Nằm lòng những chiêu trò ‘rút ruột’ khách hàng khi mua ô tô
Gia hạn thời gian giao xe để ép khách hàng mua phụ kiện là một trong những chiêu trò ‘rút ruột’ khách hàng khi mua xe.Trước thông tin lệ phí trước bạ tăng, nhiều khách hàng đã đổ xô đi mua ô tô nhưng lại không biết mình đang bị “rút ruột” bởi những món nghề của các nhân viên bán hàng hiện nay.
Thông thường, các nhân viên muốn khách hàng quyết định xuống tiền mua ô tô sẽ giới thiệu rất nhiệt tình các chương trình có lợi. Nhưng cuối cùng cái khách hàng nhận được vẫn là “trái đắng”.
Vừa qua, nhiều khách hàng phản ánh tình trạng đến ngày giao xe theo thỏa thuận nhưng đại lý không có động tĩnh gì. Theo đó, nhiều đại lý nêu ra một số lý do như nhà máy không kịp sản xuất, xe về muộn để chậm giao. Tuy vậy, nhân viên bán hàng sẽ gợi ý khách mua thêm phụ kiện cho xe thì sẽ được giao nhanh. Nhiều trường hợp, khách hàng đã phải bỏ ra đến 100 triệu đồng mới có xe.
Khi đi mua xe, khách hàng thường không chú ý vào đồng hồ đo km của xe mới. Tất cả những xe mới thực tế đều đã lăn bánh một vài km ở nhà máy. Tuy nhiên, có những khách hàng gặp trường hợp bị giao xe mà đại lý từng dùng cho khách thử, quãng đường chạy khá dài. Vì vậy, khách nên kiểm tra công-tơ-mét trước khi lấy xe.
Nhân viên sẽ giới thiệu với khách hàng những chiếc xe đã được lắp thêm phụ kiện.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, một số đại lý sẽ cho khách hàng xem chiếc xe đã được trang bị phụ kiện trước khi quyết định mua. Theo đó, họ sẽ chào mời mua phụ kiện, tuy nhiên không bắt buộc khách hàng phải mua tại đại lý. Thay vào đó sẽ lắp ráp trực tiếp cho khách hàng tại nhà, nhưng giá cả sẽ chênh lệch cao hơn so với phụ kiện tại hãng.
Thông thường, xe mới sẽ được đi kèm với một số dụng cụ như: bộ kích lốp hay thanh thể thao trên các xe bán tải, tam giác cảnh báo nguy hiểm trên một số xe. Nhưng do khách hàng không biết và bị nhân viên bán hàng lợi dụng chiếm đoạt hoặc bán cho người khác.
Một điều đáng lưu ý, khi đi mua xe khách hàng nên tìm hiểu giá cả cũng như các chương trình khuyến mãi mà đại lý có. Tránh bị nhân viên “bỏ quên” nhằm trục lợi cho bản thân. Những thông tin này có thể tìm thấy trên website chính hãng hoặc các kênh truyền thông hay tham khảo giá chéo từ các đại lý khác.
Ngoài ra, các phần chi phí trong việc đăng ký, đăng kiểm xe cũng cần kiểm tra kỹ, tránh bị lợi dụng không cần thiết.
Các khoản chi phí như tiền đặt cọc, phí đăng ký xe nên được nộp qua kế toán, lấy phiếu thu chứ không nên đưa trực tiếp cho nhân viên kinh doanh. Trước đây, từng có trường hợp khách giao tiền cho nhân viên nhưng nhân viên không giao lại cho đại lý. Vì thế, đại lý không có căn cứ giao xe cho khách, dẫn tới tranh chấp.
Theo PLO
Thương hiệu ô tô đáng tin cậy nhất năm 2019: Lexus dẫn đầu, Fiat bét bảng
Dựa trên kết quả khảo sát gần 33.000 xe ô tô về số lỗi gặp phải trong 3 năm đầu tiên sử dụng, tổ chức nghiên cứu thị trường J.D Power vừa công bố bảng xếp hạng thương hiệu ô tô có chất lượng đáng tin cậy nhất năm 2019.
