‘Nam hậu’ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử Trung Hoa, đẹp hơn cả Điêu Thuyền, Tây Thi, chung tình đến mức chấp nhận bị xử tử ở tuổi 30
Thời cổ đại, việc Hoàng đế có nam sủng vốn không phải là chuyện kỳ quái. Tuy nhiên việc phong một nam giới làm Hoàng hậu, đưa vào cung hầu hạ là chuyện chưa từng có trong lịch sử.
Vị “ Hoàng hậu đàn ông” sở hữu nhan sắc khuynh thành, khiến nhà vua điêu đứng này có một cuộc đời vô cùng lận đận.
Nhắc đến những nhân vật đẹp nhất trong lịch sử cổ đại Trung Hoa, đa phần mọi người đều nghĩ đến những mỹ nhân sở hữu nhan sắc khuynh nước khuynh thành như Tây Thi hay Điêu Thuyền. Nhưng trong lịch sử Trung Hoa có một người đàn ông có nhan sắc “hoa nhường nguyệt thẹn”, thậm chí còn đẹp hơn cả Tây Thi hay Điêu Thuyền. Vẻ đẹp ấy từng làm xáo động triều đình, sinh ra một khái niệm mới là “ nam hậu” trong xã hội phong kiến. Người đàn ông đó chính là Hàn Tử Cao.
Hàn Tử Cao , còn gọi là Trần Tử Cao, tên cũ là Man Tử, xuất thân ở tầng lớp thấp kém. Khi 16 tuổi, Hàn Tử Cao đã bộc lộ diện mạo khôi ngô bất thường với da trắng nõn, tóc đen tuyền, lông mày thanh tú, vóc dáng lại nho nhã thư sinh, khiến nhiều người tò mò tới chiêm ngưỡng.
Theo sử sách ghi chép, bấy giờ thế sự loạn lạc, Tử Cao cùng cha lưu lạc khắp nơi, thường đụng phải binh sĩ. Tuy nhiên, nhờ diện mạo khôi ngô của mình, Tử Cao nhiều lần được binh sĩ tha mạng.
Khi đang chuẩn bị trở về quê hương, Hàn Tử Cao vô tình gặp Trần Văn Đế. Thấy dung mạo mỹ lệ của Hàn Tử Cao, Trần Văn Đế động lòng liền ngỏ lời: “ Người đẹp, ngươi có đồng ý theo ta, cùng hưởng vinh hoa phú quý hay không?”. Tử Cao đồng ý. Khi đó, Trần Văn Đếmới 22 tuổi.
Theo ghi chép, Trần Văn Đế có 2 thói xấu là thích đánh người khác và không muốn cho ai qua đêm chung phòng với mình. Tuy nhiên Hàn Tử Cao là ngoại lệ. Ngày Trần Văn Đế dạy cho Hàn Tử Cao cưỡi ngựa tập võ, đêm lại dạy Hàn Tử Cao đọc sách viết chữ.
Khi chưa lên ngôi đế, Trần Văn Đế hứa hẹn với Hàn Tử Cao: “Người ta nói, ta có tướng làm đế vương. Nếu là thật, khi đó ta sẽ lập ngươi làm hoàng hậu. Chỉ là tình yêu đồng tính người đời không chấp nhận”. Hàn Tử Cao khi đó tự tin đáp lại rằng, nếu được lập làm hậu, ông sẽ không sợ người đời bàn tán.
Video đang HOT
Hàn Tử Cao tuy xuất thân thấp hèn nhưng lại là người thông minh. Được Trần Văn Đế dạy văn, dạy võ, ông trở thành trợ thủ đắc lực, vào sinh ra tử giúp Trần Văn Đế xây dựng triều đại nhà Trần. Không ít lần, Hàn Tử Cao chủ động xông pha trận mạc, chinh chiến nơi sa trường.
Họ sống chung với nhau, thân thiết hơn vợ chồng. Tính tình Trần Văn Đế vô cùng nóng nảy, thường hay tức giận, nhưng chỉ cần thấy Hàn Tử Cao là nhanh chóng tiêu tan.
Khi lên ngôi, Trần Văn Đế muốn phong Hàn Tử Cao làm hoàng hậu như đã hứa nhưng bị bá quan văn võ ra sức ngăn cản. Trước sự phản đối dữ dội, Trần Văn Đế chỉ có thể phong Hàn Tử Cao làm Hữu Quân tướng quân và không cho ông được rời mình nửa bước.
