Nam du học sinh bay gần 9000 km từ Trung Quốc đến Úc để đi học hàng tuần: Lý do vạch trần 1 sự thật đáng buồn
Một du học sinh 28 tuổi đã phải thực hiện chuyến bay dài hơn 8000 km để tới trường học khiến cứ dân mạng tranh cãi.
Theo báo cáo của Daily Mail (Anh) vào ngày 13/12, một du học sinh quốc tế đã chọn bay từ Trung Quốc sang Úc mỗi tuần để học đại học vì giá thuê nhà tại Melbourne quá đắt đỏ. Tờ báo cho rằng hiện tượng này phản ánh cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt hiện tại tại quốc gia châu Úc.
Từ Quang Lợi là một du học sinh 28 tuổi người Trung Quốc. Để theo học chương trình Thạc sĩ Quản lý Nghệ thuật tại Đại học RMIT (Royal Melbourne Institute of Technology), anh phải thực hiện các chuyến bay dài tới 8.800 km mỗi tuần. Theo Daily Mail, lý do cho lựa chọn này là giá vé máy bay thậm chí còn rẻ hơn so với tiền thuê nhà tại Melbourne.
Ảnh minh hoạ
Theo báo cáo, từ tháng 8 đến tháng 10 năm nay, trong khoảng thời gian 11 tuần, Từ Quang Lợi mỗi tuần đều bay từ quê nhà ở thành phố Đức Châu, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc đến Melbourne.
Anh dành tới 3 ngày mỗi tuần cho hành trình khứ hồi, với chi phí khoảng 1.500 USD (khoảng 38 triệu đồng) cho mỗi chuyến.
Trong một cuộc phỏng vấn, anh chia sẻ: “Hành trình khứ hồi mất khoảng 72 giờ. Thời gian bay một chiều mất khoảng 10 đến 13 giờ”.
Điều đáng ngạc nhiên là, Từ Quang Lợi cho biết anh đưa ra quyết định kỳ lạ và mất công này vì nhận thấy giá vé máy bay thậm chí còn rẻ hơn chi phí sinh hoạt tại Melbourne. Anh cũng nói thêm: “Tổng chi phí không khác biệt nhiều. Nhưng tôi nghĩ số tiền này đáng để chi tiêu hơn ở Trung Quốc, vì chi phí sinh hoạt ở đây thấp hơn”.
Được biết, vào tuần trước, Từ Quang Lợi khi ở Melbourne đã ngủ nhờ trên ghế sofa của một người bạn trong một đêm, sau đó bay về Trung Quốc vào ngày hôm sau. Ngoài yếu tố chi phí, Từ Quang Lợi cho biết động lực chính của anh là vì tình yêu. Bạn gái của anh, người từng tốt nghiệp tại Úc, hiện đã trở về Đức Châu làm việc.
Từ Quang Lợi chia sẻ rằng sống một mình ở Melbourne khiến anh cảm thấy rất cô đơn. Cách đây 8 năm, anh rời quê nhà để sang Úc du học. Trong tương lai, anh hy vọng có nhiều thời gian hơn để ở bên gia đình. Hiện tại, anh đã có bằng cử nhân thiết kế trò chơi và đang theo học chương trình thạc sĩ quản lý.
Video đang HOT
Anh khẳng định việc di chuyển thường xuyên của mình diễn ra rất thuận lợi và chưa bao giờ gặp bất kỳ vấn đề nào. Anh chia sẻ rằng vào mỗi sáng thứ Hai, anh rời nhà lúc 7 giờ để đến sân bay Tế Nam, cách Đức Châu khoảng 126 km về phía đông nam, sau đó bay đến Melbourne.
Câu chuyện đã gây ra nhiều tranh cãi vì chi phí sinh hoạt
Bài báo trên Daily Mail đã nhận được rất nhiều bình luận đa dạng từ độc giả.
Một độc giả có tên Nirakam Sikhs cho rằng Từ Quang Lợi có thể thường xuyên bay để tích lũy điểm thưởng từ các chương trình khách hàng thân thiết của hãng hàng không.
