Nấm hương giúp chống suy lão
Chất Lentinan và Lentinula Edodes có trong nấm hương có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u.
Món gà om nấm hương.
Trong Đông dược, nấm hương được coi là vị thuốc bổ nổi tiếng, được tôn là “ dược liệu” chống suy lão và trường thọ.
Theo y học cổ truyền, nấm hương vị ngọt tính bình, có công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, hoà huyết, tiêu đờm, có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sỏi thận và sỏi tiết niệu, trợ giúp tiêu hoá… Vì vậy, đây được coi là thực phẩm cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, rối loạn lipit máu, trẻ em suy dinh dưỡng…
Gà hầm nấm: Nấm hương khô 25g, mộc nhĩ đen khô 20g, thịt gà mái 500g, hạt sen 30g. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi cắt bỏ chân, rửa sạch, thái chỉ. Thịt gà rửa sạch, chặt miếng, hạt sen ngâm cho mềm ra. Tất cả cho vào nồi, đổ một lượng nước vừa đủ, hầm nhừ bằng lửa nhỏ, chế thêm gia vị, ăn nóng. Tác dụng: Kiện tỳ, bổ thận, ích khí, dưỡng huyết, dùng để chữa các chứng bệnh có biểu hiện khí huyết suy nhược, mệt mỏi nhiều, mắt mờ, đầu choáng, mất ngủ, hay quên.
Bầu dục xào nấm: Nấm hương tươi 100g, bầu dục lợn 2 đôi, gia vị vừa đủ. Nấm hương ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân. Bầu dục lợn bổ đôi, ngâm nước lạnh 2 giờ, lọc bỏ gân trắng rồi thái miếng. Xào nấm và bầu dục lợn riêng rẽ, khi chín thì trộn cả hai vào nhau, chế thêm gia vị là được. Tác dụng: Bổ thận, tráng dương, kích thích tiêu hoá, thích hợp cho những người yếu sinh lý, hay đau lưng, mỏi gối, ăn uống không ngon miệng.
Hải sâm xào nấm: Nấm hương khô 15g, mộc nhĩ đen khô 15g, hải sâm 100g, gừng, tỏi và gia vị vừa đủ. Nấm hương và mộc nhĩ ngâm nước cho nở hết rồi rửa sạch, cắt chân, thái chỉ. Hải sâm ngâm nước lạnh vài giờ rồi làm sạch, thái miếng. Xào qua hải sâm rồi cho nấm hương và mộc nhĩ vào, cho thêm tỏi giã nát, gừng tươi thái chỉ, gia vị, đun thêm vài phút là được. Tác dụng: Ích khí, bổ âm, cầm máu, tiêu viêm và phòng chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
Theo Gia Đình & Xã Hội
Đau khớp - Quá trình bình thường của sự lão hóa?
Xơ vữa động mạch là hiện tượng thành động mạch bị các mảng xơ vữa bám vào khiến nó bị dày lên, mất khả năng đàn hồi, đồng thời lòng động mạch bị hẹp lại hay bị tắt nghẽn, khiến máu khó lưu thông.
Video đang HOT
Khi gối đau nhẹ, nhiều người vẫn có thể chơi cầu lông, đạp xe, đi bộ.... đều đặn mỗi ngày. Nhưng lâu ngày, cảm giác đau nhức tăng lên đến mức người bệnh không thể đi lại được. Lúc này bệnh đã trở nặng.
Bệnh nặng vì chủ quan
Hầu hết mọi người cho rằng đau khớp là một quá trình bình thường của sự lão hóa và họ cần phải học cách sống chung với nó.
Bởi khớp liên quan đến các hoạt động hàng ngày mà chúng ta làm. Và nguyên nhân đau khớp gối, chủ yếu là thoái hóa khớp, phổ biến nhất là do tuổi tác.
Nhưng trên thực tế, còn có những nguyên nhân khác gây đau khớp như sưng viêm khớp, chấn thương hay nhiễm trùng khớp mà "thủ phạm" là do viêm khớp và loại viêm phổ biến nhất là viêm khớp xương mãn tính, bệnh này ảnh hưởng đến những khớp lớn như tại khớp gối và khớp háng.
Khi khớp bị tổn thương sẽ dẫn đến đau và làm giảm/ngừng sự vận động cũng như gây trở ngại cho các hoạt động hàng ngày.