Không phong Hàn Tử Cao làm Hoàng hậu nhưng Trần Văn Đế cũng không sủng ái hay gần gũi bất cứ phi tần nào, kể cả hoàng hậu của mình. Năm 566, Trần Văn Đế mắc bệnh nặng nằm liệt giường. Những năm tháng cuối đời này, bên cạnh Trần Văn Đế cũng chỉ có một tay Hàn Tử Cao hầu hạ. Nhớ chuyện khi xưa không giữ được lời hứa lập hậu, Trần Văn Đế cảm thấy có lỗi với Tử Cao bèn để lại di cáo nói rằng khi mình chết đi, ông muốn trước cửa lăng mộ của mình phải có hai con kỳ lân đá, đều mang giới tính đực, để chứng tỏ tình cảm của mình dành cho Hàn Tử Cao.
Sau khi Trần Văn Đế qua đời, em họ của hoàng đế là Trần Húc nhiếp chính, định dùng quyền lực ép Hàn Tử Cao làm nam sủng nhưng không được. Sau đó, Trần Húc gán cho Tử Cao tội phản loạn. Khi đó, Hàn Tử Cao vẫn nắm binh quyền trong tay. Tuy nhiên, ông không phản kháng mà chấp nhật bị xử tử ở tuổi 30. Sau khi chết, xác Hàn Tử Cao được chôn cùng với Trần Văn Đế trong lăng mộ. Hàn Tử Cao quyết định như vậy là để bảo vệ gia tộc cũng như tấm lòng trung trinh với Trần Văn Đế.
Trong lịch sử, nữ thái giám thực sự tồn tại, và quá trình thanh lọc của họ tàn nhẫn hơn so với nam thái giám rất nhiều
Trước khi vào cung làm thái giám, các nam nhân sẽ phải tịnh thân (bị thiến) nhằm tránh xảy ra những chuyện nam nữ phiền phức chốn hậu cung. Vậy còn nữ thái giám thì sao, quá trình tịnh thân của họ sẽ diễn ra như thế nào?
Năm 495, Hiếu Văn Đế của triều đại Bắc Ngụy đã tiến hành cải cách hệ thống cung phi, thê thiếp trong hậu cung. Trong cuộc cải cách này, ngoài việc làm rõ hơn địa vị độc quyền của thê thiếp, thì cung nữ thái giám cũng được tiến hành.
Có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy rất ngạc nhiên khi nghe đến từ "nữ thái giám", bởi hầu hết chúng ta đều chỉ thấy thái giám trên các bộ phim truyền hình là tên gọi của các nam nhân sau khi tịnh thân chứ chưa từng thấy thái giám là nữ bao giờ? Vậy có nữ thái giám thật không?
Trên thực tế, nữ thái giám thực sự tồn tại trong lịch sử, nhưng quá trình thanh lọc của họ tàn nhẫn hơn nhiều so với nam giới.
Cải cách hệ thống vợ chồng
Như chúng ta đã biết, thời cổ đại những nam nhân được đưa vào cung làm thái giám phải tịnh thân trước (làm mất đi "của quý" của mình - hay còn gọi là bị thiến), nên họ còn được gọi với cái tên là "hoạn quan". Việc nam thái giám bị thiến sẽ giúp tránh gây ra nhiều phiền phức về chuyện nam nữ trong cung. Vậy còn nữ thái giám, khi vào cung họ có phải "tịnh thân" trước không? Nếu có thì quá trình đó sẽ diễn ra như thế nào? Muốn hiểu rõ vấn đề này phải nói đến hệ thống cung phi, thê thiếp trước thời Bắc Ngụy.
Theo ghi chép của "Ngụy thư", trước khi Hiếu Văn Đế của nhà Bắc Ngụy cải cách hệ thống cung phi, thê thiếp không chỉ là vợ của Hoàng đế mà còn là người cai quản các bộ phận khác nhau chốn hậu cung, được gọi là quan nữ.
Điều này không sai, trên thực tế, hệ thống cung nữ đã có từ thời Tiền Tần, theo ghi chép của "Sử ký", trong hậu cung của hoàng đế nhà Chu, ngoại trừ hoàng hậu, tất cả các phi tần khác đều gọi là nữ quan và phụ trách những việc khác nhau.
