Nấm mốc, hiểm họa tiềm ẩn
Nói đến ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm, người ta thường chỉ nghĩ đến các chất độc có trong thực phẩm và vai trò của các vi khuẩn gây bệnh, mà ít khi đề cập đến nấm mốc và độc tố của chúng.
Người tiêu dùng nên chọn thực phẩm có hạn sử dụng để tránh ngộ độc thực phẩm do nấm mốc gây ra. Ảnh: Trần Việt
Độc tố nguy hiểm
Thực tế, các bệnh do độc tố nấm gây ra không nhỏ. Khoa học đã chứng minh, nếu chúng ta ăn phải những thức ăn nhiễm nấm mốc cũng có thể mắc bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra ở dạng ngộ độc cấp tính, nhưng phần lớn là ngộ độc mạn tính do cơ thể tích lũy dần những lượng nhỏ độc tố nấm.
Ước tính, có khoảng gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, ít nhiều gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Các độc tố nấm đều độc, mức độ độc của chúng cũng khác nhau, vì vậy khi xâm nhập vào cơ thể chúng gây bệnh không giống nhau.
Với những loại ít độc hoặc một liều lượng nhỏ độc tố nấm chỉ gây ngộ độc nhẹ, người bệnh bị nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng… Những độc tố vi nấm tích lũy dần trong cơ thể lâu dần dẫn đến bệnh hiểm nghèo nguy hiểm như ung thư gan do aflatoxin, suy thận do ochratoxin, ung thư buồng trứng do fumonisins…
Các loại bánh ngọt, mứt, bánh chưng nếu đã bị mốc, ăn vào sẽ nguy hiểm. Do độ ẩm cao và giàu chất dinh dưỡng nên bánh chưng là môi trường thích hợp cho nấm mốc phát triển, vì vậy bánh chưng để lâu dễ bị mốc. Từ lớp lá ở ngoài, nấm mốc phát triển vào bên trong, lan rộng ra và làm hỏng bánh, dưới tác dụng của men amilaza của một số nấm mốc, tinh bột chuyển thành đường glucoza thành rượu ethylic làm bánh bị vữa tại nơi nấm phát triển và có vị cay, hăng mùi rượu. Một số chủng nấm mốc có khả năng lên men glucoza, mantoza, tạo thành acid gluconic, acid fumatic… làm bánh bị chua.
Một số loại nấm mốc còn tiết ra độc tố cho người ăn, phải kể đến những nấm mốc thuộc họ Aspergllus và họ Penicillium. Những chiếc bánh mới bị mốc chút ít bên ngoài cũng phải cắt bỏ rộng ra xung quanh, chỉ lấy phần bánh còn nguyên lành, đem hấp hoặc rán cẩn thận trước khi ăn.
Các loại bánh ngọt, mứt được sản xuất từ nhiều nguyên liệu khác nhau: bột, đường, bơ, sữa, trứng,… Sau khi được chế biến thành sản phẩm, những thức ăn trên đều đã được tiệt khuẩn, có thể sử dụng được, nhưng nếu để lâu, bảo quản kém, sẽ dễ bị hỏng do vi sinh vật và nấm mốc, nhất là loại bánh kem và các loại mứt. Nếu bánh ngọt chảy nước, mất mùi vị, màu sắc biến đổi mất màu sắc đặc trưng thì cần bỏ đi.
Còn nấm mốc từ các loại hạt có dầu như lạc, đậu nành, hạt điều, hạt hướng dương, gạo, ngô, sắn… khi bị mốc cũng kiên quyết loại bỏ. Ngoài tác hại gây độc cấp tính, nó còn tích lũy dần dần trong cơ thể và sẽ là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Độc tố Aflatoxin rất khó bị phân hủy bởi nhiệt độ cao hay hóa chất, không những thế nó còn có thể tích lũy trong cơ thể người và động vật. Người ta đã thấy lạc rang ở nhiệt độ 1.5000C, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng không bị phá hủy hoàn toàn, vì vậy ăn vào vẫn nguy hiểm.
