Năm Du lịch Quốc gia 2019 gắn với sắc màu biển Khánh Hòa
Năm Du lịch Quốc gia 2019 sẽ diễn ra từ ngày 31/12/2018 đến hết ngày 31/12/2019, bắt đầu với lễ công bố kết hợp với chương trình chào đón năm mới 2019 diễn ra từ 20-24 giờ ngày 31/12/2018.
Khánh Hòa đặt kỳ vọng sự kiện Năm Du lịch Quốc gia 2019 sẽ giúp Khánh Hòa thu hút thêm lượng khách đến từ những thị trường có chi tiêu cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Tây Âu…
Đây là thông tin được đưa ra tại cuộc họp báo giới thiệu Năm Du lịch Quốc gia 2019 – Nha Trang, Khánh Hòa vừa diễn ra tại Hà Nội.
Theo đó, các hoạt động trong Năm Du lịch Quốc gia 2019 sẽ bao gồm hàng trăm sự kiện với 3 nhóm gồm: 13 hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tổ chức; 50 hoạt động do tỉnh Khánh Hòa tổ chức và 35 hoạt động hưởng ứng do 14 tỉnh, thành phố tổ chức….
Một trong những nội dung nổi bật được tổ chức trong khuôn khổ Năm Du lịch Quốc gia là Festival biển Nha Trang – Khánh Hòa diễn ra vào tháng 5/2019; Liên hoan du lịch biển 2019; Hội nghị lần thứ 3 về phát triển khu vực duyên hải miền Trung; Cuộc thi 3 môn thể thao phối hợp; Cuộc thi Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam 2019….
Hiện, Khánh Hòa đã trở thành điểm đến du lịch biển đảo hàng đầu Việt Nam với sự hiện diện của hơn 20 hãng hàng không đang hoạt động tại sân bay quốc tế Cam Ranh cùng nhiều đường bay thẳng và nối chuyến đang tạo điều kiện thuận lợi hấp dẫn khách quốc tế đến với Khánh Hòa.
Thực tế cho thấy, hiện lượng khách quốc tế đến Khánh Hòa chiếm 40-50% tổng lượng khách đến đây mỗi năm. Dự kiến, hết năm 2018, Khánh Hòa sẽ đón trên 6,3 triệu lượt khách, tăng 15% so với cùng kỳ 2017, trong đó có gần 3 triệu lượt khách quốc tế. Doanh thu du lịch ước đạt trên 20.500 tỷ đồng.
Riêng với Khánh Hòa, hiện tỷ trọng dịch vụ đóng góp khoảng 48% GRDP trong khi công nghiệp chiếm tỷ trọng 40% và khoảng 12% đến từ nông nghiệp.
Cơ cấu này cho thấy, du lịch đang là ngành đóng góp đáng kể cho phát triển kinh tế của tỉnh.
Ông Trần Sơn Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa khẳng định, du lịch đang tạo giá trị lan tỏa cho nhiều ngành dịch vụ của Khánh Hòa phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là ngành tổng hợp chung nên rất khó có con số thống kê thực về đóng góp từ du lịch cho sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Trả lời câu hỏi về mục tiêu kỳ vọng về thu hút khách du lịch năm 2019, ông Trần Việt Trung, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa khẳng định, Khánh Hòa cũng không quá kỳ vọng có bước đột phát, phát triển nhanh, mạnh số lượng khách du lịch mà chú trọng quảng bá hình ảnh để thu hút, đa dạng hóa các dòng khách quốc tế, nhất là dòng khách chất lượng, chi tiêu cao tập trung vào một số thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và khách Tây Âu nhằm đa dạng hóa nguồn khách. Do đó, du lịch Khánh Hòa đặt mục tiêu năm 2019 sẽ đón hơn 7 triệu lượt khách, trong đó có hơn 3 triệu lượt khách quốc tế.
Trước những lo ngại về khả năng đáp ứng nhu cầu phục vụ khách trong năm 2019, ông Trung cho biết, hiện Khánh Hòa có 690 cơ sở lưu trú với hơn 32.000 phòng, trong đó có 108 khách sạn từ 3-5 sao đáp ứng khoảng 18.000 phòng. Để tránh việc trục lợi từ các đơn vị kinh doanh du lịch, phó chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đã có văn bản chỉ đạo ngành du lịch kiểm soát tránh nâng giá và các đơn vị kinh doanh dịch vụ phải có cam kết và niêm yết giá công khai. Cùng với đó, cơ quan công an của tỉnh cũng đã có những diễn tập để có thể ứng phó kịp thời khi có sự cố.