Ô tô Lexus ít gặp lỗi nhất trong 3 năm đầu tiên sử dụngẢNH: CHICAGO TRIBUNE
Đều đặn mỗi năm, tổ chức nghiên cứu thị trường J.D Power tiến hành cuộc khảo sát chất lượng ô tô, đưa ra bảng xếp hạng về độ tin cậy nhằm giúp người tiêu dùng có thêm thông tin khi chọn mua "xế hộp".
Năm thứ 8 liên tiếp Lexus giành vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng thường niên của J.D Power
Năm nay, J.D Power tiến hành hành khảo sát các mẫu ô tô được sử dụng sau 3 năm, dựa trên phản hồi của 32.952 chủ sở hữu của những mẫu xe mới bắt đầu được sử dụng từ năm 2016. J.D Power thống kê tổng số lỗi từ 100 xe của mỗi thương hiệu ô tô gặp phải trong 3 năm đầu tiên sử dụng. Theo đó, kết quả xếp hạng chất lượng xe của các thương hiệu ô tô sẽ được đo bằng số lỗi trung bình tính trên 100 xe do J.D Power khảo sát. Ô tô của hãng nào ít dính lỗi nhất sẽ có xếp hạng chất lượng, độ tin cậy cao nhất.
Kết quả xếp hạng năm 2019 mà J.D Power vừa công bố cho thấy, với 106 điểm tương đương số lỗi trung bình mắc phải trên 100 xe được khảo sát, ô tô Lexus có chất lượng tốt nhất, đáng tin cậy nhất. Đây là năm thứ 8 liên tiếp Lexus giành vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng thường niên của J.D Power. Trong khi đó, Porseche cùng Toyota xếp ở vị trí tiếp theo khi cùng có 108 điểm. Như vậy, trong số 3 vị trí dẫn đầu đã có 2 thương hiệu ô tô Nhật Bản.
Kết quả xếp hạng thương hiệu ô tô chất lượng, đáng tin cậy nhất năm 2018 theo J.D. Power
Vị trí thứ 4 thuộc về Chevrolet với 115 điểm tương đương số lỗi trung bình mắc phải trên 100 xe được khảo sát. Buick xếp ở vị trí thứ 6 (118 điểm), trong khi vị trí thứ 7 và 8 đều thuộc về hai thương hiệu MINI, BMW thuộc tập đoàn BMW. Hai vị trí cuối cùng trong top 10 thương hiệu ô tô đáng tin cậy nhất năm 2019 thuộc về hai thương hiệu xe Hàn là Hyundai, KIA. Với lỗi trung bình mắc phải trên 100 xe lên tới 249 lỗi, thương hiệu Fiat xếp bét bảng. Trong khi đó, khá bất ngờ khi 2 thương hiệu ô tô hạng sang được đánh giá cao về độ an toàn như Volvo (204 điểm) , Land Rover (221 điểm) lại xếp ở các vị trí áp chót.
Theo đại diện J.D Power chất lượng trung bình của ô tô đã tăng 4% so với cuộc nghiên cứu khảo sát vào năm ngoái. Đây cũng là lần đầu tiên sau 30 năm J.D Power tiến hành nghiên cứu, số lỗi trung bình của ô tô thuộc thương hiệu phổ thông ít hơn so với các thương hiệu xe sang. Cụ thể, các thương hiệu ô tô phổ thông chỉ mắc trung bình 135 lỗi trên 100 xe so với 141 lỗi trên 100 xe ô tô thuộc các thương hiệu xe sang.
Năm nay, Tesla đã bị loại vì số lượng xe được khảo sát không đủ để xếp hạng. Theo trang Carscoop đièu này một phần vì Tesla đã không cho phép J.D Power liên hệ với khách hàng mua xe của mình. Khảo sát của J.D. Power cho thấy, chất lượng của ô tô tiếp tục được cải thiện nhưng với tốc độ khá chậm.
Theo TNO
Nở rộ tình trạng khách hàng mua ô tô bị ép mua phụ kiện Một số đại lý ô tô đã sử dụng các chiêu trò đề nghị người mua phải "móc hầu bao" cho các khoản ngoài giá trị đã niêm yết. Ảnh minh họa. (Nguồn: Dân trí) Vào thời điểm cận Tết như thế này, nhu cầu mua xe ô tô của người dân tăng cao trong khi các dòng xe nhập khẩu được cho...