Nấm mốc có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe
Nấm mốc xuất hiện trong nhà dưới dạng những vết bám bướng bỉnh trên tường nhà bếp, nhà tắm… Sống chung với nấm mốc chưa bao giờ là một trải nghiệm thú vị bởi chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta.
Như chúng ta đã biết, nấm mốc có thể gây dị ứng ở một số người và còn khiến bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn nếu bệnh nhân tiếp xúc với chúng. Theo GS Connie Katelaris thuộc ngành Miễn dịch học và Dị ứng tại ĐH Western Sydney, chính nấm mốc gây hen suyễn ở những người có hệ miễn dịch suy yếu do di truyền. Ví dụ trong trường hợp bố mẹ dễ mắc các bệnh dị ứng và điều này di truyền sang con thì đứa trẻ có nguy cơ cao nhiễm bệnh hen suyễn nếu một số loại nấm mốc xuất hiện trong nhà.
Các nhà khoa học đã xem xét 36 loại nấm mốc khác nhau thu thập từ những mẫu bụi trong các gia đình và đã tìm ra ba loại nấm mốc thường xuất hiện trong những căn nhà có hệ thống nước bị hư hỏng, họ cho rằng điều này liên quan đến sự phát triển của bệnh hen.
Một số tác nhân phổ biến khác có thể gây dị ứng gồm những hạt bụi li ti trong không khí, gián, hay lông chó mèo,… tuy nhiên trong số đó chỉ có nấm mốc có thể gây ảnh hưởng đặc biệt nguy hại đến sức khỏe.
Nấm mốc ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe
Nấm mốc giống như các loại nấm và nấm men khác có ở khắp mọi nơi, trong bụi xung quanh nhà hay trong không khí mà chúng ta hít thở.
Nấm mốc sinh sản theo hình thức tự phân đôi, chúng tạo ra các bào tử và phát tán trong không khí. Khi hít phải nấm mốc cơ thể sẽ phản ứng tương tự như khi hít phải bụi hoặc phấn hoa. “Bạn hít phải nấm mốc và chúng gây dị ứng do nấm mốc mà chúng ta hít phải sẽ kích thích một số kháng thể nhất định, các kháng thể này gây nên một chuỗi các biểu hiện dị ứng giống với phản ứng của cơ thể khi mắc chứng cảm sốt hoặc hen suyễn”, GS Katelaris nói.
Nấm mốc là mối nguy hiểm đối với sức khỏe trong trường hợp bạn có hệ miễn dịch bị suy yếu. Người mắc một số bệnh như xơ nang (bệnh di truyền thường gặp, khi mắc bệnh, các chất đặc nhầy sẽ sinh ra ở phổi và tụy gây rối loạn hô hấp và rối loạn tiêu hóa) hoặc viêm phổi mãn tính có thể nhiễm trùng hệ miễn dịch nếu hít phải một số loại nấm mốc.
Nấm mốc có thể chứa chất độc trong thành phần cơ thể của nó hoặc có khả năng sản sinh ra độc tố gây nguy hại đến sức khỏe, song cho đến nay chúng ta vẫn chưa có được hiểu biết toàn diện về vấn đề này, giáo sư Katelaris cho biết.
Nấm mốc – mối nguy “vô hình”
Thật không may, chúng ta không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy nấm mốc, chúng có thể xuất phát từ những nơi bị rò rỉ nước do các lỗi kĩ thuật trong xây dựng, Katelaris nói.
Video đang HOT
“Trong những ngôi nhà được dùng cho nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng rất nhiều nấm mốc chúng ta không thể nhìn thấy khi kiểm tra những ngôi nhà này”, bà nói.
“Điều quan trọng nhất mà chúng ta thấy được từ thí nghiệm trên đó là những phương pháp &’thông thường’ không mang lại hiệu quả. Để khắc phục tình trạng nấm mốc cần khắc phục những lỗi trong xây dựng chứ không đơn giản chỉ cần mua về các sản phẩm diệt nấm và cọ sạch nấm trên tường”
Phương pháp tẩy sạch và ngăn ngừa nấm mốc lây lan
Cách tốt nhất để đối phó với nấm mốc là ngăn ngừa chúng từ gốc, bởi vậy cần nhanh chóng tìm ra và xử lí những nơi ẩm ướt trong nhà càng sớm càng tốt như khắc phục các chỗ dột trên mái nhà, những chỗ rò rỉ trong hệ thống nước, cửa sổ… Cần giữ thông thoáng những khu vực ẩm ướt mà nấm mốc có cơ hội phát triển. Các thiết bị dùng trong phòng tắm, nơi giặt ủi và nhà bếp như máy sấy khô quần áo, máy giặt và máy rửa bát đều có thể trở thành nơi lí tưởng cho nấm mốc phát triển vì vậy cần giữ chúng khô ráo, lau khô nước đọng, thường xuyên mở cửa sổ, lắp đặt quạt thông gió để hạn chế tình trạng ẩm mốc.
