Nam giới dễ bị sỏi tiết niệu do ăn uống?
Nhiều người thắc mắc không hiểu do chế độ ăn uống hay sinh hoạt mà siêu âm kiểm tra và thậm chí nhập viện cấp cứu do bị sỏi ở nhiều bộ phận cơ thể.
Thường gặp là sỏi thận, sỏi bàng quang, có người viên sỏi khổng lồ làm ảnh hưởng sức khỏe.
Viên sỏi khổng lồ trong bàng quang một bệnh nhân, được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ phẫu thuật lấy ra – Ảnh: T.LŨY
Theo bác sĩ Nguyễn Phước Lộc – trưởng khoa ngoại thận, tiết niệu Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ, ngày nay các bệnh lý sỏi đường tiết niệu bao gồm: sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo là bệnh lý thường gặp nhất trong các bệnh về niệu khoa.
Do Việt Nam là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, cơ thể mất nước nhiều, nên từ lâu đã được coi là một vùng dịch tễ với bệnh lý sỏi. Theo số liệu thống kê, có khoảng 10-14% người Việt có sỏi đường tiết niệu.
Theo các thống kê cho thấy tỉ lệ mắc sỏi đường tiết niệu ở nam giới cao gấp 2-3 lần so với nữ giới, thường ở người trưởng thành, đặc biệt là người lao động làm việc trong môi trường nóng nhiều.
“Thực tế điều trị chúng tôi nhận thấy nhiều người có triệu chứng như đau lưng, tiểu gắt nhưng ngại đi khám bệnh và tự mua thuốc uống, lâu ngày dẫn đến biến chứng nặng hơn.
Khi đến bệnh viện thường có nhiều biến chứng như sỏi phát triển to, nước tiểu đục, tiểu máu, thậm chí nhiễm khuẩn đường tiết niệu, thận chướng nước dẫn đến suy thận” – bác sĩ Lộc nói.
Đối với sỏi bàng quang thường là sỏi từ trên thận di chuyển xuống; một số trường hợp còn do hẹp cổ bàng quang, tăng sinh tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, đặt thông tiểu lâu ngày… làm nước tiểu lắng đọng và kết tụ tạo thành sỏi bàng quang.
Vì sao có sỏi đường tiết niệu?
Có nhiều giả thuyết cơ chế tạo sỏi đường tiết niệu, nhưng dễ nhận thấy nhất nguyên nhân gây ra sỏi là bắt đầu từ sự kết tinh, lắng đọng tinh thể trong hệ tiết niệu.
Theo các chuyên gia, sỏi tiết niệu hình thành có thể do nước tiểu có chứa quá nhiều chất, điển hình là canxi, axit uric, cystine…, trong đó 85% số lượng sỏi hình thành bắt đầu từ sự lắng đọng canxi.
Video đang HOT
Nguyên nhân cụ thể được chỉ ra là:
- Uống không đủ nước, cơ thể không đủ nước cho thận bài tiết, nước tiểu quá đặc. Nồng độ các tinh thể bị bão hòa trong nước tiểu.
- Chế độ ăn nhiều muối: Đây là nguyên nhân thường gặp ở người Việt, do khẩu vị ăn khá mặn, trong đó muối và nước mắm là gia vị quen thuộc hằng ngày… Khi chúng ta ăn nhiều muối (NaCl), cơ thể phải tăng đào thải, làm tăng canxi tại ống thận, do đó sỏi calcium dễ hình thành.
- Chế độ ăn nhiều đạm: Đạm trong đồ ăn làm tăng nồng độ pH nước tiểu, tăng bài tiết calcium và lại làm giảm khả năng hấp thu citrate (chất này làm nước tiểu ít axit hơn).
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân gây sỏi tiết niệu khác như: nạp bổ sung calcium, vitamin C sai cách. Chúng ta bổ sung vi chất quá nhiều, vô tội vạ dẫn đến tình trạng cơ thể thừa chúng.
Đặc biệt đối với vitamin C, khi bổ sung thừa hoặc không đúng cách, chúng chuyển hóa thành gốc khác sẽ cạnh tranh và ức chế việc hấp thu các ion khác… Khi thận quá thừa các chất sẽ bị quá tải, sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi.
