Năm mới, cần chú ý vệ sinh thay thế định kỳ 4 bộ lọc trên xe hơi
Bộ lọc gió động cơ, Bộ lọc gió điều hòa, Bộ lọc dầu động cơ và Bộ lọc nhiên liệu là 4 bộ lọc cần vệ sinh và thay thế định kỳ trên xe hơi mà bạn cần theo dõi và chăm sóc.
Bộ lọc gió động cơ, bộ lọc gió điều hòa, bộ lọc dầu động cơ và bộ lọc nhiên liệu là 4 bộ lọc cần vệ sinh và thay thế định kỳ trên xe hơi mà bạn cần theo dõi và chăm sóc.
Tùy thuộc vào điều kiện môi trường sử dụng ô tô, mỗi bộ lọc cần được vệ sinh, thay mới theo định kỳ để góp phần giúp động cơ, hệ thống điều hòa… hoạt động ổn định hơn. Tuy nhiên, không phải tài xế nào cũng hiểu được tầm quan trọng cũng như thời gian cần vệ sinh thay thế các bộ lọc trên ô tô.
Bộ lọc gió động cơ
Lọc gió thường đặt trong khoang động cơ, chi tiết này có vai trò lọc bụi bẩn trong không khí trước khi được đưa vào buồng đốt động cơ. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, hơi ẩm bám vào màng lọc, lấp đầy lỗ thông khí của bộ lọc. Nếu không được vệ sinh hay thay thế sẽ gây cản trở lượng không khí vào động cơ, dẫn đến hiện tượng sai lệch tỉ lệ hòa khí (nhiên liệu/không khí hay còn gọi là Air/Fuel) làm giảm công suất, xe mau hết xăng, nóng máy và gây muội than trong buồng đốt.
Tuy nhiên, cách sử dụng xe của mỗi người là khác nhau, dòng xe khác nhau, loại xe khác nhau thì tất nhiên việc bảo dưỡng, thay mới lọc gió ô tô cũng sẽ khác nhau. Vậy làm sao để biết đã tới lúc xe cần thay lọc gió? Thứ nhất xe bỗng nhiên chạy hao xăng, tiếp theo là động cơ thường bị tắt đột ngột, công suất không ổn định và động cơ nhanh bị nóng.
Thế nên, theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, người dùng ô tô nên chú ý vệ sinh định kỳ hệ thống lọc gió động cơ sau khi xe vận hành được 5.000 km. Với các xe đời cũ, thường xuyên sử dụng trong môi trường nhiều bụi bẩn, nên vệ sinh lọc gió sau 3.000 – 4.000 km và thay mới sau 15.000 km. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên kiểm tra bộ lọc gió động cơ, nếu phát hiện bộ lọc bị rách, ẩm… nên thay thế bằng lọc gió mới.
Bộ lọc gió điều hòa
Tương tự như lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa có vai trò lọc bụi bẩn, không khí ẩm trước khi đi vào khoang nội thất. Trong quá trình sử dụng, bụi bẩn bám vào các màng lọc sẽ làm giảm lưu lượng gió hút vào điều hòa, gây ảnh hưởng đến các chế độ làm mát bên trong khoang nội thất. Bên cạnh đó, việc tiếp xúc với không khí môi trường bên ngoài thường xuyên khiến lọc gió bị ẩm mốc, tạo nên nhiều loại vi khuẩn.
chăm sóc xe, vệ sinh xe hơi, dầu nhớt, bảo dưỡng xe hơiNgoài ra, với thời tiết và khí hậu tại Việt Nam là nơi cư ngụ tốt cho các động vật gặm nhấm như chuột, sóc. Các động vật này sẽ chui rúc vào các bộ lọc để sinh tồn và phá hoại màng lọc. Khiến không khí qua bộ lọc gió cuốn theo vi khuẩn, tạo mùi khó chịu khi vào khoang nội thất. Với bộ phận này, người dùng ô tô nên chú ý kiểm tra vệ sinh sau khi sử dụng xe khoảng 5.000 km, đồng thời thay mới sau 20.000 km. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện không khí đi qua điều hoà giảm, hệ thống quạt gió phát ra tiếng kêu hay mùi hôi khó chịu nên kiểm tra, thay thế lọc gió điều hòa.
Bộ lọc dầu động cơ
Bộ lọc dầu động cơ có 2 bộ lọc: Thứ nhất là lọc thô và lọc tinh. Bộ phận lọc thô có chức năng lọc thành phần tạp chất có vật thể kích thước lớn từ cacte. Còn lọc tinh có chức năng lọc bụi bẩn cặn bã có kích thước nhỏ.
