Nắm gọn tâm lý đàn ông trong lòng bàn tay để luôn hiểu chàng muốn gì
Những mẹo nhỏ sau đây sẽ giúp bạn phần nào đó nắm bắt suy nghĩ của chàng, để chàng luôn không ngừng yêu bạn…
1. Niềm vui bất ngờ
Không chỉ riêng phụ nữ , đàn ông đôi khi cũng cần những điều bất ngờ được tạo ra từ người yêu của mình. Những điều bất ngờ ấy không cần to tác, chỉ cần những điều nho nhỏ như nấu cho chàng 1 bữa cơm toàn món chàng thích, mua cho chàng một món quà không nhân dịp gì cả, hay chỉ cần 1 nụ hôn buổi sáng trước khi chàng đi làm cũng khiến chàng vui vẻ cả một ngày dài.
2. Tạo cảm giác an toàn
Đàn ông luôn tìm một người phụ nữ đủ để anh ấy tin tưởng trong mọi tình huống. Bạn càng tạo cho chàng cảm giác an toàn càng chứng tỏ với chàng rằng bạn luôn yêu anh ấy thật tâm thật dạ.
3. Không ngoan ngoãn quá mức
Tạo cảm giác an toàn cho chàng nhưng không đồng nghĩa với việc làm một con mèo ngoan ngoãn ngồi trên đùi chàng mãi. Hãy sống chân thật như con người bạn vốn thế, thực hiện đam mê và làm những gì bạn cần. Như thế, tình yêu mới có những sắc màu riêng, có nhiều thứ để cùng nhau chia sẻ hơn, chứ không phải ngồi im và lắng nghe chàng kể về công việc của chàng thôi.
4. Đừng thể hiện thái quá trước mặt chàng
Đừng thao thao bất tuyệt 1 vấn đề gì đó để chính tỏ cho chàng biết rằng bạn am hiểu nó sâu sắc đến mức nào. Thay vì ngồi đó 1 mình bình luận về trận đá bóng, bạn hãy cùng chàng trao đổi, thỉnh thoảng hỏi chàng vài điều như “cậu thủ mang áo số đấy tên gì?”, “liệt vị là gì”, hay “cầu thủ tiền đạo là sao ?”, chàng sẽ vui vẻ giải thích cho bạn tận tình. Bạn nên tạo ấn tượng với anh ấy bằng sự nhẹ nhàng, tinh tế và những ưu điểm của mình một cách tự nhiên nhất có thể.
5. Ghi nhớ những chi tiết cơ bản của anh ấy
Đàn ông không không quá cầu kỳ phức tạp, thế nên việc ghi nhớ những tiết cơ bản của chàng không có gì quá khó. Bạn nên ghi nhớ tên, số điện thoại, nghề nghiệp, quê quán hay những sở thích ăn uống, sở thích cá nhân của chàng. Những điều này sẽ giúp bạn có thể làm chàng cảm thấy hài lòng và đánh giá cao về bạn.
Theo Elle
Làm mẹ ba con thì đã sao
Một ngày, tôi ngồi quán cà phê với ba bốn bà mẹ ba con. Mọi người đều than, con làm mình hạnh phúc bao nhiêu thì xã hội làm người mẹ ba con thấy khó sống bấy nhiêu.
Trang Hạ
Video đang HOT
Chỉ hai năm nay, tôi có tới gần một tá bạn gái, người quen lứa tuổi 7X báo tin họ trở thành... mẹ ba con! Họ đều là những người có chút tiếng tăm trong xã hội, có tiền, có địa vị, tài hoa và học vấn, bỗng dưng vào lúc tuổi ba mươi tiến dần tới bốn mươi, lại thèm... làm mẹ thêm một lần nữa. Mà họ đều không phải những người "nhẹ dạ" lỡ nghe đàn ông xui dại, càng không phải những người làm mẹ dễ dãi nuôi con theo kiểu "trời sinh voi sinh cỏ". Sinh con thứ ba bao nhiêu gánh nặng, mà với phụ nữ đô thị, sự nghiệp với thú vui chiếm không ít thời gian, thời gian đâu làm mẹ để yêu cho đủ ba đứa nhóc?
