Nam giới và “đạn chắc – đạn lép”
Không sinh con đẻ cái được có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nam giới cũng như phụ nữ chứ không phải “do số” (?!)
Ảnh minh họa
Một số trường hợp, người đàn ông có thể nghĩ đến khả năng mình bị hiếm muộn là khi “cậu nhỏ” bị trục trặc, tinh hoàn quá bé hay không hề có.
Còn đại đa số các trường hợp phải đi xét nghiệm tinh trùng mới biết được.
Trước tiên cần nhấn mạnh rằng, không sinh con đẻ cái được có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nam giới cũng như phụ nữ chứ không phải “do số” (?!)
Trong y học, các bác sĩ thích sử dụng từ “hiếm muộn” hơn “vô sinh” vì nó đem lại cho người bệnh niềm hy vọng còn cứu chữa được. Có những người chưa bao giờ có con thì y học gọi là “hiếm muộn nguyên phát”. Nhưng cũng có những người đã từng có con rồi, sau này muốn có con nữa lại không được thì y học gọi là “hiếm muộn thứ phát”.
Làm sao biết “chắc” hay “lép”?
Có một số trường hợp người đàn ông có thể nghĩ đến khả năng mình bị hiếm muộn là khi “cậu nhỏ” bị trục trặc, thường cong lại nên khó khăn trong việc gần gũi, hoặc khi quan hệ mà không xuất binh. Có trường hợp hai tinh hoàn quá bé, thậm chí không có hai tinh hoàn. Còn trong đại đa số các trường hợp khác chỉ khi đi xét nghiệm tinh trùng mới biết được.
Video đang HOT
Xét nghiệm tinh trùng được y học gọi là tinh dịch đồ hay tinh trùng đồ. Sau khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho biết người chồng có bị tinh trùng yếu không, tức là tinh trùng có số lượng ít quá, có hình dạng bất thường nhiều và bơi kém. Y học không dùng từ tinh trùng yếu mà gọi là “thiểu nhược tinh”. Một số người lại không có con tinh trùng nào trong tinh dịch cả, có thể do tinh hoàn không sản xuất ra tinh trùng hoặc tinh hoàn vẫn sản xuất ra tinh trùng nhưng đoạn đường tinh trùng đi qua bị tắc, thì y học gọi là bị “vô tinh”.
Khi khám, việc đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi người bệnh những chuyện có thể có liên quan đến hiếm muộn như đã từng có thai với ai chưa? Có từng bị quai bị lúc trẻ không? Đã từng quan hệ tình dục không an toàn chưa? Bệnh nhân có dùng hoặc tiếp xúc với một số loại thuốc có tác động làm giảm sinh tinh như thuốc kháng ung thư?…
Kế tiếp bác sĩ sẽ khám toàn thân và đặc biệt là khu vực “cậu nhỏ” đang lưu trú xem có gì bất thường không, hai tinh hoàn lớn hay nhỏ, tĩnh mạch tinh có bị dãn không, bệnh nhân có ống dẫn tinh không…
Kết thúc buổi khám, bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm một số xét nghiệm mà quan trọng nhất là tinh dịch đồ. Nếu tinh dịch đồ bình thường thì bệnh nhân không phải khám và điều trị thêm gì nữa. Nếu tinh dịch đồ có bất thường, bệnh nhân sẽ được yêu cầu làm thêm các xét nghiệm cao hơn. Đó là định lượng các nội tiết tố sinh dục và các xét nghiệm như siêu âm tổng quát, siêu âm Doppler bộ sinh dục, siêu âm qua trực tràng, xét nghiệm di truyền nhiễm sắc thể, sinh thiết tinh hoàn… Qua phần thăm khám và xét nghiệm, bác sĩ có thể biết được vì sao bệnh nhân bị hiếm muộn và có phương hướng chữa trị.
Chữa “đạn lép” – không khó!
Chữa hết bệnh để tinh trùng hồi phục lại, người bệnh có con tự nhiên vẫn là ưu tiên hàng đầu. Với sự phát triển của nam khoa hiện nay, khả năng can thiệp của y học để giúp cải thiện chất lượng tinh trùng là không quá khó. Vấn đề là người bệnh phải kiên trì và có niềm tin.