Bộ lọc dầu động cơ có cấu tạo nhỏ gọn nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc lọc sạch cặn bẩn, tạp chất dầu nhớt, để đảm bảo cho việc bôi trơn các chi tiết bên trong động cơ. Không giống như lọc gió, bộ lọc dầu động cơ không thể vệ sinh mà phải thay mới định kỳ sau một thời gian sử dụng. Hầu hết các sách hướng dẫn sử dụng, chăm sóc trên các mẫu ô tô, người dùng nên chú ý kiểm tra mức dầu động cơ và thay thế bộ lọc dầu sau 10.000 km.
Bộ lọc nhiên liệu giúp lọc bụi bẩn
Bên cạnh lọc động cơ, lọc gió thì lọc nhiên liệu đóng vai trò rất quan trọng trên ô tô. Lọc nhiên liệu có chức năng lọc những bụi bẩn, tạp chất trước nhiên liệu đi vào động cơ.
Video đang HOT
Trong quá trình sử dụng, nếu bị bám cặn bẩn hay hư hỏng sẽ làm bộ lọc nhiên liệu bị tắc, dòng nhiên liệu đến các vòi phun bị chặn lại khiến động cơ khó khởi động, gây hiện tượng giật động cơ, xe vận hành không ổn định. Với những thành phần hỗn hợp có trong xăng cũng như tạp chất trong quá trình sử dụng, người dùng nên chú ý mang xe đến trung tâm chăm sóc ô tô để kiểm tra vệ sinh lọc nhiên liệu định kỳ. Sau quá trình sử dụng khoảng 40.000 km, nên thay mới lọc nhiên liệu.
Theo Dansinh
Bảo dưỡng định kỳ ô tô khi nào?
Để chiếc xế hộp của bạn luôn "khỏe, đẹp" và phục vụ tốt nhất cho bạn trên mọi nẻo đường, bạn cần chăm sóc và bảo dưỡng chiếc xe theo định kỳ.
Chăm sóc, bảo dưỡng và thay thế một số vật tư, linh kiện trên xe theo định kỳ là việc làm cần thiết để đảm bảo chiếc xe hoạt động ổn định và có độ bền cao, giúp người sử dụng an tâm trên mỗi hành trình. Thời điểm bảo dưỡng định kỳ được áp dụng cho mỗi loại xe giống nhau, thường là sau khi xe vận hành được 5.000, 15.000, 30.000, 40.000, 100.000 Km.
1. Bảo dưỡng ô tô sau 5.000 Km
Các công việc cần tiến hành trên chiếc xe của bạn sau mỗi 5.000 Km là thay dầu máy, vệ sinh lọc gió động cơ, lọc gió điều hòa. Sau 5.000 Km đầu tiên, bạn nên thay dầu máy vì sau những hành trình lăn bánh đầu tiên, quá trình ma sát giữa các chi tiết trong động cơ dẫn đến sự xuất hiện của những mạt kim loại lẫn trong dầu máy. Sau đó, chủ xe có thể thay thế dầu động cơ sau mỗi 10.000 Km.
Bên cạnh đó, kiểm tra mức dầu thắng, dầu hộp số, nước làm mát, nước rửa kính cũng là những công việc mà bạn nên chủ động nhờ các kỹ thuật viên thực hiện.
2. Bảo dưỡng ô tô sau 15.000 Km
Sau 15.000 Km hoạt động, lọc dầu động cơ giờ đây đã bám đầy cặn bẩn và cần được thay thế để đảm bảo chất lượng của dầu bôi trơn tuần hoàn bên trong động cơ khi xe vận hành. Tuy nhiên, để đảm bảo tốt nhất khả năng làm việc của lọc dầu, bạn nên thay bộ phận này với mỗi lần thay dầu máy (sau khoảng 10.000 Km).
Đảo lốp cũng là một công việc cần tiến hành sau khi chiếc xe đã lăn bánh được 15.000 Km đầu tiên. Việc đảo lốp sẽ giúp cho mức độ mòn trên bề mặt các lốp xe đều hơn và cải thiện độ bám đường cho chiếc xe.
Đảo vị trí các lốp là công việc cần tiến hành sau khi xe vận hành được 15.000km đầu tiên
3. Bảo dưỡng ô tô sau 30.000 Km
Sau 30.000 Km, bộ lọc gió động cơ và lọc gió điều hòa sẽ bị bám bẩn và có thể dẫn đến giảm khả năng hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí đi vào động cơ cũng như không khí lưu thông bên trong xe. Vì vậy, chiếc xe của bạn cần được thay thế hai bộ phận nói trên để động cơ hoạt động tốt và tiết kiệm nhiên liệu cũng như bảo vệ sức khỏe của bạn và những người khác khi di chuyển cùng chiếc xe.