Rồi đến lúc chính bản thân tôi cũng quyết định mang bầu bé thứ ba, đúng vào thời điểm khó khăn nhất của cuộc sống: Chuyển tới một thành phố mới, bắt đầu một sự nghiệp mới, kiếm một ngôi nhà mới và sinh một đứa con mới, tất cả chỉ trong thời gian hơn nửa năm! Đó là những việc mà người khác có khi muốn làm được sẽ phải mất cả đời.
Và một bà mẹ vốn chỉ định sinh một đứa con duy nhất như tôi, rốt cuộc chớp nhoáng trở thành mẹ của ba đứa con thơ. Sức mạnh nào khiến một phụ nữ sống giữa bão giá và cuộc sống nhiều đòi hỏi vật chất của thế kỷ hai mốt, có đủ can đảm trở thành... mẹ ba con? Từ chuyện 8X ba con đến chuyện 6X chửa nốt.
Tuần trước, cô gái 8X đến giúp việc nhà tôi mới được hơn tháng, bỗng hoảng hốt thông báo: "Chị ơi, em đã mang bầu!". Mới ngoài đôi mươi, cô đã là mẹ của hai con nhỏ. Đứa thứ ba mới hoài thai, nằm ngoài dự tính của cô, và của tất cả mọi người, kể cả chồng cô. Chồng cô làm ầm lên, rằng sao mới cho vợ lên thành phố đi làm mấy tuần mà đã... mang bầu là sao nhỉ! Và ông chồng hăm dọa: "Về đây rồi mày biết tay tao!".
Cô gái 8X không định phá thai, bởi làm thế, tình ngay lý gian, người ở quê ác mồm lắm, sẽ thị phi suốt đời cô, nói cô ra thành phố làm cái nghề gì mà... chửa! Mà sinh con ra để chứng minh là con mình đàng hoàng, thì cắm mặt vào con cái cơm nước, cô coi như không còn cơ hội nào khác đi ra khỏi lũy tre làng, cũng chả kiếm đủ tiền để nuôi gia đình. Cô nói, kể cả chồng có xin lỗi vì lỡ lời, hay làm găng lên hai vợ chồng bỏ nhau, cô cũng quyết giữ lấy đứa bé để sinh nó ra, cho chồng và họ hàng làng xóm phải chống mắt lên xem nó giống ai. Đứa bé giờ không phải là đứa bé nữa, nó đã là danh dự của cô!
Tôi gói ghém đồ đạc cho cô gái về quê, đường xa cả trăm cây số, lòng thắt lại. Tôi không hỏi cô ai là bố đứa bé (tôi càng không hỏi chồng tôi, ai là bố đứa bé?), dù ngay cả chồng cô cũng hoài nghi điều đó. Vì tôi tin đứa bé là con của chính vợ chồng cô, hơn thế nữa, dù cuộc đời này xếp đặt thế nào, thì tôi nghĩ đứa bé vẫn luôn luôn là con của chính cô mà thôi. Tuy nhiên, tôi vẫn bảo người thiếu phụ đáng thương: "Hãy nghĩ kỹ trước khi làm mẹ thêm một lần nữa!".
Ảnh minh họa.
Bởi, cô sẽ thành bà mẹ ba con thụ động, ngoài dự định cuộc đời. Ai biết được liệu đứa bé sẽ hủy hoại đời cô? Trên thực tế, nó đã hủy hoại đời cô ngay từ bây giờ, khi cô rắp tâm dùng nó làm vũ khí chống lại xã hội cổ hủ lắm điều tiếng ở nhà quê.