Với những trường hợp bị thiểu nhược tinh, có thể điều trị bằng thuốc tây hay đông y. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học chắc chắn là một trong các thứ thuốc trên hay một loại thuốc nào khác có hiệu quả thật sự. Do vậy, hiệu quả và ít tốn kém nhất là nên loại bỏ những ảnh hưởng của chất gây hại cho tinh trùng ngay từ đầu như rượu, thuốc lá, thuốc kích thích, ma tuý, thuốc diệt côn trùng, chất glycol ether dùng trong sơn, mực in và keo dán; tránh mặc quần lót chật; tránh quan hệ tình dục không an toàn…
Ngoài thuốc, những người có tinh trùng yếu mà bị chứng dãn tĩnh mạch tinh, thì phẫu thuật cột những tĩnh mạch dãn này có thể giúp tinh trùng khoẻ lại. Nếu các biện pháp này vẫn không hiệu quả, bệnh nhân có thể có con bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Thủ thuật đơn giản đầu tiên là lọc rửa tinh dịch, chọn những tinh trùng khoẻ mạnh, đem bơm vào buồng tử cung người vợ ngày trứng rụng. Nếu tinh trùng quá yếu hay bơm tinh trùng vẫn thất bại, bệnh nhân sẽ được chuyển sang làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Với bệnh nhân vô tinh, nếu tinh hoàn vẫn sản xuất tinh trùng thì bệnh nhân vẫn có nhiều khả năng có con được bằng phẫu thuật nối thông lại đường dẫn tinh. Những người đã triệt sản rồi, sau này lại muốn có con thì phẫu thuật nối lại hai đầu ống dẫn tinh, có thể thành công tới trên 90% trường hợp. Tuy nhiên cần lưu ý thời gian cột ống dẫn tinh càng lâu, khả năng nối thành công càng kém. Nếu phẫu thuật nối thất bại, hay nếu ống dẫn tinh tắc nhiều chỗ, không thể nối được thì vẫn có thể có con nhờ thụ tinh trong ống nghiệm. Ngay cả trường hợp “cùng cực” nhất, tinh hoàn không tạo ra tinh trùng nữa thì y học vẫn có khả năng chữa, trừ khi mô tinh hoàn chỉ toàn là các tế bào xơ teo thì khi đó y học mới… bó tay.
Người ngại khám, kẻ thích “chữa”
Để chữa bệnh nội tiết hay tình dục, các bệnh nhân đến nam khoa thường đi một mình, thì thầm với bác sĩ như kể chuyện bí mật. Đến khi được đáp ứng các điều thầm kín thì mặt mày các ông dãn ra, vui vẻ trở về.
Có quí ông vừa vào phòng bác sĩ đã la lên: “Tôi to con, khoẻ mạnh, làm sao bệnh được, bà này nhiều chuyện cứ bắt tôi đến đây, kỳ cục!”, anh chàng vừa nói vừa hầm hầm nhìn vợ rồi nhìn bác sĩ. Sau khi chữa bệnh, có con xong thì anh chàng dữ dằn ấy trở nên hiền lành hẳn.
Một số ông khác thì có quan niệm lệch lạc hạnh phúc chỉ là vấn đề tình dục: “Cậu nhỏ” phải “hoành tráng” thì mới hạnh phúc. Vì vậy mặc dù “cậu nhỏ” làm việc tốt, đã “đạt chuẩn quốc gia” rồi nhưng lại vẫn cứ thích đòi phải “đạt chuẩn quốc tế” mới vừa lòng.
Có anh nọ, tướng tá nhìn rất vạm vỡ, “cậu nhỏ” cũng thuộc hàng có “số má” trong kích thước trung bình của người Việt Nam nhưng cũng cứ nằng nặc đòi bác sĩ phải giúp cho nó hùng dũng hơn!!! Gặng hỏi một hồi mới rõ lý do vì anh này sắp xuất cảnh qua Mỹ nên muốn “nâng cấp” cậu nhỏ lên theo tiêu chuẩn Mỹ để qua đó có gì không sợ quê độ với phụ nữ bên đó.
Trên nguyên tắc, bác sĩ có thể kéo dài “cậu nhỏ” ra thêm 2-3cm bằng một số phẫu thuật y khoa, tuy nhiên những biện pháp này chỉ sử dụng cho những trường hợp bị ung thư phải cắt bỏ một đoạn, hoặc những người thật sự có “cậu nhỏ” bất thường. Còn với người bình thường, các bác sĩ sẽ cương quyết từ chối vì không thuộc phạm vi Nam khoa.
Theo VNE
Để có kinh theo ý muốn
Phụ nữ liệu có khả năng chủ động điều chỉnh kinh nguyệt theo ý muốn hay không? Câu trả lời là có.
Ước mơ điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt theo ý muốn xuất phát từ các yêu cầu trong đời sống tình dục. Một cô gái từng than phiền rằng cô rất oán giận chu kỳ nữ tính của mình. Lý do là cô phải sống cách xa người yêu, hai người chỉ thỉnh thoảng mới gặp nhau như kiểu Ngưu Lang Chức Nữ. Nhưng oái oăm thay, mỗi lần chàng đến thì y như rằng cô gái lại đang "đèn đỏ".