"Đau các khớp lâu ngày là dấu hiệu của sụn bị tổn thương và nên sớm được quan tâm. Nếu không điều trị, khớp sẽ bị biến dạng và cơn đau có thể dẫn đến giảm khả năng vận động của bệnh nhân" bác sĩ Lim Lian Arn, chuyên gia phẫu thuật chỉnh hình tại bệnh viện Raffles, cho biết.
Viêm khớp ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng thuốc uống, tiêm, nẹp bên ngoài hay vật lý trị liệu. (Ảnh: Inmagine)
Dấu hiệu của bệnh
Viêm khớp là một bệnh lý mà rất nhiều người già gặp phải, đây là bệnh lý có hiện tượng viêm nhiễm tại khớp xương. Bệnh nhân bị viêm khớp thường bị những cơn đau hành hạ do các cấu trúc của chất lót khoẻ mạnh trong khớp đã bị tổn thương do quá trình viêm nhiễm.
Các bệnh nhân cao tuổi thường đến gặp bác sĩ Lim Lian Arn, chuyên gia ngoại chấn thương chỉnh hình tại Trung tâm chỉnh hình Bệnh viện Raffles để được tư vấn và điều trị các bệnh lý liên quan đến đau khớp khi gặp phải một trong những triệu chứng dưới đây:
- Khớp bị đau và bệnh nhân thấy đau hơn khi vận động, bệnh nhân không thể đi lại xa được nếu không điều trị sau 2 đến 3 tuần.
- Đau khớp đi kèm với sưng khớp và cứng khớp.
- Đôi lúc, tình trạng cứng khớp và đau nhiều hơn vào buổi sáng, sau đó giảm đi khi vận động trong ngày.
- Khớp bị biến dạng như chân vòng kiềng hay tật gối lệch vào trong.
- Đau khớp đi kèm với sưng, đỏ và nóng.
Quản lý bệnh - cách nào?
Viêm khớp ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng thuốc uống, tiêm, nẹp bên ngoài hay vật lý trị liệu, thay đổi phong cách sống (cụ thể), giảm cân và cung cấp các chất cần thiết cho khớp. Ở những giai đoạn sau, khi có nhiều cấu trúc sụn bị phá huỷ, phẫu thuật là lựa chọn tốt nhất để giảm đau và chỉnh lại các khuyết tật. Khi bệnh trở nặng, người bệnh không thể đi lại, thì cần phải đi khám ngay.
Ngoài ra, phẫu thuật thay khớp gối sẽ giúp khôi phục lại chức năng sinh lý của bộ phận bị ảnh hưởng khi các biện pháp trên không hiệu quả. Phẫu thuật viêm khớp bao gồm phẫu thuật nội soi khớp gối, phẫu thuật thay sụn xương, cắt xương chày để chỉnh trục xương và phẫu thuật thay khớp. Người bệnh có thể tập đi lại sau 3 ngày thực hiện phẫu thuật vàxuất viện sau 1 tuần điều trị...
"Phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối là lựa chọn cuối cùng khi tất cả các phương pháp điều trị khác không đem lại hiệu quả". Bác sĩ Lim cho biết, " Phẫu thuật thay khớp gối ít bị biến chứng, kể cả các biến chứng hay gặp phải như huyết khối tĩnh mạch hay nhiếm khuẩn vết mổ".
Phẫu thuật thay khớp gối sẽ thay thể bề mặt bị tổn thương của khớp bằng vật liệu nhân tạo làm bằng kim loại và nhựa. Các vật liệu nhân tạo này sẽ giúp cho khớp đạt được các cử động bình thường như trước đây. Những triệu chứng như đau nhức, biến dạng hay hạn chế vận động sẽ hoàn toàn chấm dứt, thay vào đó, bệnh nhân sẽ phục hồi được các vận động bình thường trước đây.
Những biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm:
- Duy trì tập thể dục đều đặn và giữ cân nặng hợp lý.
- Mang giày dép có độ cao phù hợp.
- Hạn chế các vận động khi làm việc hoặc tập luyện kéo căng khớp quá mức.
- Duy trì tư thế làm việc, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý.
- Bổ sung các loại thuốc bổ trợ cho khớp.
Theo PNO
Dị ứng da thời tiết: Một số bệnh dị ứng thường gặp Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại; thay đổi hướng gió, gặp mưa... rất dễ gây viêm mũi dị ứng và bệnh đau đầu. Ảnh minh họa Viêm mũi dị ứng: Những thay đổi về thời tiết từ nóng sang lạnh và ngược lại; thay đổi hướng gió, gặp mưa... rất dễ gây viêm mũi dị ứng...