Năm nay các chị em thử gọt hoa thủy tiên để đón Tết giống các cụ xưa
Hoa thủy tiên nở đúng vào ngày Tết báo hiệu sự tốt lành, tài lộc và may mắn trọn vẹn cho cả gia đình trong năm mới.
Một trong những loài hoa đón Tết truyền thống từ rất lâu đời của người Hà thành chính là hoa thủy tiên. Loài hoa mang nhiều ý nghĩa cũng như cách chơi độc đáo, rất riêng nên không phải ai cũng chinh phục được em ấy.
Không biết có từ bao giờ, chỉ biết rằng với người Hà Nội đây là thú chơi mà cả năm chỉ có một lần như một nốt trầm tĩnh lặng sau cả năm bận rộn, hối hả. Hoa thủy tiên là một trong những loài hoa đặc biệt, vì người chơi không chỉ thưởng thức vẻ đẹp của riêng hoa mà còn cả rễ và lá.
Cánh hoa trắng muốt, thanh tao, nhụy vàng rực rỡ, hương thơm thoảng mà mát dịu, không loài hoa nào có được. Những năm gần đây thú chơi tự tay gọt củ, chăm sóc để có một bát hoa đẹp đúng độ đón Tết về dần được gây dựng lại. Thay vì mua sẵn ngoài chợ hoa Tết, các chị em đã rủ nhau mua củ thủy tiên về tự chuẩn bị cho mình một chậu hoa Tết cầu may mắn cho năm mới.
Chị Thảo (chủ shop hoa ở Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Trước đây cứ dịp này là các bác trung niên thường đặt mua và đến chọn củ hoa thủy tiên để gọt chơi. Mà gần đây thấy nhiều bạn trẻ cũng đặt mua với hỏi chị cách gọt để ra hoa đúng ngày. Chơi hoa này phải kiên nhẫn với tỉ mẩn một chút. Năm nay củ giống không có nhiều, phần lớn là hàng nhập nên từ giờ mỗi ngày khách muốn mua đều đặt trước, chứ không có hàng sẵn nhiều”.
Hiện nay, củ hoa có giá cả trung bình từ 65k/củ nhưng không nhiều nơi bán. Mọi người có thể ghé chợ hoa hoặc các chợ bán cây cảnh truyền thống để tham khảo. Trên các sàn thương mại điện tử cũng có thể đặt mua được với mức giá khá rẻ từ 35k với củ nhỡ, củ lớn có giá từ 70k tùy shop.
Video đang HOT
Gọt hoa thủy tiên khá cầu kỳ thường có một bộ dụng cụ riêng. Dụng cụ gọt tỉa củ hoa cũng khá phong phú về chủng loại, hình thức, chất lượng. Các chị em có thể ghe qua phố Nguyễn Khuyến, Hà Nội được coi là nơi truyền thống sản xuất dao gọt tỉa thủy tiên. Nếu mới tập chơi, chị em có thể mua củ gọt sẵn, các củ này đã được gọt và chăm sóc rễ dài, cứng cáp rồi mới gửi khách giá từ 120/củ.
Cũng giống các loài hoa trưng Tết khác, hoa thủy tiên nở phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, nếu trời nóng ẩm thì nhanh nở hoa, trời lạnh thì chậm. Thường thì hoa sẽ xuất hiện sau 20-25 ngày nên chúng ta có thể tiến hành gọt củ từ khoảng mùng 5 đến mùng 9 tháng 12 âm lịch.
Muốn có một bình thủy tiên đẹp thì phụ thuộc rất nhiều vào củ giống. Khi mua củ nên chọn những củ to, hình dáng cân đối gồm một thân củ chính ở giữa và mỗi bên có từ 2 đến 3 nhánh phụ.
Củ hoa cân đối là củ có các nhánh (cánh) nằm thẳng hàng trên một mặt củ. Một kinh nghiệm khi chọn củ thủy tiên là bạn nên dùng tay bóp nhẹ thân chính của củ, nếu thấy hơi xốp mềm và có độ đàn hồi thì là củ hoa đẹp, ít nhánh phụ trong thân chính. Nếu khi bóp vào mà thấy cứng thì có thể là củ non hoặc củ có nhiều nhánh phụ mọc bên trong thân chính, những củ này khi gọt tỉa sẽ khó khăn hơn.
Bạn Linh (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Cứ dịp Tết hàng năm nhà mình đều đi mua hoa thủy tiên về chơi vì không biết chăm. Năm nay thấy chợ Bưởi có bán, nên mình đã mua thử về để chơi thử, giá thành vừa tiết kiệm mà cũng giúp bản thân thư giãn hơn”.
Để có một lọ thủy tiên cần một chút khéo léo, tỉ mỉ, kiên nhẫn là hoàn toàn có thể tạo ra được một lọ hoa Tết đẹp và tuyệt vời nhất là tự mình làm được, chờ đợi thành quả của mình làm ra.