"Thực là hết chịu nổi. Tôi phải thu xếp ra sao để không có tháng thiếc gì nữa?", cô gái than thở.
Ước muốn trên là điều có thể được, với việc dùng thuốc tránh thai liên tục ít nhất trong vòng 30 ngày (thông thường chỉ uống 3 tuần/tháng). Khi ngừng thuốc, kinh nguyệt sẽ trở lại. Bà Elisabeth Aubeny, Chủ tịch Hiệp hội ngừa thai Pháp, nói: "Giờ đây không còn chuyện kinh nguyệt chi phối các sự kiện trong đời sống chị em nữa, mà chính các sự kiện đó sai khiến, chế ngự kinh nguyệt".
Và thế là khởi đầu cuộc cách mạng. Các phòng điều chế đang lao vào cung ứng thuốc và phương tiện ngừa thai giúp phụ nữ trì hoãn việc ra máu theo chu kỳ tự nhiên. Trong số đó, sản phẩm được hứa hẹn có hiệu quả hơn cả là Seasonale. Theo tuần báo Time, viên tránh thai này được đánh giá như phát minh ăn khách nhất trong năm vì nó chỉ gây chảy máu kinh nguyệt chỉ 3 tháng một lần.
Nhưng sẽ là quá sớm khi vội cho rằng giờ đây, những phụ tùng liên quan đến nữ tính phải được cất vào kho. Không nhanh như vậy đâu, vì cách kiểm soát kinh nguyệt như trên không có hiệu quả 100%. Nguyên nhân là cơ thể mỗi người mỗi khác.
Ngoài ra, thái độ đối với chuyện có kinh ở phụ nữ cũng khác nhau, thậm chí đối nghịch hẳn. Nếu như nhiều phụ nữ vui mừng vì có thể được giải phóng khỏi mối phiền toái hằng tháng thì nhiều người khác một mực giữ lấy, thậm chí cố sức sao cho nó được đều đặn.
Agnes, một phụ nữ 37 tuổi đã nói về cảm nhận của chị sau 3 năm dùng thuốc tránh thai để làm ngưng kinh nguyệt: "Tôi cảm thấy hụt hẫng như người bị cắt chân tay, như thể tôi đã mất tiềm năng sinh con đẻ cái, như bị mãn kinh trước tuổi. Nó khiến tôi thấy chao đảo bất an".
Đó cũng là cảm nhận của nhiều phụ nữ khác vì kinh nguyệt là một dấu hiệu của nữ tính, của khả năng làm mẹ. Việc tắt kinh thông thường là sự báo hiệu khả năng sinh sản của người đàn bà đã kết thúc. Nhưng có phải vì vậy mà phụ nữ không còn nữ tính? Câu trả lời là không. Theo nhà triết học kiêm sinh học Henri Alain, chủ động làm ngưng kinh nguyệt là sự tác động đến một trong những biểu hiện của nữ tính chứ không phải đến bản thân nữ tính.
Bà Jacquelines Schaeffer, nhà phân tâm học, viết: "Kinh nguyệt tham gia vào sự lẫn lộn nhập nhằng về thân xác giữa người đàn bà dục tình và người đàn bà sinh sản. Những đứa con sinh ra, dương vật và máu kinh nguyệt đều đi qua cùng một nơi". Tuy nhiên, theo bà, phụ nữ không cần ra máu để cảm thấy mình là đàn bà, bởi lẽ tắt kinh chưa phải là đã mất đi khả năng tình dục. Câu chuyện sau của một phụ nữ đã tắt kinh 4 năm có thể làm bằng chứng: Bà có một mối tình rất đậm đà ở tuổi mãn kinh và nhờ đó đã thấy kinh trở lại.
Bà Jacquelines Schaeffer cho rằng, câu chuyện trên chứng tỏ máu cũng mang cả dục tính lẫn nữ tính. Bộ não và thân xác làm việc tay trong tay.
Theo VNE
Tại sao tinh trùng chưa kịp "chín" đã "rụng"? Việc thủ dâm nhiều quá, xuất tinh nhiều lần sẽ có hao tổn thận tinh, thận kém sẽ sinh ra suy sinh dục, liệt dương, xuất tinh sớm, tinh trùng yếu... Mới đây, bác sĩ cao cấp Nguyễn Xuân Hướng, Nguyên chủ tịch hội Đông y Việt Nam cũng vừa "cấp cứu" cho một bệnh nhân nghiện thủ dâm đến nỗi cậu chẳng...