Nam Định: “Vàng trắng” phải đổ đi, dân lo xoay sở kiếm ăn từng bữa
Sứa biển được coi là vàng trắng và là nguồn thu nhập chính của ngư dân miền biển Hải Hậu, nhưng do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, thứ vàng trắng này phải đổ đi, nếu có bán được cũng với giá rẻ mạt.
Nguồn thu nhập chính bị mất, nhiều ngư dân gặp khó, chưa biết dựa vào đâu để xoay sở và tiếp tục cho cuộc sống.
Có mặt tại các cơ sở chế biến sứa biển trên địa bàn huyện Hải Hậu (tỉnh Nam Định) vào những ngày đầu tháng 5, không còn nồng nặc mùi sứa biển, không còn cảnh nhộn nhịp tấp nập thuyền bè ra vào, hay cảnh người làm không ngơi chân ngơi tay, cùng với tiểng cười nói….
Thay vào đó là khung cảnh vắng vẻ, thuyền bè xếp hàng dài đắp chiếu, cơ sở chế biến sứa thì dừng hoạt động mặc dù đang trong mùa chế biến sứa.
Sứa biển được xem như là ‘ mỏ vàng trắng’ của ngư dân huyện Hải Hậu, nhưng vẫn phải đổ đi vì không có người thu mua.
Đang chuyển từng bọc lưới đánh sứa lên bờ với vẻ mặt chán nản, biết chúng tôi là phóng viên, anh Mai Văn Hảo (ở xã Hải Lý, huyện Hải Hậu) thở dài, giọng buồn bã cho biết, năm nay sứa đầy ngoài biển mà không có người thu mua, chúng tôi cố gắng chờ đợi có người thu mua để bắt nhưng vô vọng. Hết mùa sứa mà chẳng kiếm được đồng nào, cả gia đình bốn miệng ăn chỉ trông chờ vào vụ sứa vậy mà…..
Theo anh Hảo, mùa sứa kéo dài khoảng hơn 3 tháng, bắt đầu từ sau Tết nguyên đán cho đến hết 30/4, như mọi năm thì sứa biển có giá khá cao, từ 18 đến 25 ngàn đồng/con. Năm ít cũng phải được vài chục triệu đồng, còn năm nhiều thì có thể kiếm được hàng trăm triệu đồng. Nhưng năm nay do ảnh hưởng dịch covid-19 nên các cơ sở chế biến sứa không thu mua, nếu có mua thì chỉ vì thương xót bà con vất vả, mua giải cứu để bà con gỡ tý tiền dầu máy.
Anh Mai Văn Hảo đang buộc đang neo đậu lại chiếc bè của mình sau một vụ sứa trắng tay.
“Tôi còn may mắn hơn rất nhiều người khác vì bè mua từ năm ngoái, vụ sứa trước cũng gỡ được tiền bè và thêm một khoản thu nhập nữa. Khổ nhất nhiều người phải đi vay mượn sắm bè mới để cho vụ sứa năm nay, tốm kém cả trăm triệu đồng nhưng từ đầu vụ sứa đến nay chưa nổ máy một lần, từ đó lại rơi vào cảnh nợ nần và đành phải đợi đến vụ sứa tiếp theo”, anh Hảo tâm sự.
Anh Mai Văn Tùng- một ngư dân sống bằng nghề đánh bắt sứa cho hay, năm nay anh đi được vài buổi đánh sứa, ngày đầu còn bán được với giá 5 ngàn đồng/con, mấy buổi sau bắt đầy bè nhưng bán không ai mua và phải cầu cứu người ta mua cho, giá nào cũng bán và người ta mua cho là may lắm rồi. Chính vì thế mà năm nay sứa đầy ngoài biển nhưng cũng chẳng có ai đi bắt.
Video đang HOT
Mọi người chuyển lưới về sau một vụ sứa không có người mua, tất cả đều trong trạng thái chán nản.