Người này cũng đề cập rằng các chương trình thạc sĩ thường không yêu cầu tham dự lớp học thường xuyên, nhiều khóa học có thể được thực hiện qua hình thức học từ xa, và với 1.500 USD mỗi tuần, anh hoàn toàn có thể thuê được một căn Airbnb tốt ở Melbourne
Một độc giả khác bày tỏ sự nghi ngờ về việc liệu một sinh viên thạc sĩ 28 tuổi như Từ Quang Lợi có thực sự coi trọng thời gian của mình hay không, đồng thời đặt câu hỏi về đời sống xã hội của anh.
Trong khi đó, một độc giả nhận định rằng việc Từ Quang Lợi thường xuyên bay qua lại giữa Trung Quốc và Úc là để về với bạn gái và gia đình, chứ không hoàn toàn liên quan đến “khủng hoảng chi phí sinh hoạt” như cách mà truyền thông đã đưa tin và nhấn mạnh.
Bé gái khóc vì mới đi học mấy tuần đã bị giáo viên và các bạn "cô lập", mẹ tìm đến tận trường kiện, sự thật khiến chị sững sờ
Người mẹ đau lòng khi chứng kiến con gái vừa đi vừa khóc.
Mới đây, cô Lưu - một bà mẹ Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện của mình và nhận được nhiều đồng cảm từ cư dân mạng. Được biết, vợ chồng cô Lưu đều làm kinh doanh, điều kiện kinh tế của gia đình rất khá. Sau khi kết hôn, cả hai chỉ có một cô con gái đầu lòng nên vợ chồng cô đã cố hết sức để mang lại những thứ tốt nhất cho bé.
Gần đây, con gái cô Lưu được bố mẹ cho đi học mẫu giáo. Dẫu bận rộn với công việc nhưng hàng ngày cô Lưu đều dành thời gian đưa đón con đi học và trò chuyện với cô bé.
Ban đầu, chuyện đi học của con gái dường như trôi qua suôn sẻ. Tuy nhiên chỉ vài tuần sau, cô Lưu phát hiện một vấn đề. Đó là con gái cô lúc ở trường lúc nào cũng lủi thủi một mình, trong khi những đứa trẻ khác túm tụm chơi với nhau. Cô Lưu bắt đầu lo lắng và cho rằng nguyên nhân vì con gái sống hướng nội, không giỏi kết bạn. Tuy nhiên, mọi chuyện phức tạp hơn cô tưởng tượng rất nhiều.
Một ngày nọ, sau giờ học, cô Lưu đang đợi con gái thì nhìn thấy cô bé vừa khóc vừa đi về phía mẹ. Sau khi kiên nhẫn an ủi con, cuối cùng cô Lưu cũng hiểu được nguyên nhân. Hóa ra, con gái đã cố gắng làm quen với các bạn cùng lớp nhưng luôn bị những đứa trẻ khác bỏ rơi. Điều khiến cô Lưu buồn hơn là chính cô giáo phụ trách lớp cũng sắp xếp cho con gái cô ở một mình trong giờ chơi, tách khỏi những đứa trẻ khác.
Nghe con gái nói xong, cô Lưu vô cùng tức giận. Cô lập tức đến gặp Hiệu trưởng để đòi làm rõ mọi chuyện. Nhưng lời giải thích của Hiệu trưởng khiến cô càng sốc hơn: "Không phải cô giáo hay các bạn khác cố tình cô lập con gái chị. Mà nguyên nhân do ngày nào bé cũng mặc quần áo và đeo balo rất hàng hiệu. Các phụ huynh khác lo lắng nếu con mình làm hỏng những đồ có giá trị này sẽ không bồi thường được. Lâu dần, những đứa trẻ khác cũng không dám chơi gần con gái chị. Đó cũng là lý do mà các em cùng đồng loạt xin cô tách riêng con gái chị và các bạn khác trong giờ ra chơi".