Các chất chống nấm mốc trong siêu thị hầu hết không có hiệu quả như các nhà tiếp thị giới thiệu. Thành phần phổ biến nhất trong chất tẩy rửa nấm mốc là thuốc tẩy. Thuốc tẩy có thể làm hỏng bề mặt mà chúng ta cần làm sạch dẫn đến tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Các loại thuốc tẩy bày bán trong siêu thị chỉ tẩy sạch nấm mốc bám trên bề mặt mà không thực sự giết chúng.
Nếu bạn muốn làm sạch vùng nấm mốc, dùng miếng vải ẩm để lau cùng với chất tẩy rửa, ngoài ra giấm hoặc rượu cũng là một giải pháp hữu hiệu để khử nấm mốc. Tuy nhiên, đối với những rắc rối lớn hơn liên quan đến nấm mốc, bạn cần hỗ trợ từ các chuyên gia về vệ sinh và an toàn sức khỏe để loại bỏ chúng.
Có thể kể đến một số thủ thuật đơn giản giúp ngăn chặn và kiểm soát nấm mốc trong nhà như:
- Làm sạch nấm mốc trên các bề mặt cứng và giữ bề mặt luôn khô ráo: nên sử dụng nhiều xô và giẻ lau khi làm sạch để tránh tái nhiễm
- Hạn chế sử dụng những chất liệu dễ hút ẩm dùng trang trí nội thất như thảm, rèm vải,…
- Sử dụng quạt thông gió hoặc mở cửa sổ khi nấu ăn, khi tắm hay rửa bát đĩa
- Nên phơi quần áo ngoài trời
Thu Trang
Theo ABC
Tác dụng của thực phẩm lên men
Người cao huyết áp, tim mạch, bệnh thận không nên ăn hoặc hạn chế ăn mắm, dưa, cà muối.
Lên men là quá trình trao đổi chất, qua đó chất hữu cơ bị biến đổi dưới tác dụng của các men (enzyme) của vi sinh vật. Các vi sinh vật thường được sử dụng để lên men là vi khuẩn, nấm men, nấm mốc...
Các lợi ích của thực phẩm lên men
- Cải thiện hương vị thực phẩm:
Tùy theo cách lên men và chủng vi sinh vật sử dụng trong quá trình lên men mà tạo ra những mùi vị khác nhau. Ví dụ, muối dưa tạo nên sự lên men lactic, có sự lên men rượu tạo ra mùi thơm, vị chua. Quá trình lên men giải phóng CO2 tạo nên các loại nước giải khát có ga hoặc dưới tác dụng của vi sinh vật phân hủy glucid tạo ra đường đơn làm thực phẩm trở lên ngọt, phân hủy chất đạm tạo ra mùi đặc trưng của sản phẩm.
- Tăng khả năng tiêu hóa hấp thu:
Dưới tác dụng của men vi sinh vật, glucid dạng phức hợp được cắt nhỏ thành các đường mạch ngắn, chất đạm được cắt nhỏ thành các acid amin dễ tiêu hóa hấp thu.
Lactose là đường chỉ có trong sữa. Khi làm sữa chua, 70% đường lactose đã bị lên men và chuyển thành acid lactic nên ăn sữa chua dễ dung nạp hơn.
Sữa chua giúp tăng khả năng hấp thụ (Ảnh minh họa)
Trong môi trường acid của thực phẩm lên men, các khoáng chất như: calci, kẽm tăng khả năng hòa tan giúp dễ dàng hấp thu hơn.
- Tăng sức đề kháng:
Thực phẩm lên men còn là nguồn cung cấp lactic - loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Theo quy luật sinh tồn, vi khuẩn lactic bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, cạnh tranh chỗ bám làm kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh như E.coli, Salmonella (gây tiêu chảy), vi khuẩn Pylori (gây viêm loét dạ dày) và nấm candida.
