độ lấy gió trong giúp làm mát nhanh, tiết kiệm nhiên liệu. Ảnh minh hoạ: Khánh Linh.
Sử dụng 2 chế độ đúng cách mang lại lợi ích về sức khoẻ
- Theo kinh nghiệm lái xe ôtô, chế độ lấy gió ngoài nên sử dụng vào mùa hè. Khi mới nổ máy, tài xế nên chọn chế độ lấy gió ngoài kết hợp việc mở kính để thanh lọc và làm mới không khí bên trong. Sau đó, đóng cửa kính và bật chế độ lấy gió trong. Vào mùa hè, nhiệt độ không khí bên trong sẽ nóng hơn không khí bên ngoài, do đó, chế độ lấy gió ngoài sẽ giúp điều hoà nhiệt độ trong xe nhanh và hiệu quả hơn.
- Nếu xe di chuyển ở khu vực nội đô, nên để chế độ lấy gió trong để hạn chế khói bụi. Khi lái xe trên hành trình dài, tài nên dùng chế độ hệ thống điều hòa chỉnh cơ, đến các khu vực có không khí trong lành, nên chuyển sang chế độ lấy gió ngoài để luôn có đủ oxi và không khí mát.
- Với các xe hiện nay trang bị hệ thống điều hòa tự động, khi người dùng chọn chế độ lấy gió trong, cảm biến sẽ tự điều chỉnh chuyển đổi lấy gió ngoài để luôn đảm bảo lượng oxi.
- Khi thời tiết nhiều sương mù, trời mưa, độ ẩm bên ngoài cao tài xế nên lựa chọn chế độ lấy gió trong để tránh hơi ẩm lọt vào xe dễ gây hư hỏng hệ thống điều hòa và gây mùi cho khoang nội thất.
Thực hư việc về số N khi dừng đỗ xe giúp tiết kiệm xăng Nhiều lái xe quan niệm rằng, về số N khi dừng đèn đỏ không chỉ giúp người lái xe đỡ mỏi chân khi giữ phanh mà còn giúp tiết kiệm xăng cho xe ôtô. Thói quen về số N khi dừng đèn đỏ Về số N khi dừng đèn đỏ sẽ giúp lái xe tránh tình trạng mỏi chân, hạn chế tình huống...