Hóa ra những món hàng hiệu đắt tiền đã khiến con gái cô Lưu tách biệt với bạn học khác
Sau khi nghe những lời này, cô Lưu cảm thấy xấu hổ. Cô chưa từng nghĩ rằng những món đồ hàng hiệu có thể trở thành "rào cản" ngăn cách con và các bạn.
Trong xã hội ngày nay với cuộc sống vật chất dồi dào, có rất nhiều bậc cha mẹ như cô Lưu. Họ mong muốn mang đến cho con cái điều kiện vật chất vượt trội thông qua những món đồ hàng hiệu. Nhưng thực tế, cách này không những khiến trẻ không cảm thấy tự hào mà còn vô tình đẩy con rơi vào cô đơn và nghi ngờ bản thân.
Cha mẹ cần lưu ý gì khi nuôi dạy con gái?
Nhiều cha mẹ nghĩ rằng cho con hưởng càng nhiều điều kiện vật chất tốt thì càng có lợi cho trẻ nhỏ. Trên thực tế, mua cho con nhiều món đồ xa xỉ, đưa trẻ đến những nơi đắt tiền,... về lâu dài không phải giá trị cốt lõi để bồi dưỡng sự trưởng thành về mặt nhân cách cho trẻ.
Thay vào đó, cha mẹ nên để con cảm thấy thỏa mãn và hài lòng hơn từ sâu trong nội tâm thông qua sự đồng hành, giáo dục và hướng dẫn của gia đình. Đây mới là "chìa khóa" đúng đắn để nuôi dạy một đứa trẻ trưởng thành cả về mặt thể chất và tâm hồn.
1. Nuôi dạy tính tự lập của con
Song hành với đáp ứng nhu cầu vật chất, cha mẹ nên dạy con cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách độc lập.
Ví dụ, bạn hãy để trẻ cùng làm một số công việc vặt hàng ngày, đồng thời khuyến khích con cố gắng tự mình giải quyết vấn đề khi gặp khó khăn. Điều này giúp các bé học cách tự mình đối mặt với nhiều thử thách khác nhau trong cuộc sống, mà không cần sự giúp đỡ của người lớn.
Bên cạnh cung cấp điều kiện vật chất, cha mẹ cần lưu ý bồi dưỡng tâm hồn con
2. Chú ý đến bồi dưỡng tâm hồn
Ngoài việc cung cấp điều kiện vật chất, cha mẹ nên chú ý hơn đến việc rèn luyện nhân cách, đạo đức và quan điểm sống đúng đắn cho con, thông qua những cuộc trò chuyện và hành động thực tế hàng ngày.
Chẳng hạn, bằng cách cha mẹ kể cho con những câu chuyện về người tốt, trẻ được khuyến khích trở nên tốt bụng, bao dung và sống có trách nhiệm để trở thành người có tâm hồn đẹp trong tương lai.
3. Tạo môi trường phát triển lành mạnh
Cha mẹ nên tạo ra một môi trường sống lành mạnh xung quanh con. Môi trường ở đây bao gồm những điều kiện vật chất và con người mà bé tiếp xúc hàng ngày.
Chẳng hạn, cha mẹ có thể đưa con tham gia nhiều hoạt động nhóm khác nhau như lớp học về sở thích của con, hoạt động từ thiện,... để con có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn đồng trang lứa, qua đó học được cách chia sẻ, hợp tác với người khác.
Con gái không bao giờ ngủ trưa ở nhà nhưng đi học lại thay đổi 180 độ, mẹ thầm điều tra thì phát hiện bí mật ẩn sau chiếc chăn Chính người mẹ cũng vô cùng bất ngờ trước sự thay đổi của con gái. Khi con cái bắt đầu vào mẫu giáo, nhiều phụ huynh vui mừng nhận thấy những thay đổi tích cực ở con. Không chỉ các kỹ năng được cải thiện rõ rệt mà phần đông trẻ còn trở nên tự lập hơn rất nhiều. Ví dụ, những đứa...