Quá trình lên men còn tạo ra các chất kháng thể, chất kháng sinh như bacteriocm, hydrogen, peroxide, ertanol ức chế vi khuẩn có hại. Người ta còn nhận thấy một vài men tạo ra các chất chống ôxy hóa hấp thu các gốc tự do trong cơ thể - thủ phạm gây ung thư
- Tạo ra chất dinh dưỡng:
Quá trình lên men làm tăng hàm lượng một số vitamin. Sữa lên men thường giàu vitamin nhóm B. Lên men thực phẩm với chủng nấm men Sacchanromyces cerevisia (thường dùng trong nghề chế biến rượu) làm tăng lượng vitamin B1, vitamin PP và biotin. Nhờ các men, chất đạm được cắt nhỏ thành các acid amin được hấp thu trực tiếp và dễ dàng. Các thực phẩm giàu đạm lên men là nguồn cung cấp các acid amin như nước mắm, tương, chao, phô mai.
Muối dưa phải đạt độ chua cần thiết mới an toàn cho người dùng. (Ảnh minh họa)
Những điều cần lưu ý
- Hàm lượng muối: Các loại mắm, dưa, cà muối thường chứa nhiều muối. Bệnh nhân cao huyết áp, tim mạch, bệnh thận cần ăn chế độ ít muối không nên sử dụng hoặc hạn chế loại thực phẩm này.
- Muối chưa đạt độ chua có thể còn vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng gây nhiễm trùng. Đối với các loại rau quả, đặc biệt những loại rau thường sử dụng phân đạm urê để chăm bón quá trình lên men sẽ khiến hàm lượng nitrat có trong rau bị khử thành nitrit. Hàm lượng nitrit tăng cao trong một vài ngày đầu và giảm dần khi dưa đã vàng. Khi ăn dưa muối chưa đạt, nitrit vào cơ thể sẽ tác dụng với các gốc amin có trong thịt, cá, trứng... và nhất là mắm tôm để tạo thành nitrosamin, một chất có khả năng gây ung thư cho người.
- Sử dụng loại quá chua, đã có nấm mốc: Khi quá trình lên men hoàn tất, trên bề mặt của thực phẩm muối chua có thể xuất hiện nấm mốc để tiêu thụ bớt acid lactic. Hiện tượng này làm giảm acid và sau đó làm hỏng thực phẩm. Do vậy, những thực phẩm muối chua khi đã xuất hiện nấm mốc - thường có váng màu trắng, đen hoặc nhầy nhớt..., tốt nhất không nên sử dụng nữa.
- Quá trình lên men không đúng có thể không bảo đảm được vệ sinh thực phẩm. Trong trường hợp này, các vi khuẩn gây thối phát triển nhanh, thực phẩm không tạo ra môi trường acid nên không ức chế được các vi khuẩn gây bệnh, ký sinh trùng, không phân hủy được các độc tố và các chất hấp thu; ngược lại, còn có thể tạo ra một số chất độc như nitrosamin.
Loại trừ độc tố và vi khuẩn có hại Quá trình lên men có thể phân hủy các độc tố có trong thực phẩm như cyanogenic glucosid có trong khoai mì, măng hay mycotoxin trong hạt ngũ cốc. Nếu sử dụng những thực phẩm này mà chưa qua chế biến hoặc chế biến không đúng cách, cyamid sẽ giải phóng vào trong cơ thể và gây ngộ độc. Với liều 50 - 60 mg (tức vào khoảng 200 g măng tươi chưa luộc) cyanogen glucoside có thể gây chết người. Việc muối chua những loại thực phẩm này giúp loại bỏ được 90% - 95% cyanogenic glucoside trong vòng 3 ngày. Lên men còn có tác dụng trung hòa các chất phản hấp thụ như acid phytic có trong hạt ngũ cốc và antitrypsin có trong các loại đậu. Lên men lactic làm tăng nồng độ pH đã ức chế các vi khuẩn gây thối, các vi khuẩn có hại và ký sinh trùng.
Theo Eva
Thực phẩm bị nấm mốc nguy hiểm đến mức nào? Sau khi nghiên cứu về bệnh viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân, Bộ Y tế đã thông báo về nguyên nhân gây bệnh cho nhiều trường hợp tại xã Ba Điền, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi. Trong đó có nguyên nhân do người dân đã ăn loại gạo bị nấm mốc chứa aflatoxin, một độc tố vi nấm đã được...