Hải Hà
Theo Laodong
Ra đi trong lòng dân
Mùa thu năm nay thật buồn, Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần! Lúc 10 giờ 05 phút, ngày 21 tháng 09 năm 2018, một trái tim yêu nước đã ngừng đập, một người con ưu tú của dân tộc Việt Nam ra đi đột ngột để lại muôn vàn nỗi tiếc thương, bàng hoàng và không ít day dứt, trăn trở trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang với các tầng lớp nhân dân
Mấy ngày nay, nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S này, từ nông thôn đến thành thị, từ đồng ruộng đến cơ quan doanh nghiệp, từ người già đến các em thiếu niên, dường như tất cả mọi người đều lặng mình trước sự ra đi đầy đau thương của một vị Chủ tịch nước phong độ, tài năng, giỏi ngoại giao nhưng cũng rất gần gũi, giàu lòng nhân ái với nhân dân, đặc biệt tận tụy hết mình với công việc của đất nước như chính lời ông đã tuyên thệ trong ngày nhậm chức: " Với niềm vinh dự, trách nhiệm lớn lao của người đứng đầu Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng an ninh, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, tôi nguyện làm hết sức mình, phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân...".
Nếu theo dõi thời sự mỗi ngày, chúng ta sẽ thấy Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã làm việc và cống hiến cho đất nước đến hơi thở cuối cùng. Dù sức khoẻ đã giảm sút nhiều do phải chống chọi với trọng bệnh nhưng trong những ngày tháng 9 vừa qua, ông vẫn ân cần tới dự và phát biểu tại lễ khai giảng của thầy và trò Trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), đón tiếp Chủ tịch Indonesia Joko Widodo, tiếp các Trưởng đoàn Đại biểu quốc tế tham dự Đại hội các Cơ quan Kiểm toán Tối cao châu Á (ASOSAI) 14, tiếp Chánh án TANDTC Trung Quốc và cuối cùng là viết thư chúc Tết trung thu cho các em thiếu niên, nhi đồng. Ông chỉ ngừng làm việc khi trái tim ngừng đập. Phải chăng, những hình ảnh xúc động đó đã in sâu vào tâm trí chúng ta rồi?
Chủ tịch nước thăm hỏi, chúc tết người dân xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
Cũng vì lẽ đó nên khi hay tin ông mất, từ đâu ùa về thứ cảm giác khó tả vô cùng, nó bủa vây hàng triệu con tim khiến không ít người trăn trở. Người người lên mạng xã hội bày tỏ niềm tiếc thương. Dường như, cộng đồng dân tộc Việt Nam đang xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn trước sự ra đi của Chủ tịch nước. Hầu hết tất cả như một đều có chung cảm nhận, một nỗi mất mát nghẹn ngào. Một tài khoản FB có tên Đinh Trung Hiếu chia sẻ: "Một ngày buồn, hôm qua bác còn gửi thư chúc mừng tết trung thu các cháu mà sao hôm nay bác đã rời đi mãi, bỏ lại chúng cháu khi còn đương chức. Xuân xanh Bác cống hiến hết cho nước nhà. Khi tóc còn chưa ngà trắng mà đã vắng bóng ai. Bác ơi, Bác đi mạn h khỏe. Công lao của Bác, đời đời dõi theo".
Bài chia sẻ đầy xúc động của Đinh Trung Hiếu.
Một MC/diễn viên có tài khoản cá nhân mang tên Trang Minh Nguyen tâm sự rằng: " Ấn tượng rõ rệt nhất của mình về Chủ tịch nước Trần Đại Quang là lần được gặp ở Boston, hồi ấy, bác vẫn còn là Bộ trưởng Bộ Công an, bác cùng một số quan chức sang Đại học Harvard học 1 khoá ngắn hạn. Bác cao to, giọng trầm ấm, rất ân cần và thân thiện với các thành viên trong đoàn và đám sinh viên bọn mình. Vậy mà nay bác ra đi sớm như vậy. Mong bác yên nghỉ!".
Không chỉ có bài viết chia sẻ trạng thái cảm xúc đau thương mà còn có hàng triệu bình luận bày tỏ nỗi niềm trước sự ra đi của Chủ tịch nước Trần Đại Quang: " Ông có tâm, có tầm nhưng tiếc rằng ra đi sớm quá!", " Nhìn hình ảnh ốm yếu của bác trước lúc ra đi mà không thể tin được", " A di đà Phật! Mong bác yên giấc ngàn thu!",...
Trên báo mạng, nhiều người cũng tỏ ra bất ngờ và tiếc thương tột cùng, nickname Viet Thoi Phan xúc động, viết rằng: " Quá bất ngờ! Thấy bác lên thời sự thường xuyên, người gầy hơn dạo trước nhưng không nghĩ lại ra đi nhanh vậy. Mong bác yên nghỉ!". Một nickname tên Trà chia sẻ: " Tin quá sốc! Đau buồn đưa tiễn ngài về với đất mẹ. Cảm ơn ngài đã cống hiến cho nước nhà! Xin hãy an nghỉ!". Thêm một nickname khác tên nguyenvanphuong2007 ghi rằng: " Nghe tin ông mất mà tôi bàng hoàng như nghe tin người thân. Vô cùng thương tiếc ông Trần Đại Quang. Xin dâng nén hương lòng, cầu mong ông hãy yên lòng về nơi vĩnh hằng và phù hộ độ trì cho Tổ quốc cho dân tộc ngày càng phát triển!"
