Nấm mốc trong nhà có những màu sắc này thì phải xử lý càng nhanh càng tốt, đừng để hỏng nhà và hại cả sức khỏe
Thông thường, nấm mốc sinh sôi, phát triển trong nhà có 8 màu sắc phổ biến và mỗi màu sẽ nói lên một đặc tính riêng của chúng cũng như những ảnh hưởng chúng gây ra cho sức khỏe con người.
Nấm mốc phát triển trong nhà có rất nhiều loại, gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho con người. Điều quan trọng bạn cần làm khi phát hiện ra nấm mốc trong gia đình đó chính là xác định loại nấm mốc, từ đó tìm cách xử lý chúng càng nhanh càng tốt. Một trong những cách dễ nhất để phân biệt đó chính là dựa trên màu sắc của nấm mốc. Thông thường, nấm mốc sinh sôi, phát triển trong nhà có 8 màu sắc phổ biến và mỗi màu sẽ nói lên một đặc tính riêng của chúng cũng như những ảnh hưởng chúng gây ra cho sức khỏe con người.
Trắng hoặc xám
(Ảnh: shared)
Nếu nấm mốc màu trắng trong nhà bạn chuyển sang xám, có thể đó chính là loại nấm chaetomium. Chúng thường xuất hiện ở những khu vực bị nước làm hư hỏng. Loại nấm đặc biệt này có kết cấu như vải cotton và có mùi mốc, xuất hiện ở những khu vực ẩm ướt như mái nhà, tầng hầm, bồn rửa. Nấm chaetomium gây nhiễm trùng da và móng.
(Ảnh: shared)
Một loại nấm khác thường có màu trắng đó là aspergillus tuy nhiên, loại nấm này còn có thể xuất hiện ở nhiều màu sắc khác nữa. Tùy thuộc vào chủng loài apsergillus đang phát triển trên vật thể, chúng có thể dẫn đến các cơn hen suyễn, các vấn đề về phổi hay thậm chí là giải phóng độc tố gây ung thư.
(Ảnh: shared)
Nếu bạn thấy nấm mốc màu xanh lá cây có kết cấu mượt mà, có thể chúng là nấm penicillin. Nấm mốc gây dị ứng này có thể được tìm thấy ở những ngôi nhà bị nước làm hỏng, dưới thảm, giấy dán tường, nệm, ống dẫn. Chúng có thể dễ dàng lây lan trong nhà và liên quan đến các vấn đề về hô hấp. Vì vậy, bạn hãy dọn dẹp chúng càng nhanh càng tốt.
(Ảnh: shared)
Tuy nhiên, nếu trong nhà có nơi xuất hiện nấm mốc màu xanh theo từng mảng, bạn đang đối mặt với một loại khác. Đó chính là trichoderma. Chúng phát triển ở bề mặt ẩm ướt như trong gia đình như phía sau giấy dán tường, bộ lọc của máy điều hòa, ống dẫn, thảm. Chúng không chỉ làm nhà bạn bị hỏng mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe cho gan, tim.
(Ảnh: shared)
Khi bạn phát hiện nấm mốc trong nhà có màu xanh ô liu, có thể đó là loại nấm cladosporium. Loại nấm này thường phát triển trên lá cây và lan rộng vào nhà, xuất hiện dưới dạng kết cấu giống như da lộn. Nó có thể được tìm thấy trên tường, vật liệu cách nhiệt, vải ẩm, có liên quan đến nhiễm trùng mắt, xoang và cũng có thể gây viêm màng não do nấm.
Video đang HOT
Màu đen hoặc xanh lá cây đậm
(Ảnh: shared)
Nấm mốc màu đen rất đáng sợ và nếu bạn phát hiện chúng có kết cấu nhầy nhụa, rất có thể đó là stachbotrys. Loại nấm mốc độc hại này phát triển trên những vật liệu như gỗ, bìa cứng, giấy và chất độc chúng sinh ra gây khó thở, mệt mỏi, trầm cảm, nhức đầu. Do đó, nếu thấy trong nhà có loại nấm mốc này, hãy tìm cách khử chúng càng nhanh càng tốt, trước khi chúng có cơ hội ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
(Ảnh: shared)
Ngoài ra, với những khu vực bị nước làm hỏng nặng, loại nấm mốc màu đen đang phát triển cũng có thể là ulocladium. Chúng có thể được phát hiện ở bất kì nơi nào có hơi nước ngưng tụ cao như bếp, nhà tắm, tầng hầm, cửa sổ. Tiếp xúc với nấm mốc này có thể khiến chúng ta mắc phải các dạng nguy hiểm của sốt cỏ khô.