“Hơn chục năm sống bằng nghề đi bắt sứa nhưng chưa bao giờ tôi phải rơi vào tình cảnh như thế này, đi bắt về phải cầu cứu các cơ sở thu mua và nếu có mua chỉ là mua giải cứu vì thương xót. Ai may mắn mới được mua còn lại phải đổ đi hết, bao nhiêu công sức vất vả, thức đêm thức hôm nhưng nhận lại chỉ là hai bàn tay trắng”, anh Tùng chia sẻ.
Cũng theo anh Tùng, hiện nay nguồn hải sản gần bờ đang cạn kiệt nên có đi đánh bắt các loại khác cũng chẳng ăn thua, mà lại phải đầu tư thêm lưới chài khác. Nếu may thì ngày nào động biển còn kiếm được, còn cái chuyện lỗ cả tiền dầu là chuyện như cơm bữa. “Những người sống bằng nghề biển như tôi thì cả năm chỉ trông chờ vào vụ sứa, năm nay thất thu thì coi như cả năm nay bà con ngư dân rơi vào tình cảnh đói kém”, anh Tùng ngậm ngùi nói thêm.
Sứa không có người mua nên thuyền bè chỉ còn cách xếp hàng dài nằm yên bất động.
Trao đổi với Dân Việt, ông Trần Văn Bình – chủ một cơ sở thu mua sứa biển trên địa bàn huyện Hải Hậu xác nhận, sứa biển thị trường tiêu thụ chính ở bên Trung Quốc, nhưng do ảnh hưởng dịch covid-19 nên việc xuất khẩu gặp khó. Chính vì vậy từ đầu vụ sứa đến nay không dám mua cho bà con, nếu có mua thì số lượng hạn chế, không đáng kể.
Cũng theo chủ cơ sở này, vào mỗi vụ sứa cơ sở của ông tạo công ăn việc làm tại chỗ cho hơn 50 lao động địa phương với thu nhập từ 300-5000 ngàn đồng/ngày, xuất sang Trung Quốc cả chục container sứa. Nhưng năm nay thì ngược lại, mọi công việc đều phải dừng lại hết, không chỉ bà con đi đánh bắt thất thu mà cả những người lao động thời vụ cũng không có việc làm.
“Chưa có bao giờ sứa đi bắt về phải đổ đi, người bán phải cầu cứu chủ cơ sở, cũng thương người ta lắm nhưng cũng chỉ mua gượng để giải cứu cho bà con, số lượng cũng hạn chế. Cũng muốn mua cho bà con lắm, nhưng mua về cũng chỉ để đó mà vốn lại không có nhiều”, chủ cơ sở sứa này cho hay.
Nam Định: Ra biển kéo lưới trúng đậm tôm "hung dữ" toàn con to bự
Thời tiết thuận lợi và đang vào mùa đánh bắt nên những ngày qua, nhiều bà con ngư dân ven biển của huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định liên tục trúng đậm tôm tít, toàn con to bự, tươi rói. Chỉ cần vài giờ vươn khơi, mỗi chiếc thuyền cập bến với hàng tạ tôm tít, mang về thu nhập tốt cho bà con.
Thời điểm này đang là mùa tôm tít, sau mỗi chuyến biển chỉ 3 - 4 tiếng đồng hồ, mỗi thuyền của ngư dân cập bến mang về từ vài chục kg đến hàng tạ tôm tít, phần lớn là loại tôm tít to bự, tươi rói. Với giá bán tôm tít trung bình 100.000 đồng/kg, sau một chuyến ra khơi, bà con ngư dân miền biển Hải Hậu có thể kiếm được khoảng 3 triệu đồng trở lên.
Thời tiết thuận lợi nên những ngày qua, nhiều bà con ngư dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định liên tục trúng "lộc" biển-đó là những mẻ lưới dính đầy tôm tít to bự, tươi rói, bán đắt tiền...
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, các ngư dân miền biển Hải Hậu cho biết, trung bình mỗi chuyến ra khơi, mỗi thuyền bè đánh được từ 50-100kg tôm tít, nếu trúng mánh có thể kiếm được cả vài tạ tôm tít/ngày là chuyện bình thường. Giá bán tôm tít tươi rói, còn nhảy tanh tách tại bãi biển cho các thương lái với giá sỉ dao động từ 80-150.000 đồng/kg tùy kích cỡ, trọng lượng tôm, mỗi thuyền thu về được khoảng từ 5 đến 10 triệu đồng.
