Nam giới chủ động tránh thai nhờ… nút bật tắt sinh học
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện nút bật tắt sinh học có thể điều khiển sự di chuyển của tinh trùng từ đó giúp nam giới chủ động trong việc tránh thai.
Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ cho biết, họ đã phát hiện nút bật tắt sinh học có thể điều khiển sự di chuyển của tinh trùng từ đó giúp nam giới chủ động trong việc tránh thai và là tương lai cho biện pháp cải thiện tỷ lệ sinh sản.
Các nhà khoa học tại Đại học UC Berkeley và Đại học Yale, Mỹ phát hiện một loại protein hiếm có tên ABHD2 có vai trò rất cần thiết trong quá trình biến tinh trùng thành những tay bơi lội cừ khôi.
ABDH2 giúp progesteron phản ứng với CatSper khiến đuôi tinh trùng quẫy mạnh hơn (Ảnh minh họa: Internet)
Video đang HOT
Thông thường, trứng rụng giải phóng hoóc-môn progesteron khuyến khích tinh trùng chạy đua và progesteron được kích hoạt do canxi CatSper nhưng ở đây, ABDH2 có vai trò trung gian trong chuỗi phản ứng sinh học này, ABDH2 giúp progesteron phản ứng với CatSper khiến đuôi tinh trùng quẫy mạnh hơn. Nếu không có phản ứng đó, tinh trùng chỉ trôi nổi dọc theo tử cung như thông thường.
Theo TS. Melissa Miller – thành viên của nhóm nghiên cứu: Nếu ABHD2 bị ức chế, nó sẽ tạo tiền đề cho một loại thuốc tránh thai ngăn progesteron sản sinh lực thúc đẩy, tinh trùng sẽ không thể tới gần hoặc đâm vào noãn trứng.
Theo SKĐS
Khi nào không được uống thuốc tránh thai khẩn cấp?
Bạn không nên uống trong thời gian đang điều trị thuốc điều hòa kinh nguyệt vì có thể càng làm cho kinh nguyệt rối loạn hơn.
Khác với thuốc tránh thai hàng ngày (uống hàng ngày vào một giờ nhất định), thuốc tránh thai khẩn cấp được sử dụng trong trường hợp có quan hệ tình dục mà không được bảo vệ. Chẳng hạn như khi không sử dụng biện pháp tránh thai nào, sử dụng các biện pháp tránh thai khác nhưng không thành công (rách bao cao su, quên uống thuốc tránh thai hàng ngày, tính sai ngày an toàn...).
Bạn không nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp trong khoảng thời gian đang điều trị bằng thuốc điều hòa kinh nguyệt (Ảnh minh họa: Internet)
Trên thị trường có sẵn thuốc tránh thai của nhiều hãng nhưng chỉ có 2 loại: 1 viên và 2 viên. Xét về thời gian tác dụng thì có loại tác dụng trong 36 giờ, có loại tác dụng trong 72 giờ.
Mặc dù đây là biện pháp tránh thai có tác dụng 'cấp cứu' cho những trường hợp khẩn cấp nhưng nó cũng có thể gây ra tác dụng phụ đối với một số người. Các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm: Buồn nôn - tác dụng phụ phổ biến nhất, chảy máu âm đạo bất thường, đau dạ dày, đau đầu, chóng mặt, đau ngực, kinh nguyệt thất thường hoặc rong kinh...
Những triệu chứng bạn gặp phải sau khi uống thuốc hoàn toàn có thể là các tác dụng phụ do thuốc gây ra. Hơn nữa, bạn không nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp trong khoảng thời gian đang điều trị bằng thuốc điều hòa kinh nguyệt vì có thể càng làm cho kinh nguyệt rối loạn hơn.
Ngoài ra, những người đang uống một số loại thuốc khác như thuốc an thần, thuốc ngủ, thuốc trị bệnh lao, thuốc chống tăng huyết áp, thuốc nhuận tràng, thuốc chống đông máu, thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc điều trị HIV... cũng không nên uống thuốc tránh thai khẩn cấp vì có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Vì vậy, chị em cần chú ý khi dùng các loại thuốc này.
Cuối cùng, điều bạn cần nhớ khi dùng thuốc tránh thai khẩn cấp là không nên uống quá 2 liều/tháng.
Bạn cần chú ý theo dõi những triệu chứng bất thường của mình. Nếu sau vài ngày các triệu chứng không biến mất hoặc có dấu hiệu nặng hơn thì cần đi khám sớm tại các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa uy tín.
Theo BS. Hoa Hồng/Afamily.vn/Ttvn
Nếu bạn định cấy que tránh thai, hãy đọc bài này Bài viết dưới đây của chị Phan Thục Thảo (TP HCM), một dược sĩ - người đã trải nghiệm phương pháp này, có thể giúp bạn có thêm thông tin tham khảo. Cấy que tránh thai là phương pháp đưa một hay các que nhỏ như que diêm chứa hoóc-môn progesterone vào da dưới cánh tay. Sau đó, các que cấy sẽ phóng...