Video đang HOT
Phòng và xử lý ngộ độc
ATTP luôn bị tác động bởi yếu tố môi trường, chế biến, bảo quản, lưu thông, phân phối và sử dụng. Công tác đảm bảo ATTP cần có sự phối hợp liên ngành, thực hiện toàn diện, xuyên suốt theo “chuỗi cung cấp thực phẩm” đồng thời áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến trong sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, kinh doanh và sử dụng thực phẩm.
Bảo đảm ATTP, giữ gìn sức khỏe, đề phòng ngộ độc thực phẩm cho bản thân và gia đình là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Người tiêu dùng cần thực hiện những lời khuyên đảm bảo ATTP và dinh dưỡng hợp lý.
Khi hình dạng, màu sắc, mùi vị của thực phẩm bị biến dạng (so với đặc trưng của thực phẩm), hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì dù có phải tiêu hủy vẫn còn ít tốn kém, hơn là phải chịu các chi phí khắc phục hậu quả do chính nó gây nên.
Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc do ăn phải độc tố của vi nấm, cần áp dụng các biện pháp đề phòng như: Không mua và sử dụng các loại lương thực, thực phẩm đã bị mốc; Khi sử dụng thực phẩm có biểu hiện của nhiễm độc, ngộ độc thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thì nhất thiết phải đình chỉ việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu… để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất điều tra xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người ngộ độc.
Xử lý cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Sử dụng thực phẩm chay sao cho an toàn?
Ăn chay hiện nay đang là xu hướng phổ biến của nhiều người, đặc biệt là trong tháng Vu Lan. Mọi người cần tìm hiểu và lựa chọn thực phẩm chay an toàn chất lượng, nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Ăn chay đang là xu hướng phổ biến của nhiều người, đặc biệt là trong tháng Vu Lan - ẢNH: NGUYÊN MI
Hiện nay, ăn chay đang là xu hướng khá phổ biến. Đối với nhiều người, ăn chay không chỉ là sở thích mà còn là một thói quen lành mạnh nhằm nâng cao sức khỏe. Trong tháng Vu Lan, lại càng có nhiều người và gia đình ăn chay và thực phẩm chay càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng.
Trước nhu cầu ăn chay ngày càng phổ biến, thực phẩm chay cũng ngày một nhiều, phong phú và đa dạng không kém gì thực phẩm mặn, bao gồm: thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chay đóng hộp, thực phẩm đông lạnh, thực phẩm khô,...
Ban An toàn thực phẩm (ATTP) TP.HCM nhận định, cũng như thực phẩm mặn, thực phẩm chay cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ không đảm bảo ATTP. Người tiêu dùng cần tìm hiểu và chọn cho mình những thực phẩm an toàn chất lượng nhằm đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình.
Các nguy cơ không an toàn thực phẩm
Các thực phẩm chay được bán trên thị trường hiện nay hầu như đã được sơ chế, chế biến sẵn, dễ mua, tiện lợi. Một số sản phẩm chỉ cần hâm nóng lại là có thể dùng ngay, thay vì phải nhiều công đoạn chế biến như trước đây. Tuy nhiên, người tiêu dùng rất khó để xác định được mức độ an toàn của những thực phẩm chay.
Theo Ban ATTP TP.HCM, để bảo đảm độ dai và có hương vị tương tự như các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thủy sản, các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm chay thường phải bổ sung phụ gia, hương liệu thực phẩm tạo mùi, màu, chất định hình và chất chống ẩm mốc...
Các loại nguyên liệu đều có nguy cơ mất an toàn thực phẩm như thực phẩm bị ôi thiu, thực phẩm nhiễm các loại nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh, nhiễm hóa chất độc hại.
Đối với các loại thực phẩm chay tươi, nấm, nếu để ở nhiệt độ thường hoặc quá hạn sử dụng, vi khuẩn, vi sinh vật sẽ sinh sôi, phát triển. Một khi ăn vào có thể gây ngộ độc với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn, nôn, choáng váng... thậm chí tử vong.