Màu vàng hoặc cam
(Ảnh: shared)
Nếu nấm mốc có màu vàng hoặc cam, rất có thể chúng là loại aspergillus – một loại khá phổ biến. Những người gặp vấn đề về phổi, hệ miễn dịch yếu sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi loại nấm mốc này.
Xanh dương
(Ảnh: shared)
Nấm penicillin khi có kết cấu mượt mà cũng có thể xuất hiện dưới màu xanh dương. Nấm mốc gây dị ứng này có thể lây lan nhanh, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Nâu
(Ảnh: shared)
Nếu bạn phát hiện nấm mốc đang phát triển trong gia đình có màu nâu, rất có thể chúng là loại alternaria. Loại nấm mốc gây dị ứng này phát triển ở những nơi ẩm ướt như phòng tắm, bồn tắm, bồn rửa. Chất độc từ chúng sẽ khiến con người gặp phải các triệu chứng giống như hen suyễn. Do đó hãy tìm cách khử chúng ngay khi phát hiện.
(Ảnh: shared)
Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện nấm mốc màu nâu ở những khu vực có giấy dán tường, bề mặt sơn, rất có thể đó là loại aureobasidium. Chúng gây nhiễm trùng mắt, da, móng và tuyệt đối không bao giờ được để da tiếp xúc với chúng.
Màu hồng
(Ảnh: shared)
Nếu có nấm mốc màu hồng trong nhà bạn, đó có thể là loại acremonium. Chúng phát triển ở những nơi có hơi nước ngưng tụ cao như máy tạo độ ẩm. Nếu nấm mốc màu hồng trên vật liệu bằng vải, đó là loại fusarium. Chúng phát triển mạnh mẽ khi thời tiết lạnh.
(Ảnh: shared)
Trên đây chỉ là những loại nấm mốc thường gặp nhất và còn rất nhiều loại khác nữa. Do đó, nếu bạn phát hiện bất kì khu vực nào có nấm mốc sinh sôi, phát triển, hãy tìm cách dọn dẹp chúng ngay lập tức để tránh ảnh hưởng cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.
(Nguồn: shared)
Theo Helino
Các phương pháp tự nhiên chữa bệnh hiệu quả hơn cả thuốc kháng sinh
Chỉ với nguyên liệu tự nhiên, ai cũng có thể tự mình khắc phục các triệu chứng khó chịu do bệnh nhiễm trùng ngay tại nhà mà không phải tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc và cả công sức.
1. Viêm họng
Đau họng là một triệu chứng nhiễm khuẩn thông thường do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này mà không cần dùng đến thuốc, bạn có thể tự chữa bằng cách lưu ý những điều sau:
- Hít thở không khí ẩm sẽ giúp xoa dịu cơn đau họng vì thế bạn hãy đi tắm hoặc xông mặt bằng nước ấm. Một vài giọt tinh dầu bạc hà cho vào trong nước cũng sẽ làm dịu đi cơn đau của bạn.
- Hút thuốc sẽ kích thích cổ họng và gây ho khan, vì vậy bạn nên bỏ thuốc lá ít nhất trong giai đoạn này.
- Để tự làm thuốc giảm đau cho cổ họng, bạn nên đun sôi nước rễ gừng. Khi nước nguội, thêm một chút chanh và mật ong (không thêm vào khi nước quá nóng vì sẽ làm mất tác dụng của chúng). Uống nhiều lần trong ngày khi còn ấm.
- Để giảm bớt các triệu chứng khó chịu do viêm họng mang lại, bạn có thể trộn nước ép cà chua với nước nóng theo tỉ lệ 1:1, sau đó thêm vài giọt nước sốt tiêu cay và súc miệng với hỗn hợp này. Chất lycopene từ cà chua và capsaicin từ hạt tiêu là những chất giúp chữa trị đau cổ họng rất tốt.
2. Viêm xoang
Viêm xoang do các bệnh nhiễm trùng gây nên, dẫn đến các triệu chứng như đau mặt, nhức đầu, cảm giác nghẹt mũi và sốt. Để giúp giảm bớt các triệu chứng viêm xoang tại nhà, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
- Nhúng một chiếc khăn vào nước ấm và đắp lên mặt trong khoảng 5 - 10 phút, bạn sẽ thấy tác dụng rất lớn của nó là làm giảm tắc nghẽn các lỗ thông xoang.