Hậu quả của một số bệnh lý đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, tiêu chảy… cũng có thể hình thành sỏi calci oxalate. Ngoài ra còn có nguyên nhân do yếu tố di truyền, người béo phì…
Có thể phòng ngừa và hạn chế sinh sỏi đường tiết niệu
Hoàn toàn có thể phòng ngừa và hạn chế sỏi đường tiết niệu, quan trọng nhất là duy trì chế độ ăn uống khoa học, tập thể thao vừa sức.
Nên uống nhiều nước mỗi ngày, khoảng 2.000 – 2.500ml nước. Có thể tính theo công thức: trọng lượng cơ thể x 40 ra số ml nước nên uống trong một ngày.
Đối với chế độ làm việc, cần hạn chế làm việc trong môi trường khô, nóng thời gian quá lâu. Quá trình làm việc, lao động, học tập tuyệt đối không được nhịn tiểu thời gian dài; thường xuyên tập thể dục, vận động để tránh béo phì.
Trong ăn uống, có chế độ ăn hợp lý: Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu oxalate như đậu bắp, củ cải đường, trà, sô cô la, đậu nành; không uống nhiều nước ngọt; không ăn nhiều protid từ các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản…
Trong chế độ ăn hằng ngày hạn chế không ăn mặn. Hạn chế chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
Khi có các triệu chứng đường tiết niệu như đau lưng, tiểu gắt… nên đến các bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra, phát hiện sớm bệnh lý sỏi đường tiết niệu cũng như các nguyên nhân để điều trị kịp thời. Không nên tự điều trị để tránh các biến chứng nặng về sau.
Đàn ông hói đầu có phải liên quan đến vấn đề sinh lý?
Với nam giới, đặc biệt với người trước và sau 25 tuổi, nguyên nhân gây rụng tóc, hói đầu chủ yếu do di truyền.
Trung bình một tuần khoa Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc (Bệnh viện Da liễu Trung ương) tiếp nhận 30 bệnh nhân nam khám, tư vấn điều trị về rụng tóc, hói đầu.
Nhiều người đã tự mua một số sản phẩm như xịt tinh dầu thảo mộc, bôi hay uống bổ sung bitoin để điều trị. Nhiều người còn đi khám cả nam khoa, kiểm tra testosterone vì nghi ngờ bị rối loạn nội tiết tố.
Y học chưa ghi nhận mối liên hệ giữa hói đầu với tình trạng yếu sinh lý của nam giới
Theo ThS.BSCK2 Nguyễn Quang Minh- Phó trưởng khoa, trong gia đình có cha mẹ, ông bà nội, ngoại có rụng tóc, hói đầu, nguy cơ con trai bị rụng tóc khá cao, có thể gấp đôi người bình thường.
Những yếu tố khác như chế độ sinh hoạt, các chất kích thích, thuốc lá... cũng thúc đẩy nhanh quá trình hói đầu ở nam giới. Ngoài gene di truyền, testosterone (nội tiết tố sinh dục nam) là yếu tố liên quan chặt chẽ tới rụng tóc, hói đầu ở nam giới.
Mỗi người có mức độ hói khác nhau, có người hói nhiều ở vùng đỉnh đầu, có người vùng trán thái dương lại bị nặng hơn. Điểm chung là tóc rụng thưa mỏng đi từ từ, thường tạo thành chữ M ở phía trước, vùng trán thái dương rồi rụng vùng đỉnh. Hậu quả là để lại một vành còn tóc ở hai bên và vùng chẩm của đầu.
Về cơ bản, y học chưa ghi nhận mối liên hệ giữa hói đầu với tình trạng yếu sinh lý của nam giới
Theo BS Minh, về cơ bản, y học chưa ghi nhận mối liên hệ giữa hói đầu với tình trạng yếu sinh lý của nam giới, và quý ông hói đầu không nên lo lắng về nguy cơ "yếu sinh lý". Thậm chí, có những trường hợp hói đầu nhưng khả năng sinh lý còn mạnh mẽ hơn. Có những người hói đầu nhưng lại rậm râu, mọc lông nhiều nơi trên cơ thể như ngực, tay, chân, đặc biệt là tăng tiết tuyến bã như da đầu bóng, tiết nhiều dầu...