Hàng xóm trong ngõ nhà tôi vừa chào đón thêm một bé gái mới chào đời. Bé là con thứ ba. Nhưng mẹ của bé lại không phải là bà mẹ ba con. Vì bà mẹ 6X ba con ấy ngay từ lúc rời bệnh viện ôm đứa trẻ sơ sinh về nhà, đã lên kế hoạch để trong tương lai trở thành bà mẹ bốn con. Lý do: Ông chồng cúng bái xem bói suốt ngày, rất mê tín và gia trưởng. Họ có ba con gái, nên sẽ đẻ thêm lần thứ tư để kiếm con trai nối dõi!
Ông hàng xóm của tôi cho rằng, vợ ngoài bốn mươi vẫn chửa đẻ tốt. Và bà hàng xóm cũng nghĩ rằng, đẻ con cho chồng thì có gì mà phải xấu hổ, nhất là khi, nếu không đẻ được thằng cu, bốn mẹ con chị sẽ ra đường.
Bà mẹ chồng nhà hàng xóm lại luôn miệng xúi rằng, ngày xưa chúng tôi khổ sở thế mà còn nuôi được bốn năm đứa, giờ các chị sướng rồi, chả có lý do gì mà thoái thác việc làm mẹ! Nào là thuê ô-sin để trốn nghĩa vụ làm dâu, cho đến việc lấy cớ lương ít, con cái khổ. Ngày xưa tôi mà không đẻ cố thì giờ lấy đâu ra chồng cho chị ôm ấp?
Những áp lực vô hình và hữu hình ấy, đã khiến nhiều người phụ nữ bất đắc dĩ trở thành mẹ ba con. Mà trong số đó, có rất nhiều người sinh con thứ ba chỉ để tìm kiếm đứa con trai, cho vui lòng chồng. Thật thế, hồi tôi mang bầu bé thứ ba, các bác sĩ khám thai ở Hà Nội hay ở TP.HCM đều thắc mắc, tại sao tôi đã có đủ nếp đủ tẻ vẫn sinh con thứ ba? Theo các bác sĩ cho biết, họ gặp tới 90% sản phụ sinh con thứ ba chỉ vì tìm kiếm con trai. 10% còn lại là đã có hai con trai, muốn sinh thêm bé gái, hoặc hiếm hoi là những người "vỡ kế hoạch" trót mang thai ngoài ý muốn.
Hóa ra, nếu sự thật như thế, thì có bao nhiêu bà mẹ ba con đã thực sự sinh con vì sự khao khát của chính bản thân mình và cuộc sống hạnh phúc của chính đứa con ấy? Bao nhiêu người không bị áp lực giới tính, không phải là một cuộc chạy đua tìm kiếm giới tính thai nhi, hoặc không... bỗng dưng phát hiện mang bầu?
Tôi cũng là mẹ ba con, nhưng tôi tin rằng, làm mẹ ba con không đơn giản chỉ là mang thai thêm một lần nữa, hay mỗi bữa cơm từ sau mâm bát sẽ thêm một suất ăn, hay có đủ lương nuôi con ăn học không! Mà vấn đề là, bạn có đủ tư cách để làm mẹ ba con hay không?
Ảnh minh họa.
Như người thiếu phụ 8X sắp ba con kia, cô ấy còn không thể bảo vệ chính bản thân mình, thì liệu mang được gì cho đứa con trong tương lai? Người chồng và xã hội nhỏ bé nơi làng quê ấy có thể giày xéo sỉ nhục được cô, chỉ vì chính cô đã cho họ cơ hội để làm việc đó! Khi cô không đủ dũng cảm bỏ chồng bỏ quê để đi tới một cuộc sống có thể mang cho chính mình và hai đứa con cuộc sống tốt hơn, thì chắc gì cô mang được cái gì tốt đẹp hơn cho đứa con thứ ba? Và, tại sao một đứa bé bất đắc dĩ được sinh ra lại phải gánh trách nhiệm mang lại cho mẹ nó một cuộc sống tốt đẹp hơn? Bởi đơn giản, "bất đắc dĩ" tức là người mẹ ấy chưa sẵn sàng làm mẹ (hoặc chưa chuẩn bị để làm mẹ một lần nữa).