Ông Nguyễn Văn Long (một ngư dân có thâm niên trong nghề đi biển, đánh bắt loài tôm tít ở xã Hải Chính) cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, hiện đang vào vụ tôm tít nên chúng tôi bắt đầu ra khơi từ sáng sớm, thường thì khoảng 3-4 h sáng là bắt đầu xuất phát và đến đầu giờ chiều là thuyền cập cập bờ. Ơn giời, ơn biển, chuyến ra khơi nào cũng bắt được nhiều tôm tít, đã thế năm nay lại may bắt được toàn tôm tít cỡ lớn, bán được giá...
Theo ông Long, loài tôm tít có những con to lớn, khi bắt mọi người phải cẩn thận nếu không tôm búng trúng tay có thể chảy máu...Vì thế nhiều người gọi tôm tít to bự là loài tôm hung dữ...
Đánh bắt tôm tít là một nghề khá vất vả, bởi ngư dân phải thức khuya dậy sớm cho mỗi lần ra khơi. Đặc thù của nghề đánh bắt tôm tít là cần sức khỏe dẻo dai nên những người có sức khoẻ yếu sẽ không làm được.Thế nhưng bù lại bà con có nguồn thu nhập hấp dẫn từ nghề đánh bắt tôm tít. Những ngày thời tiết thuận, gặp trúng đàn tôm tít to bự, gặp may thì mỗi thuyền kiếm được 5 - 10 triệu đồng.
Nhờ trúng mùa tôm tít mà mỗi thành viên trong gia đình ông Long, xã Hải Chính, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định có thu nhập tiền triệu mỗi ngày.
Phương tiện để đánh bắt tôm tít rất đơn giản, chỉ cần một chiếc bè mảng làm bằng thân cây luồng kết hợp với phao, một máy nổ công suất 30CV và ngư lưới cụ là có thể ra khơi. Đi bè mảng không cần nhiều nhân công, chỉ cần 2 người là có thể ra khơi để đánh bắt loài tôm hung dữ này.
Theo ông Long, mùa tôm tít bắt đầu từ tháng 12 cho đến hết tháng 2 âm lịch, thời điểm bắt được nhiều tôm tít nhất là khoảng thời gian này. Thời điểm này, tôm tít đa phần là con to bự, nhiều con cái có trứng nên bán được giá rất cao.
"Mỗi ngày ra khơi, 2 bố con tôi bắt được từ 50-70kg tôm tít, với giá bán tôm tít đổ đồng hiện nay là 100.000 đồng/kg thì sau khi trừ hết chi phí, mỗi người để ra được gần 3 triệu đồng"- ông Long tiết lộ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Các thương lái, lái buôn túc trực ngay ở bến thuyền để tranh thủ mua cho được những mẻ tôm tít tươi roi rói. Các lái buôn sau khi thu mua tôm tít tại bãi biển Hải Hậu sẽ đưa về bán cho các đại lý, nhà hàng, đưa lên Hà Nội tiêu thụ, số ít sẽ được bán tại chợ cóc ở địa phương với giá dao động từ 120.000-150.000đồng/kg...Trong ảnh, thương lái lựa chọn, phân loại tôm tít phải đeo găng tay dày để tránh bị loài tôm hung dữ này búng...
Anh Nguyễn Văn Tiên (một ngư dân trẻ ở xã Hải Triều, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, vụ tôm tít năm nay thời tiết thuận lợi cho công việc đánh bắt nên từ đầu vụ đến giờ, gia đình anh cũng kiếm được một khoản kha khá. Trung bình mỗi ngày, thuyền của anh Tiên đánh bắt được từ 60-100kg tôm tít, sau khi trừ hết chi phí anh thu về từ 3-5 triệu đồng.