Điều trị hói đầu ra sao?
Tiếp nhận một bệnh nhân nam tới khám vì rụng tóc, hói đầu, các bác sĩ sẽ đánh giá về cả hình thái lâm sàng, mức độ, biểu hiện rụng tóc kiểu hói, phân loại đúng nhóm hói đầu do nội tiết tố sinh dục nam.
Bệnh nhân được sàng lọc một số bệnh lý liên quan như viêm nhiễm, hậu COVID-19, chấn thương, phẫu thuật, stress, căng thẳng, chế độ sinh hoạt, ăn uống...
Bác sĩ cũng đưa ra bộ câu hỏi về vấn đề hoạt động tình dục của bệnh nhân về cả tần suất, chất lượng. Một số được lấy mẫu máu xét nghiệm, sàng lọc các vấn đề về tuyến giáp, thiếu máu.
Cuối cùng, bệnh nhân sẽ được đánh giá qua việc chụp nang tóc, xem xét tỷ lệ nang tóc có được trên một centimet vuông ở khu vực rụng tóc.
Theo BS Minh, các phương pháp điều trị hói đầu ở nam giới thường đi vào 2 cơ chế chính.
Trước hết là tác động trực tiếp đến việc giảm chuyển hoá giữa testosterone thành DHT bằng cách dùng các loại thuốc Finasteride ức chế có chọn lọc hoạt động của loại 5-reductase giảm rụng tóc; kích thích mọc tóc dùng các thuốc xịt minoxidil 5%.. .
Các bác sĩ sẽ với đánh giá các yếu tố nguy cơ gây rụng tóc, hói đầu như nếu bệnh nhân thiếu hoạt chất thì sẽ bổ sung hoạt chất như biotin, kẽm, các yếu tố vi lượng, chất chống oxy, kiểm soát giảm tình trạng dầu trên da đầu...
BS Minh khẳng định việc điều trị hói đầu bằng thuốc không thể đạt hiệu quả nhanh chóng, một lần là khỏi vĩnh viễn. Đặc biệt khi dùng thuốc Finasteride phải rất cẩn trọng, thăm khám rất kỹ do thuốc có khả năng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Đây là thuốc được Cục Quản lý thực phẩm, dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và y văn kinh điển khuyến cáo điều trị rụng tóc kiểu hói. Thuốc được dùng trong đợt gia tốc, hoạt động mạnh của men 5 alpha reductase và sẽ được dùng suốt đời nếu muốn duy trì hiệu quả điều trị.
Tuy nhiên, dùng thuốc cũng có những tác dụng phụ như: Rối loạn cương dương (từ 2-8%), chứng vú to ở nam giới, giảm số lượng tinh trùng, tăng nguy cơ béo phì...
Bệnh viện Da liễu Trung ương hiện đang áp dụng các biện pháp bổ trợ, giúp tăng sinh hệ thống collagen để giữ nang tóc tốt hơn, tăng vận mạch, hệ tưới máu tại các vị trí liên quan da đầu.
Nhiều bệnh nhân được sử dụng các hoạt chất như huyết tương giàu tiểu cầu (PRP), các sản phẩm tiêm vào da đầu (mesohair) bằng liệu pháp mesotherapy, lăn kim, sóng đa tần Itracel... Các biện pháp này giúp giảm tình trạng tiết dầu của da đầu, giúp nang tóc và thành phần tế bào gốc giữ ổn định tốt hơn, tăng sự thắt chặt của nang tóc giúp giảm nguy cơ rụng tóc.
Ở mức độ nặng, nếu không còn nang tóc tại các vị trí hói không còn khả năng phục hồi, bác sĩ sẽ đánh giá khả năng cấy tóc cho bệnh nhân.
Cảnh báo từ Mỹ: Làn sóng ung thư mới bùng lên từ virus đường tình dục Các chuyên gia Mỹ lo ngại một dạng ung thư đang trỗi dậy có thể trở nên phổ biến nhất trong độ tuổi từ 45 đến 65, mà nguyên nhân đến từ một dạng virus thường lây lan qua quan hệ tình dục Theo Medical Xpress, dạng ung thư nói trên là ung thư vòm họng, các ước tính mới nhất dự báo...