Nam giới bị đau vùng chậu dễ mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm
Không chỉ nữ giới mà nam giới cũng có thể bị đau vùng chậu vì nhiều nguyên nhân.
Dưới đây là 5 nguyên nhân hàng đầu gây đau vùng chậu nam giới không nên bỏ qua:
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nếu bạn đi tiểu thường xuyên hoặc cảm thấy đau khi đi tiểu, đó có thể là dấu hiệu rõ ràng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Mặc dù giữ vệ sinh đúng cách là chìa khóa để đối phó với vấn đề này, nếu không để ý, nó có thể ảnh hưởng tới thận. Vì vậy, hãy điều trị trước khi tình hình trở nên xấu đi.
Viêm đại tràng
Nếu đau vùng chậu nghiêm trọng kèm theo tiêu chảy và sốt, nó có thể là dấu hiệu của viêm đại tràng. Vì tình trạng viêm có thể lan sang các bộ phận khác của cơ thể nên cần biết về các triệu chứng và điều trị.
Video đang HOT
Loãng xương
Nguyên nhân gây đau vùng chậu ở người già có thể là do tổn thương ở xương chân, dẫn tới xương dễ gãy, đây cũng có thể là dấu hiệu của loãng xương. Vì vậy, tốt nhất là đi khám bác sĩ để tìm nguyên nhân gây đau.
Viêm ruột thừa
Nếu bạn bị đau nhiều ở bụng dưới bên phải, kèm theo sốt và nôn, đó có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa. Cách duy nhất để hạn chế nhiễm trùng và giảm đau là phẫu thuật cắt ruột thừa.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục, đau vùng chậu là biểu hiện khá phổ biến ở các trường hợp bị bệnh lậu và Chlamydia. Trong trường hợp này, hãy đi khám bác sĩ và kiêng quan hệ tình dục vì bạn có thể có nguy cơ cao truyền bệnh cho nửa kia.
Theo BS Cẩm Tú/Suckhoedoisong.vn
Đối phó với bệnh phụ khoa thường gặp mùa nóng
Nắng nóng đổ nhiều mồ hôi, mặc đồ lót chật và vệ sinh vùng kín không đúng cách... khiến chị em dễ mắc các bệnh phụ khoa.
Mỗi tuần mùa hè, chị Ngọc ở Hoàng Mai, Hà Nội, thường dành ra 4 buổi đi bơi. Gần đây, vùng kín chị có dấu hiệu khó chịu, tiết dịch có khí hư... Đi khám phụ khoa, bác sĩ kết luận chị bị viêm nhiễm âm đạo do vi khuẩn gây ra có thể nhiễm từ hồ bơi.
Cũng gặp vấn đề như chị Ngọc, chị Thanh, nhân viên văn phòng ở Đống Đa, Hà Nội tâm sự, công việc của chị chỉ ngồi một chỗ nên khi trời nóng bức luôn cảm thấy khó chịu ở vùng kín, xuất hiện khí hư màu vàng xanh. Ngại đi khám nên chị tự mua thuốc về đặt âm đạo, kết quả không thuyên giảm mà còn nặng hơn. Đi khám chị mới biết mình bị nhiễm nấm âm đạo nặng, rất khó để điều trị dứt điểm.
Bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế Thái Hà, Hà Nội cho biết, mùa hè chị em hay mắc các bệnh phụ khoa. Trong đó, viêm âm đạo là bệnh phổ biến và rất hay gặp, đặc biệt là những phụ nữ đã lập gia đình. Nếu lâu ngày mà không được chữa trị, bệnh có thể gây nhiều biến chứng như viêm tử cung, vòi trứng, hiếm muộn, thậm chí vô sinh.
Nguyên nhân gây viêm âm đạo thường do tạp trùng (bacterial vaginosis), nấm men Candida và trùng roi Trichomonas vaginalis. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc nội tiết, vệ sinh âm đạo sai cách, bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục... Các biểu hiện viêm âm đạo là ngứa, xuất hiện khí hư có màu trắng hoặc hơi vàng... Tùy theo nguyên nhân bệnh mà triệu chứng khác nhau.
