Năm mới trổ tài nấu cơm hấp ngũ cốc gọi may mắn, tài lộc vào nhà
Thời xưa, các cụ quan niệm, nhà đầy thóc giống, ngô khoai báo hiệu một năm may mắn.
Ngày nay, tuy thóc gạo ngô khoai không còn là thước đo của sự sung túc đơn thuần, nhưng món cơm hấp ngũ cốc, với sự góp mặt của đầy đủ các loại lương thực quen thuộc, vẫn là món ăn đem đến sự may mắn, đủ đầy.
Sau khi đã chán những món dưa hành thịt mỡ, bạn có thể nấu món cơm hấp ngũ cốc, vừa dễ ăn, vừa đổi món, lại mang thật nhiều ý nghĩa may mắn cho năm mới.
Nguyên liệu:
100 gr gạo tẻ, 100gr gạo lứt, 50gr hạt ngô nếp, 50gr đậu đỏ, 50gr khoai lang.
Thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu
Rửa sạch gạo lứt, đậu đỏ, ngâm qua đêm cho mềm.Khoai lang gọt vỏ, thái miếng vuông nhỏ.
Bước 2: Luộc ngô, khoai
Video đang HOT
Đem ngô và khoai lang luộc chín trước khi đem hấp cùng cơm.
Bước 3: Hấp cơm
Chuẩn bị nồi hấp và đổ vào nồi một lượng nước lạnh thích hợp.
Đưa cả nồi gạo vào nồi hấp và hấp cách thủy.
Hấp khoảng 30 phút thì mở nắp, đổ ngô và khoai lên trên.
Tiếp tục hấp thêm 30 phút nữa đến khi các loại hạt chín mềm.
Khi ăn, trộn đều cơm các nguyên liệu được hấp cùng. Các hạt cơm chín đều, thơm dẻo, quyện cùng đậu đỏ, ngô và khoai. Bạn có thể thêm, bớt các loại hạt theo sở thích. Loại cơm này khi ăn, chỉ cần rưới thêm chút mắm ngon hoặc ăn cùng muối vừng, muối lạc là đã đủ vị hấp dẫn.
Theo Khampha
Những món ăn dân dã ở Vĩnh Long
Ngoài cá tai tượng chiên xù với lớp vảy giòn rụm, thịt dai thơm, ăn kèm bánh tráng, bún và các loại rau sống chấm mắm tỏi ớt chua ngọt, Vĩnh Long còn có các món khoai lang mắm sống, canh cá rô hay cá cháy kho phục vụ thực khách.
Cá tai tượng chiên xù
Ở Vĩnh Long, cá tai tượng trở thành món ngon đệ nhất nhờ cách chiên xù. Cá để nguyên vảy, làm sạch ruột và cho vào chảo dầu đang sôi trên bếp. Người chế biến phải canh lửa và lật cá cẩn thận để các mặt giòn, thịt không bị nát.
Nhờ đó, lớp vảy có độ giòn rụm còn thịt cá dai thơm, ăn kèm bánh tráng, bún và các loại rau sống chấm nước mắm tỏi ớt chua ngọt.
Khoai lang, mắm sống
Thông thường, nhắc đến khoai lang, nhiều người nghĩ ngay đến món chè thanh mát hay chiên giòn. Nhưng người dân Vĩnh Long lại sáng tạo ra món khoai luộc ghém cùng mắm sống.
Khoai lang, mắm sống
Khoai lang sau khi hấp hoặc luộc chín để nguội, xắt thành miếng nhỏ. Tiếp theo chuẩn bị thêm dừa khô nạo, muối mè, đậu phộng, các loại rau thơm. Khi ăn, thực khách dùng lá cuốn từng miếng khoai lang, thêm ít dừa, đậu phộng và rau, chấm đều trong chén mắm cá linh hoặc cá sặc đậm đà. Vị ngọt, thơm, bùi của khoai và dừa cùng với các loại rau trong từng cuốn giúp món ăn không bị ngấy.
Cá cháy
Cá cháy
Cá cháy là đặc sản Vĩnh Long, hơi nhiều xương nhưng thịt thơm và có trứng bổ, rất béo. Với loại cá này, cách chế biến đơn giản nhất là nấu cháo ăn kèm rau tần ô, rau đắng, xà lách và chút gừng thái nhuyễn. Ngoài ra, đầu bếp còn tẩm ướp cá và kho liu riu trên bếp đến khi nào xương rục ra là có thể ăn với cơm trắng. Canh chua cá cháy cũng là món ăn thanh đạm, giúp đổi vị trong các bữa ăn hàng ngày.
Canh cá rô
Ngoài kho nồi đất đặc trưng hay chiên nước mắm, cá rô còn được nấu canh với bông so đũa. Chỉ cần một kg bông so đũa và khoảng chục con cá rô cỡ nhỏ là đủ nấu thành nồi canh ngon ngọt.
Canh cá rô
Cá rô đánh vảy làm sạch, giữ lại phần mỡ béo ở bụng. Nước canh phi tỏi thơm nấu sôi, thả cá vào, đợi chín, sau đó mới cho thêm bông so đũa. Nêm nếm gia vị vừa vặn và thêm chút hành ngò thơm là món ăn sẵn sàng để thưởng thức.
Thanh trà
Cây thanh trà có vóc dáng khá giống xoài, trái nhỏ, tròn tựa quả chanh, vỏ màu xanh và khi chín chuyển sắc vàng tươi. Ruột trái mềm, vị chua ngọt đặc trưng. Trái thanh trà mới bóc vỏ thường được chấm muối ớt hoặc cắt từng miếng cho vào ly, thêm đường, đá, một ít muối, dầm lên làm sinh tố uống giúp thanh nhiệt cơ thể. Không chỉ vậy, khi hơi chín tới, ruột trái thanh trà còn cứng, thường được người dân dùng để ngào đường làm mứt. Ngoài ra, trái chín còn làm gia vị cho các món kho, canh chua.
Bưởi Năm Roi
Bưởi Năm Roi
Vĩnh Long từ lâu đã nổi tiếng với giống bưởi Năm Roi ít hạt, múi đều và vị ngọt thanh. Đây là món quà thông dụng, du khách thường mua về khi ghé đất Vĩnh Long. Từng múi bưởi căng tròn, mọng nước chấm trong chén muối Tây Ninh đậm vị tôm là món tráng miệng, ăn vặt hấp dẫn.
Theo Wiki-travel.com
Gió mùa về, làm ngay bánh khoai tẩm vừng nóng hổi giòn ngon ăn thôi! Trời lạnh mà được ăn món bánh khoai tẩm vừng ngọt thơm chắc hẳn sẽ ấm bụng lắm. Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị: 250g khoai lang 100g bột gạo nếp Vừng trắng Cách làm: Khoai lang gọt vỏ, hấp chín rồi nghiền nát khi khoai còn nóng. Thêm bột gạo nếp khi khoai vẫn còn nóng, nhào bột thành khối dẻo mịn...