- Bạn cũng có thể dùng nước muối để giữ cho mũi luôn sạch sẽ và tiêu diệt vi khuẩn. Để tự làm đúng cách, bạn hãy dùng nửa muỗng cà phê muối và một cốc nước nóng đun sôi để nguội và nhỏ mũi hàng ngày với nó.
- Các loại gia vị nóng cũng rất hữu ích cho những người viêm xoang, thế nên ăn các loại thức ăn nóng và cay để lỗ xoang thông thoáng hơn. Đặc biệt chúng rất hữu ích cho bạn trong giai đoạn này.
- Bạn cũng có thể bấm vào các điểm đặc biệt trên khuôn mặt để giúp chống lại các triệu chứng viêm xoang. Ấn vào điểm giữa đôi lông mày trong 1 phút và các điểm ở hai bên mũi sẽ có tác dụng giúp giảm đau và giảm tắc nghẽn.
3. Nhiễm trùng da
Có 4 loại nhiễm trùng da thông thường do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng. Mỗi loại cần có cách điều trị riêng biệt, tuy nhiên, bạn vẫn có thể tự mình chăm sóc tại nhà để giúp giảm các triệu chứng nhiễm trùng da hiệu quả như sau:
- Bạn có thể dùng khăn lạnh để chườm lên vùng da bị nhiễm trùng nhiều lần trong ngày. Để hiệu quả mang lại tốt hơn, bạn có thể làm với giấm táo bằng cách pha loãng giấm táo với nước theo tỉ lệ 1:1 rồi dùng một miếng vải sạch và mỏng nhúng vào dung dịch này rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn tốt và giúp diệt khuẩn.
- Thực hiện một số thay đổi đối với chế độ ăn uống của bạn. Ăn nhiều thực phẩm và gia vị có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm như tỏi, gừng, mật ong và nghệ. Ăn sữa chua mỗi ngày vì probiotics có chứa giúp chống lại vi khuẩn xấu. Bạn cũng có thể áp dụng bất kỳ của chúng vào da của bạn trực tiếp cho một hiệu quả tốt hơn.
- Dầu dừa có tính chống nấm và làm dịu da nên cũng là nguyên liệu trị nhiễm trùng da rất tốt. Thoa dầu dừa nguyên chất vào vùng da bị ảnh hưởng vài lần trong ngày, bạn sẽ sớm thấy hiệu quả của nó.
4. Nhiễm trùng mắt
Khi vi khuẩn, nấm hoặc virus xâm nhập vào nhãn cầu hoặc vùng xung quanh mắt sẽ gây nhiễm trùng mắt. Bệnh nhiễm trùng mắt gây ra nhiều triệu chứng khó chịu như ngứa, mắt sưng, chảy nước mắt, mắt đỏ...
Bạn có thể áp dụng các bài tập cho mắt như sau:
- Xoay mắt theo chiều kim đồng hồ và chiều ngược lại. Di chuyển lên và xuống, sang trái và phải trong 10 - 15 phút. Việc làm này nhằm giúp tăng lưu lượng máu và giúp chống lại nhiễm trùng.
- Trà túi lọc cũng là một nguyên liệu tốt cho mắt khi bị nhiễm bệnh, giảm bớt sự kích ứng và viêm. Chỉ cần đắp túi trà ấm đã qua sử dụng trên mắt trong 10 - 15 phút.
- Bạn cũng có thể rửa mắt bằng dầu gội trẻ em để giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho mắt, bởi nó sẽ giúp rửa sạch bụi bẩn và hiệu quả hơn so với nước bình thường mà lại không gây kích ứng mắt.
- Cuối cùng, bạn nên sử dụng thuốc nhỏ mắt nhiều lần trong ngày để giúp giảm bớt sự khó chịu, cân bằng mức độ pH trong mắt và loại bỏ vi khuẩn.
Theo Danviet
Hà Nội lại mưa dài ngày, cẩn thận quần áo ngấm mưa có thể gây ra 4 vấn đề sức khỏe tai hại sau Trong những ngày Hà Nội mưa rả rích như thế này, hãy chú ý tới sức khỏe nhiều hơn để phòng tránh nguy cơ mắc phải một số bệnh dưới đây! Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, vào những ngày tới, Hà Nội sẽ có mưa rào và dông ở nhiều nơi. Cơn mưa sẽ rả rích và...