"Việc không kiểm soát được nguyên liệu, khi chế biến không đảm bảo quy trình về vệ sinh làm cho sản phẩm dễ bị ô nhiễm có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm như rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn tiêu chảy... ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng", Ban ATTP TP.HCM khuyến cáo.
Theo Ban ATTP TP.HCM, không chỉ thực phẩm chay tươi mới tiềm ẩn nguy cơ, thực phẩm chay đóng hộp cũng có nguy cơ không đảm bảo an toàn thực phẩm nếu quá trình đóng hộp có sự xâm nhập của vi khuẩn Clostridium botulinium. Đây là vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, sinh bào tử, vi khuẩn này tiết ra chất cực độc tác động lên thần kinh gây liệt cơ, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.
Vừa qua, Cục ATTP (Bộ Y tế) đã cảnh báo và thu hồi đối với sản phẩm patê chay nhiễm Clostridium botulinium, khiến nhiều trường hợp ngộ độc, nguy kịch.
Trong quá trình chế biến thực phẩm chay, nếu sử dụng phẩm màu tổng hợp trong thời gian lâu dài, vượt mức cho phép cũng sẽ có hại cho sức khỏe. Các cuộc nghiên cứu trên động vật tại Mỹ cho thấy việc sử dụng phẩm màu gây u não, ung thư bàng quang, tuyến giáp, khối u ở thận và tuyến thượng thận.
Đảo bảo an toàn khi dùng thực phẩm chay
Để sản xuất thực phẩm chay an toàn, Ban ATTP TP.HCM cho biết các cơ sở kinh doanh, sản xuất phải đáp ứng được các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định.
Cơ sở sản xuất phải đủ các điều kiện về nhà xưởng sản xuất. Đồng thời, các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm chay cần lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
Sử dụng phụ gia thực phẩm nằm trong danh mục được cho phép của Bộ Y tế.
Các cơ sở sản xuất thực phẩm chay phải tự công bố chất lượng sản phẩm và tuân thủ các quy định về việc ghi nhãn hàng hóa, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng,... Các sản phẩm nhập khẩu phải có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt rõ ràng, đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định.
Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và gia đình, Ban ATTP khuyến cáo người dân khi mua thực phẩm chay, nên tìm hiểu kỹ tất cả những thông tin xung quanh sản phẩm, tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc, hàng hết hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm bị biến dạng, hàng không nhãn mác.
Các loại thực phẩm chay tươi, nấm, cần phải bảo quản ở nhiệt độ từ 1-5 độ C để giữ được dưỡng chất, ngăn vi khuẩn phát triển và hạn sử dụng từ 5-7 ngày.
Khi người sử dụng thực phẩm chay có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được khám và xử lý kịp thời.
Theo Cục ATTP, về mặt y học, chế độ ăn chay giúp cho cơ thể cân bằng được a xít, bazơ (kiềm). Cơ thể hoạt động luôn có xu hướng tạo ra a xít, khi cơ thể bị nhiễm độc a xít (nhiễm toan) nặng, các cơ quan hoạt động trì trệ.
Ăn nhiều thịt sẽ chuyển hóa ra nhiều a xít, cơ thể sẽ bị toan hóa. Ngược lại ăn chay sẽ tạo ra sự kiềm hóa nội mô.
Các nhà khoa học cũng xác định nhiều hệ thống bị trục trặc khi toan hóa, trong đó có hệ thần kinh, con người trở nên nóng tính, bốc đồng, không kiềm chế dẫn đến hành vi hung bạo.
Nguy cơ ngộ độc từ thực phẩm nấm mốc Nói đến ngộ độc thực phẩm và bệnh lây nhiễm qua thực phẩm, người ta thường chỉ nghĩ đến các chất độc có trong thực phẩm, các vi khuẩn gây bệnh, ít đề cập đến nấm mốc và độc tố của chúng. Trong khi đó khoa học đã chứng minh, nếu chúng ta ăn phải thức ăn nhiễm nấm mốc, những độc tố...