Đó là nỗi lòng của những người dân chưa từng hoặc mới chỉ gặp Chủ tịch nước Trần Đại Quang một lần. Còn với những ai đã từng gần gũi, gắn bó, hiểu tính cách, con người của ông còn đau xót gấp bội. Tại quê hương ông (Kim Sơn, Ninh Bình), Bà Trần Thị Liễu ngụ tại xã Quang Thiện không cầm được nước mắt nói: " Tôi không tin được, mới vài hôm trước còn thấy trên TV, không ngờ bác đi đột ngột quá. Cũng lâu lắm rồi không thấy bác về thăm quê, chắc bác bận việc nước. Tội bác quá!". Còn với ông Lê Kim Toàn (80 tuổi, xã Hồi Ninh, H.Kim Sơn) - người thầy giáo dạy cả 6 anh/chị/em Chủ tịch nước Trần Đại Quang thời phổ thông ngậm ngùi chia sẻ: " Ngày ấy, anh Trần Đại Quang nổi bật với chúng bạn bởi thân hình cao lớn, chững chạc, đặc biệt trò rất chăm chỉ học tập dù gia đình em ấy rất khó khăn. Học xong cấp 3, Quang thoát ly gia đình, từ đó thầy trò cũng ít gặp nhau. Ngày Quang lên làm Bộ trưởng Bộ Công an rồi Chủ tịch nước, lần nào về thăm quê, Quang đều ghé nhà tôi hỏi thăm sức khỏe, dịp Tết cổ truyền nào không về được Quang cũng gửi thiệp chúc mừng năm mới, động viên tôi nghỉ ngơi cho khỏe mạnh. Nay nghe tin Quang mất, tôi đau xót vô cùng!".
Vợ chồng thầy giáo Lê Kim Toàn bên bức ảnh chụp lưu niệm với Chủ tịch nước Trần Đại Quang.
Đến những cử tri từng gặp, tiếp xúc với ông Trần Đại Quang cũng lấy làm đau buồn khi hay tin từ trần. Khi được hỏi về ấn tượng của mình với Chủ tịch nước, ông Bùi Sĩ Tạo (Quận 4, TP.HCM) chia sẻ lại rằng: " Chúng tôi cảm nhận được sự tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm của người đại biểu mà mình gửi gắm lá phiếu bầu ra".
Ngay cả những phóng viên chuyên trách của Chủ tịch nước, họ thật sự xúc động thổ lộ: "Chủ tịch nước Trần Đại Quang là người rất dễ gần, cởi mở, thân tình và luôn quan tâm đến nhóm anh em phóng viên. Sự ra đi đột ngột của ông để lại niềm tiếc thương vô hạn. Dù thời gian phục vụ chưa trọn vẹn nhưng chúng tôi sẽ khắc mãi trong tim mình những hình ảnh đẹp về một vị Nguyên thủ tự tin và mạnh mẽ trong hoạt động đối ngoại, luôn cống hiến hết mình cho công việc, nhưng cũng rất chân tình và gần gũi đối với phóng viên báo chí".
Vẫn còn nhiều và rất nhiều những lời cảm nhận như thế trên các trang mạng xã hội và báo chí. Khắp đất nước này, dù không có điều kiện được ra Hà Nội, về Ninh Bình thắp một nén nhang, nghiêng mình lặng lẽ trước di ảnh của Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhưng từ sâu thẳm trái tim, ai nấy đều nhức nhối một nỗi đau. Với những đóng góp trong hoạt động đối nội, đối ngoại của đất nước, sự ra đi của ông là một tổn thất, mất mát to lớn của nước ta. Những tình cảm chân thành và sâu sắc của nhân dân dành cho Chủ tịch nước Trần Đại Quang lúc là điều đáng trân quý. Tuy nhiên, một lời cầu chúc là không đủ, giọt nước mắt không làm tan hết nỗi đau, cái lặng mình trang nghiêm không làm vơi đi những xúc động, tất cả có thể sẽ làm ta yếu mềm. Phải biến đau thương thành việc làm, hành động cụ thể, tích cực góp phần xây dựng đất nước phát triển vững mạnh hơn như những những điều mà Chủ tịch nước từng mong muốn:
" Đât nươc minh rôi se vê đâu ư?
Se đưng vưng du can qua, bao tô
Yêu đât nươc, em chuyên cân day dô
Gop sưc minh xây đất nươc phôn vinh"
Cuối cùng, để kết thúc những dòng cảm xúc này, xin mượn những dòng thơ nghẹn ngào nói hộ lòng dân:
" Đời người thoáng chốc qua đi
Mới hôm qua đó, biệt ly mấy hồi
Hôm kia mới thấy bác cười
Trung thu chúc Tết thế rồi ra đi
Bao người ngấn lệ hoen mi
Xin vĩnh biệt bác - Người con Ninh Bình!"
Tùng Lâm
Theo trandaiquang.org
Lễ tang Chủ tịch nước: Chỉ mang băng tang, không mang vòng hoa Ngày 24.9, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công điện số 4288/CĐ-BVHTTDL gửi Thủ trưởng các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc ngừng các hoạt động vui chơi, giải trí trong những ngày Quốc tang Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Chủ...