Theo anh Tiên, mỗi chuyến vươn khơi đánh bắt tôm tít, anh thu về được khoảng từ 7- 10 triệu đồng, sau khi trừ đi các khoản chi phí như tiền dầu nhớt, tiền thuê nhân công và một số chi phí khác... còn lại khoảng 3-5 triệu đồng. "Nghề đánh bắt tôm tít không biết có từ bao giờ. Khi tôi còn nhỏ đã được ông bà cho đi theo cùng, đến nay cũng đã được gần 10 năm làm nghề đánh bắt tôm tít. Nhờ nghề đánh bắt tôm tít này mà tôi có tiền xây nhà cửa và nuôi con cái ăn học, trang trải cuộc sống"- anh Tiên tâm sự.
Ngày hôm nay anh Nguyễn Văn Tiên đánh bắt được hơn 100kg tôm tít, toàn con to, bự. Tôm tít đưa vào bến là thương lái tranh nhau mua, sau khi trừ hết chi phí anh thu về được hơn 6 triệu đồng.
Một thương lái thu mua tôm tít tại tỉnh Nam Định cho biết, tôm tít mùa này rất ngon, nhiều thịt và đặc biệt kích thước lớn nên có giá cao hơn các dịp khác. Hiện giá thu mua tôm tít cho bà con khoảng 80-100.000 đồng/kg, những con có kích thước lớn, to bự sẽ có giá mua cao hơn...
"Ngày thường thì tôm tít bán chủ yếu cho người dân địa phương, hoặc các chợ lân cận. Nhưng thời điểm này tôm tít có thịt chắc ngon nên chủ yếu bán cho đại lý, nhà hàng hoặc các khách sạn lớn trên địa bàn TP Nam Định, Ninh Bình, Hà Nội...Vì thế, giá tôm tít bán ra cũng cao hơn".
Sau khi gỡ xong tôm cá mắc lưới, nhiều thuyền ở biển Hải Hậu (Nam Định) lại tiếp tục chuẩn bị cho chuyến vươn khơi đánh bắt ngày tiếp theo. Thời gian đánh bắt tôm tít trúng mùa kéo dài cho đến hết tháng 2 âm lịch.
Ngoài tôm tít là chủ yếu thì ngư dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định còn bắt được một số loại tôm khác, mang về thu nhập thêm cho bà con.
Tôm tít sau khi được gỡ khỏi lưới sẽ được phân loại bán với các mức giá khác nhau, những con tôm tít tươi, to bự, chắc thịt, mã đẹp sẽ được bán giá cao nhất từ 120-150.000 đồng/kg.
TÔM TÍT LÀ LOÀI TÔM GÌ?
Tôm tít hay còn gọi bằng các tên khác như tôm tích, tôm thuyền, con bề bề hay tôm búa (do một số loài có càng tiến hóa thành dạng chùy), là tên được dùng để gọi nhóm giáp xác biển, có tên trong tiếng Anh là Mantis shrimp hay tôm bọ ngựa vì chúng giống cả hai, với cặp càng giống của bọ ngựa. Tôm tít có mặt rộng rãi tại những vùng biển ôn đới và nhiệt đới trên toàn cầu...
CÁC MÓN ĂN NGON CHẾ BIẾN TỪ TÔM TÍT
Tôm tít có mặt với số lượng phong phú ở các vùng biển Việt Nam, từ vịnh Bắc Bộ, duyên hải miền Trung cho tới mũi Cà Mau và tỉnh Kiên Giang. Người Việt Nam thường dùng tôm tít để chế biến thành nhiều món ăn ngon, giàu dinh dưỡng như tôm tít hấp với sả; tôm tít hấp cách thủy pha với bia; tôm tít luộc; tôm tít nướng than hoa; tôm tít phơi khô chấm muối tiêu hoặc chấm nước mắm me...
Theo Danviet
Chuyện lạ Nam Định: Chán ao, mang tôm nuôi bể xi măng mà đổi đời Chuyện lạ Nam Định mà phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN được chứng kiến. Đó là chuyển tôm từ ao đầm sang nuôi trong bể xi măng tại gia đình anh Nguyễn Văn Cường (xã Hải Đông, Hải Hậu, tỉnh Nam Định). Không ngờ rằng cách nuôi tôm "có 1 không hai" này lại giúp gia đình anh đổi đời. Mỗi năm anh...