Đêm rực rỡ tại thủ phủ trồng hoa đón Tết ở Hà Nội
Đang là thời điểm chuẩn bị cho vụ mùa Tết Nguyên Đán, cánh đồng hoa Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) sáng rực rỡ bởi hàng chục nghìn ngọn đèn được người dân thắp sáng để hoa nở đúng độ.
Tây Tựu là vùng chuyên canh hoa lớn nhất của Hà Nội, đến đây vào những ngày cuối năm ta thấy như lạc vào thế giới sắc xuân đang về rực rỡ, muôn màu, ngay kể cả khi màn đêm buông xuống.
Việc thắp sáng đèn cho hoa cúc là một biện pháp làm hoa nở đúng thời điểm nào đó như mong muốn của người trồng. Thắp đèn điện liên tục sẽ kích thích cây hoa phát triển chiều cao, đóa hoa nở to đều, màu sắc bắt mắt hơn.
Nghề trồng hoa ở Tây Tựu bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ trước, nhưng phải đến những năm gần đây, người dân Tây Tựu mới chính thức coi nghề trồng hoa là nguồn thu nhập chính. Để có hoa phục vụ Tết, ngay từ đầu tháng 11 (Âm lịch) người dân Tây Tựu đã bước vào mùa hoa Tết.
Hoa cúc có chu kỳ sinh trưởng khoảng 4 tháng, dựa vào giống cúc, điều kiện thời tiết người trồng hoa sẽ ước lượng thời điểm thắp đèn để hoa nở đúng độ.
Việc thắp sáng được áp dụng ngay từ khi bắt đầu trồng. Nếu cây còn yếu, rễ chậm phát triển thì cần tăng thời gian chiếu sáng.
Bên cạnh việc thắp đèn cho hoa cúc, người Tây Tự còn sử dụng phương pháp ngắt nụ để dưỡng cây, giúp cây tập trung đủ dinh dưỡng cho các nụ chính, khiến hoa nở to, đồng đều. Các luống rau gia vị cũng được trồng xen với hoa cúc.
Thời điểm những năm 90 thế kỷ trước, khi những cây hoa đầu tiên được đưa về trồng thí điểm thay cho các loại cây trồng truyền thống như lúa, cà chua, dưa lê trên diện tích đất của Tây Tựu. Thấy đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng lúa, người dân dần chuyển đổi sang trồng hoa. Cứ thế, làng hoa ven đô hình thành rồi phát triển.
Thời gian bắt đầu ngừng thắp đèn đến lúc bắt đầu ngắt nụ kéo dài 6 tuần.
Khi thay đổi từ xã lên phường, tốc độ đô thị hóa của Tây Tựu khiến diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, mất dần diện tích đất trồng hoa. Để khắc phục việc thiếu đất, người dân mở rộng diện tích canh tác bằng cách thuê đất các vùng lân cận tiếp tục trồng hoa, rau các loại.
Người dân ở Tây Tựu trồng hoa quanh năm, mỗi loại hoa đều có kỹ thuật chăm sóc riêng, rất tỉ mỉ và chu đáo. Những năm trở lại đây, người trồng hoa ở Tây Tựu còn trồng hoa hồng trong chậu vì cho thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, nếu không có kỹ thuật chăm sóc tốt, hoa sẽ hỏng và dễ chết cây.
Những luống hoa cúc xanh mướt mát dưới ánh sáng đèn điện.
Tây Tựu có một chợ hoa nằm ở hai bên đường chính dẫn vào làng, họp định kỳ vào ngày 15 và 30 Âm lịch hằng tháng. Vào những ngày giáp Tết, chợ họp liên tục. Trước đây, người dân hay dùng câu nói dân gian: "Nhất Mễ Trì, nhì Tây Tựu" để nói về sự khó khăn của vùng đất thuần nông này.
Tây Tựu hiện đã được công nhận là làng nghề trồng hoa truyền thống, với lịch sử gần 100 năm.
Nếu chỉ tính diện tích đất trồng hoa tại địa phương, Tây Tựu có 284,9 ha trồng hoa và 3,5 ha trồng rau các loại.
Nhiều người khi nhìn thấy ánh sáng lung linh phát ra từ cánh đồng hoa đã ví như một thành phố hoa của Hà Nội.
Cây hoa anh đào 'nhỏ lệ' ở Nhật cuốn hút bởi sự thơ mộng như bước ra từ tranh vẽ Vẻ đẹp tuyệt mỹ như tranh vẽ của cây hoa anh đào này khiến du khách không khỏi thốt lên trầm trồ. Tại thành phố Uda tỉnh Nara, có một cây hoa anh đào cổ thụ loại cành rủ có tên "Taki-zakura" hay còn được gọi là "Matabei Sakura" rất nổi tiếng. Cây được trồng trong thời kỳ Sengoku và hiện nay đã...