Mùa hè chị em cũng dễ đối mặt với viêm cổ tử cung. Nguyên nhân chủ yếu do vệ sinh không sạch sẽ hoặc không đúng cách trong kỳ kinh nguyệt, sau khi quan hệ tình dục... Viêm cổ tử cung thường có các biểu hiện dễ nhận thấy như hí hư màu vàng, có mủ, có mùi khó chịu, dịch âm đạo màu xám, cảm giác đau hoặcbị chảy máu sau khi quan hệ tình dục, ra máu bất thường giữa các kỳ kinh nguyệt...
Viêm tuyến Bartholin cũng là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ. Nguyên nhân viêm tuyến Batholin là do vi khuẩn từ phân của người bệnh xâm nhập vào cơ quan sinh dục (vệ sinh không tốt và không đúng cách) gây viêm, đây là nguyên nhân chủ yếu. Ngoài ra còn do lây qua đường sinh dục hoặc viêm nhiễm đường sinh dục, hoặc chất nhầy quá đặc cũng có thể làm tắc ống Bartholin. Biểu hiện của bệnh là vùng kín sưng to, đỏ mọng gây đau đớn đến mức không thể đi lại được.
Theo bác sĩ Dung, vùng kín rất nhạy cảm, do đó chăm sóc không thường xuyên và đúng cách là vi khuẩn sẽ xâm nhập và tấn công gây viêm nhiễm. Mặt khác, phụ nữ khi ngứa ngáy, khó chịu thường có tâm lý ngại ngần, chủ quan nên không đến bệnh viện khám sớm mà tự dùng thuốc. Bệnh vì vậy trở nên nghiêm trọng hơn, vi khuẩn lây lan sang các bộ phận khác gây viêm cổ tử cung, viêm phần phụ, tắc dính vòi trứng, buồng trứng... ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này, thậm chí vô sinh.
Bác sĩ lưu ý về sức khỏe phụ khoa, như sau:
- Vào mùa hè mặc đồ lót chật, chất liệu kém thấm hút, mồ hôi ra nhiều làm cho môi trường vùng kín thường xuyên ẩm ướt, có lợi cho vi khuẩn sinh sôi và xâm nhập vào đường niệu đạo. Vì vậy nên mặc quần rộng rãi, thay quần lót thường xuyên.
- Không dùng băng vệ sinh quá 4 tiếng trong ngày hành kinh, thậm chí thói quen dùng băng vệ sinh hàng ngày vô tình đã tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Mùa hè dễ nhiễm nấm, vi khuẩn ở hồ bơi. Vì vậy để phòng tránh viêm âm đạo, sau khi bơi xong không nên mặc đồ ướt quá lâu. Sau khi bơi cần đi tiểu ngay và vệ sinh âm đạo bằng nước sạch.
- Ngâm, rửa vùng kín là thói quen không tốt bởi có thể khiến cho vi khuẩn đường ruột ở hậu môn rất dễ xâm nhập vào đường âm đạo. Đặc biệt, thụt rửa vùng kín càng không được khuyến khích vì nó tạo điều kiện cho vi khuẩn tiến sâu vào bên trong.
- Nên khám phụ khoa thường xuyên định kỳ 6 tháng một lần.
Theo VNE
Xuất huyết giữa chu kỳ báo hiệu bệnh phụ khoa Nguyên nhân phổ biến gây xuất huyến giữa chu kỳ là áp lực học tập hoặc công việc quá căng thẳng, khiến mất cân bằng nội tiết tố. Theo China News, chu kỳ kinh nguyệt bình thường xuất hiện mỗi tháng một lần nhưng một số phụ nữ bị 'đèn đỏ' mỗi tháng đến 2 lần, mỗi đợt cách nhau khoảng 14 ngày...