Và một lý do quan trọng hơn hết, đó là, người mẹ sinh con ra không phải để yêu thương nó, cho nó hạnh phúc, mà sinh ra để đạt một mục đích nào đó, là có lỗi. Như sinh con ra để nó chứng minh giá trị của người mẹ, hay sinh con ra để hy vọng nó sẽ là con trai, khác gì người mẹ đang ăn bám vào giới tính của đứa con ấy?
Một ngày, người hàng xóm nhìn thấy tôi dắt lũ trẻ nhà tôi đi qua, chị cứ trầm trồ xoa đầu hai thằng con trai của tôi và nói:
- Mẹ mày thật sướng, mẹ mày đã có tận hai thằng cu! Còn bác thì vẫn phải phấn đấu!
Tôi hỏi:
- Thế nếu lần thứ tư sinh con là con gái, thì chị tính sao?
Chị hàng xóm trả lời:
- Thì đành phải chấp nhận, năm mẹ con cuốn gói ra khỏi cái nhà này!
Tôi nói dè dặt:
- Chị có nghĩ như thế là chị đang sống bám vào hy vọng đứa con trai của tương lai (mà thậm chí có thể sẽ không xuất hiện)? Sao chị không lo cuộc sống độc lập cho bốn mẹ con ngay từ bây giờ, khi mà bây giờ mẹ con chị đang đứng ở vị trí dự bị để anh ấy... thải ra khỏi cuộc sống của anh ấy? Đằng nào chị chả phải tự nuôi chúng? Với phụ nữ mình thì con nào chả là con. Còn hơn là chị cứ nuôi cho anh ấy một hy vọng rằng, tương lai chị sẽ đẻ nữa!
Chị hàng xóm giận dữ:
- Những người có nếp có tẻ thì nói thế nào chả được!
Hóa ra, rất nhiều người đàn ông có lỗi với đàn bà. Vì đã bắt họ sinh đứa con không phải vì tình yêu, mà vì tìm kiếm một cơ hội sống sót tiếp trong đời người đàn ông. Ở điểm này, có lẽ không phải chỉ là bi kịch của riêng những người mẹ ba con quanh ta.
Nhưng hạnh phúc sẽ đến với người xứng đáng làm mẹ ba con. Một ngày, tôi ngồi quán cà phê với ba bốn bà mẹ ba con. Mọi người đều than, con làm mình hạnh phúc bao nhiêu thì xã hội làm người mẹ ba con thấy khó sống bấy nhiêu.
Ảnh minh họa.
Một chị nổi tiếng hoa khôi, tài giỏi và cũng... giỏi kiếm tiền thì cho biết, kể từ ngày chị mang bầu bé thứ ba đến giờ, ba năm qua chị đã chuyển qua năm cơ quan, từ nhà nước chuyển ra tư nhân, rồi từ vị trí quản lý trở thành nhân viên làm việc dự án độc lập. Đứa đầu đã đi du học nước ngoài, con thứ hai học trường quốc tế cả ngày, chị vừa làm việc ở nhà vừa ôm bé út, cuộc sống thỏa mãn cả vật chất lẫn tinh thần, không kêu ca vào đâu được nữa. Thế nhưng, chị vẫn nhớ mãi sự tổn thương khi bị cơ quan cũ sa thải. Chị nói:
- Chúng ta đều là những người có học, ở nước ngoài về có vị trí xã hội, có tài có tiền, thế mà chỉ vì muốn được làm mẹ thêm một lần nữa, bị bao nhiêu sức ép, trong khi chúng ta sẽ làm mẹ của của một bé được chăm sóc đầy đủ, cuộc sống tiện nghi, cho bé môi trường giáo dục tốt nhất của xã hội. Vậy đứa bé sinh ra trong nhà tôi sẽ nâng cao chất lượng dân số cho xã hội, bé có nhiều cơ hội để khỏe mạnh thành đạt hơn cho xã hội chứ.