Thay lọc gió để đảm bảo chất lượng không khí
4. Bảo dưỡng ô tô sau 40.000 Km
Ở cấp độ bảo dưỡng này, chiếc xe của bạn cần thay dầu hộp số, dầu trợ lực lái, dầu vi sai, dây cu roa, dung dịch làm mát, dầu li hợp, dầu phanh, ...Trong đó, việc thay thế dây cu roa là điều hết sức quan trọng bởi sau khi chiếc xe hoạt động được 40.000 Km, bộ phận này đã bị chai, giảm chất lượng và ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường của động cơ.
Thay thế dây cu roa sau 40.000 Km để đảm bảo hiệu suất truyền động
5. Bảo dưỡng ô tô sau 100.000 Km
Sau 100.000 Km lăn bánh, chiếc xe của bạn giờ đây đã "già" và cần được chăm sóc đặc biệt. Nước làm mát động cơ sau một thời gian rất dài làm việc đã biến chất, đóng cặn và ảnh hưởng đến khả năng làm mát. Vì vậy, chiếc xe của bạn cần được súc két nước và thay thế toàn bộ dung dịch nước làm mát bên trong. Việc duy trì chất lượng của nước làm mát giúp động cơ không bị quá nhiệt trong quá trình vận hành.
Thay thế nước làm mát động cơ ô tô sau 100.000 Km
Đây cũng là thời điểm bạn cần kiểm tra và thay thế một số bộ phận quan trọng như bugi, má phanh, ... để đảm bảo khả năng vận hành ổn định cũng như mức độ an toàn của chiếc xe.
6. Những bộ phận trên ô tô cần được kiểm tra thường xuyên
Bên cạnh những hạng mục kiểm tra định kỳ nói trên, chiếc xế hộp của bạn cần được kiểm tra một cách thường xuyên hoặc kiểm tra mỗi khi sử dụng những bộ phận sau đây để đảm bảo chiếc xe luôn trong tình trạng tốt nhất: Hệ thống phanh, hệ thống lái, hệ thống treo, hệ thống chiếu sáng, đèn cảnh báo táp lô, tình trạng của lốp xe, ắc quy, ...
Kiểm tra hệ thống phanh
Kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, độ mòn má phanh, dầu phanh, guốc phanh, tiếng kêu phát ra khi phanh, kiểm tra tình trạng ống dầu phanh.
Kiểm tra hệ thống phanh để đảm bảo khả năng vận hành an toàn của ô tô
Kiểm tra hệ thống lái
Kiểm tra khả năng đánh lái nhẹ nhàng, ổn định khi điều khiển chiếc xe trên đường. Kiểm tra vị trí liên kết giữa các khâu khớp, khả năng truyền động chính xác bên trong các chi tiết cấu tạo nên hệ thống lái.
Kiểm tra hệ thống treo
Kiểm tra tình trạng của giảm chấn (phuộc), lò xo, cao su, ... được lắp ráp một cách chắc chắn, không bị lỏng. Tình trạng của hệ thống treo ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ êm ái của chiếc xe khi vận hành, vì vậy cần duy trì khả năng vận hành bình thường của các bộ phận cấu thành để đảm bảo mức độ êm dịu trên những hành trình.
Hệ thống treo ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ êm ái của chiếc xe
Kiểm tra hệ thống chiếu sáng
Khả năng hoạt động bình thường của hệ thống đèn chiếu sáng cũng như đèn tín hiệu trên xe của bạn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ an toàn của xe khi di chuyển trên đường.
Kiểm tra hệ thống đèn thường xuyên để đảm bảo an toàn khi vận hành
Kiểm tra hệ thống đèn báo trên bảng táp lô
Khi khởi động xe, tất cả các đèn báo phải sáng lên trong vòng 30 - 60 giây sau đó và từ từ tắt đi. Nếu khi xe vận hành ổn định, đèn báo nào còn bật sáng thì hệ thống đó trên xe đang gặp vấn đề.
Hệ thống đèn cảnh báo trên bảng táp lô
Kiểm tra bình ắc quy
Tình trạng của ắc quy ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khởi động và hệ thống điện trên xe. Ắc quy trên xe của bạn cần được kiểm tra mức điện áp, tình trạng của cọc bình và liên kết với hệ thống điện một cách chặt chẽ.
Kiểm tra ắc quy để đảm bảo hoạt động của hệ thống điện
Theo DDDN
Ô tô cần kiểm tra, bảo dưỡng những gì sau khi bị dầm mưa? Sau một thời gian để xế yêu "dầm mình" trong mưa bão, dù xe không có biểu hiện trục trặc gì, bạn cũng cần phải kiểm tra và bảo dưỡng một số bộ phận để tăng độ bền và thẩm mỹ cho xe. Dưới đây là những bộ phận bạn cần phải lưu ý: 1. Gầm xe: Mặc dù gầm xe được sơn...