Ví dụ, các phi tần thì có trách nhiệm dạy dỗ con cái, các hạ nhân có trách nhiệm cúng tế và tiếp khách, các phu nhân thuộc hạ chịu trách nhiệm về chế độ ăn uống, sinh hoạt của Hoàng đế. Vì vậy, chúng ta có thể thấy rằng các phi tần trước thời Bắc Ngụy, mặc dù có tước vị, có lương bổng nhưng dường như vẫn làm công việc của cung nữ. Tất nhiên, họ không phải tự mình làm việc đó, mà là họ chỉ đạo người hầu của mình làm việc. Tình trạng này tiếp tục diễn ra trong các triều đại sau đó, và ngay cả nhà Tần và nhà Hán cũng kế thừa hệ thống này.
Tuy nhiên, những vị Hoàng đế sau này đã dần phát hiện ra những lỗ hổng trong hệ thống trên. Chẳng hạn, những phi tần có tài quản lý thì tính tình cứng nhắc, thô lỗ vì họ phải lo toan mọi việc lớn nhỏ trong cung nên càng ngày càng bị hoàng đế ghẻ lạnh, không có cơ hội sủng ái. Còn những phi tần suốt ngày chỉ biết ăn diện phấn son thì chỉ tìm mọi cách để mua vui cho hoàng đế mà không có tài quản lý, để chuyện hậu cung rối tung cả lên. Vì những bất cập này, đã dẫn tới cuộc cải cách hệ thống cung phi, thê thiếp của Hiếu Văn Đế.
Hoàng đế Hiếu Văn quy định sau khi thực hiện hệ thống mới, tất cả các phi tần không còn quyền quản lý hậu cung mà phải hết lòng phục vụ Hoàng đế. Để cai quản hậu cung, sẽ có một hệ thống nữ quan bao gồm Nội ti, Thái ti và Nữ thượng thư được đặc biệt bổ sung vào hậu cung. Đương nhiên, những nữ quan này đã được tuyển chọn kỹ lưỡng từ những người phụ nữ có năng lực nhất để có thể gánh vác trọng trách chốn hậu cung.
Tuy nhiên, khi hệ thống này lan rộng đến các triều đại nhà Đường và nhà Tống, các vấn đề mới đã xuất hiện.
Nỗi đau của thái giám
Do những nữ quan này có thể trực tiếp tiếp xúc với hoàng đế, hơn nữa, một trong số họ rất thông minh và quyến rũ. Nếu như một ngày họ có tham vọng muốn được Hoàng đế sủng ái, hoặc chỉ cần một ngày nào đó hoàng đế phát sinh tình cảm với các nữ quan thì hệ thống này không phải là vô dụng sao?
Để đề phòng những trường hợp trên xảy ra, ở triều đại nhà Đường và nhà Tống, đã áp dụng phương pháp rất tàn độc với các nữ thái giám trong cung.
Nam thái giám "tịnh thân" trước khi vào cung, trở thành người không có khả năng sinh con (mất gốc). Còn nữ thái giám thì mức độ còn kinh khủng hơn nam thái giám rất nhiều
Quá trình tịnh thân của nữ thái giám đã được ghi chép lại như sau: Người phụ trách "tịnh thân" sẽ dùng chùy mềm đập vào phần bụng dưới của họ cho tới khi buồng trứng tụt ra ngoài rồi cắt bỏ, từ đó khiến những cô gái này mất đi năng lực sinh sản.
Ngoài ra, ngực của những nữ thái giám nàycũng bị cắt bỏ khiến họ hoàn toàn mất đi nét đẹp đặc trưng của phái nữ.
Có thể thấy, những nữ thái giám này không chỉ bị ép "rụng buồng trứng", làm mất đi khả năng sinh sản mà còn phải cắt bỏ cả hai vú, quả thực còn tàn nhẫn hơn cả việc nam thái giám bị thiến. Bởi đây là một quá trình rất tàn khốc nên trong triều đại nhà Thanh, những người cai trị đã bãi bỏ hệ thống này.
Trải qua hơn 200 năm tồn tại, không có bất kỳ nhân vật nào nổi tiếng trong số các nữ thái giám nên chuyện của họ ít được nhắc đến và dần mai một đi, cho nên ngày nay chúng ta biết rất ít về họ cũng là điều dễ hiểu.
Hủ tục ghê rợn 'chôn sống' bố mẹ già: Con cái xây mộ hở miệng, mỗi ngày đi đưa cơm mang một viên gạch để lấp Khi những người già bước qua tuổi 60, họ được đưa đến ngôi mộ xây sẵn và chôn sống một cách từ từ. "Trăm việc lấy hiếu thuận làm đầu", trong quan niệm đạo đức truyền thống của Trung Quốc, đạo hiếu luôn chiếm vị trí chủ đạo. Nếu con cái trong gia đình không hiếu thảo, đối xử thô bạo với bố...