Một chị bạn tôi 6X cũng vừa làm mẹ ba con được... vài ngày, vì đã xin một đứa bé bị bỏ rơi ở ngoài đường về nuôi. Chị đang hoàn tất thủ tục giấy tờ với địa phương để nhận nuôi con, chạy qua quán cà phê ngồi vội một lúc, chị nói:
- Tớ tình nguyện làm mẹ ba con, coi như từ giờ mình chỉ chạy xe máy bởi đã xác định rằng, tiền tỷ mua ô tô là để nuôi nó từ giờ đến khi nó lớn 18 tuổi. Hy sinh nhiều thứ nhưng có được một đứa con để yêu thương, xứng đáng chứ! Làm mẹ thật hạnh phúc, nhiều khi chỉ mong con cái mình sẽ... đừng lớn tiếp nữa, hãy cứ bé thơ trong vòng tay mình!
Tôi kể chuyện cô giúp việc nhà tôi sẽ sinh đứa con thứ ba trong nước mắt, và nói:
- Tớ thật may, tớ gặp một người đàn ông mà mình yên tâm chọn anh ấy làm bố của con mình. Cái điều làm cho tớ dũng cảm quyết định hy sinh tuổi trẻ và sự nghiệp để... làm mẹ chuyên trách, là cảm giác an toàn ở bên người đàn ông, và cảm giác hạnh phúc ngây ngất khi được làm mẹ, khi sẽ nuôi con bằng tất cả những gì tốt nhất ta có thể. Hạnh phúc cả khi con khóc và cười. Chứ không phải con cười mẹ khóc.
Và tôi nói thêm, chính vì lý do đó, tôi đã không hề thoáng qua ý nghĩ sẽ hỏi chồng rằng, con của cô giúp việc là con ai!
Bởi nếu một người đàn ông, có một giây phút nào đó, ta không thấy được cảm giác yêu thương tin tưởng và cảm giác an toàn mà họ mang lại, thì chắc chắn ta đã không sinh con tới lần thứ ba với họ.
Bạn tôi, người mẹ ba con sớm nhất đám bạn, giờ bé út đã vào lớp một, thì nói:
- Hồi tớ mới sinh bé, cũng phải khốn khổ bảo vệ con trước sự công kích của xã hội. Người thì bảo là mình "vỡ kế hoạch", người thì cho rằng đứa thứ ba là của nợ không mong muốn, làm trì trệ xã hội, tăng dân số, tăng gánh nặng cho... họ! Nhưng phụ nữ, lại là phụ nữ thành công bận rộn yêu đời, thì có khi cũng chỉ dám sinh đến đứa thứ ba là cùng. Trong khi mấy ông đàn ông, họ mà thành đạt thì có lẽ năm bảy con cũng chẳng ai biết. Có ông dương dương tự đắc mười mấy con, lên báo suốt đó thôi. Mấy ông ấy mới là nguy cơ của xã hội! Nên thực sự ở Việt Nam, đàn ông mới là những người... đẻ giỏi!
Thực ra, ba con hay con đầu lòng cũng không khác gì nhau, vì hạnh phúc chỉ đến nếu chúng ta thực sự yêu thương và hiểu giá trị của yêu thương. Và rồi, chính tình yêu ấy mang lại cho chúng ta sức mạnh.
Theo Ngôi sao
Bố khuyên tôi nên giả nghèo để thử lòng bạn gái và cái kết quá bất ngờ Thật bất ngờ, bố đã khuyên tôi nếu chưa tin tưởng em thì có thể dùng cách này để thử lòng em. Nghe kế hoạch của bố, tôi biết rằng sẽ phải rất cố gắng tôi mới có được sự bản lĩnh và thông minh như của bố. Mẹ tôi mất từ khi tôi mới lên 5. Bố nhất định không đi bước...