Nam Định: Trồng thứ cây thẳng tuột cứ như trồng cây cảnh, ai ngờ có ngày cả làng giàu lên, 1 năm thu 60 tỷ
Năm 2020, trong khi rất nhiều sản phẩm nông nghiệp từ chăn nuôi đến trồng trọt gặp nhiều khó khăn trong cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ thì nghề trồng, sơ chế cau của nhiều hộ dân ở xã Hải Đường (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) đã mang lại nguồn thu hơn 60 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay.
Nghề trồng cau không chỉ là lợi thế phát triển kinh tế của xã Hải Đường (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) mà còn mang lại không gian xanh, giúp cho phong cảnh làng quê thêm giàu đẹp.
Thu hái cau tại gia đình ông Phạm Ngọc Thạch, xóm 6, xã Hải Đường (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định).
Cây cau gắn bó với người dân xã Hải Đường từ hàng trăm năm trước. Tuy nhiên xưa kia, người dân Hải Đường trồng cau chỉ đơn thuần đáp ứng phong tục tập quán ăn trầu của người dân địa phương và làm mát, xanh không gian làng xã, trồng câu như trồng cây cảnh.
Với điều kiện thổ nhưỡng thích hợp nên cây cau phát triển tốt, cho quả sai, dáng đẹp, ngọt mềm, đậm vị. Cau Hải Đường nhanh chóng được thợ cau đất Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh…tuyển làm “cau phố”, “cau tỉnh” (cau dùng ăn trầu, làm đồ lễ trong các nghi thức cưới, hỏi), đứng đầu trong khu vực miền Bắc…
Giá trị kinh tế của cây cau cũng vì thế mà đạt hiệu quả cao hơn các cây trồng khác, trở thành cây trồng chủ lực ở địa phương.
Trung bình một năm, mỗi cây cau cho thu từ 300.000-500.000 đồng; cây nào cho buồng đẹp dùng trong các dịp cưới xin, lễ lạt có giá vài triệu đồng/cây/năm. Do đó, ở Hải Đường nhà nhà trồng cau. Trồng cau như trồng cây cảnh làm đẹp cho khu vực công sở, trường học, trạm y tế; cau mọc san sát trên đất vườn nhà, sát những bờ ao, dọc các dong ngõ, đường liên thôn, liên xã, bờ vùng, bờ thửa…
Nhà trồng ít cũng khoảng 100 cây cau, nhà trồng nhiều lên đến hàng nghìn cây cau. Nhiều diện tích đất công ích của xã được người dân đấu thầu, cải tạo để trồng cau. Những năm gần đây, nghề trồng cau của địa phương phát triển ở cả khâu trồng trọt, làm giống và sơ chế cau khô.
Trong đó, ngoài giống cau mùa, người dân xã Hải Đường đã trồng thêm giống cau tứ thời (cho ra quả quanh năm) và ứng dụng kỹ thuật canh tác để cau cho ra quả trái vụ. Cách làm này đã giúp người dân có cau tươi cung ứng quanh năm, giá bán cũng hơn hẳn cau đúng vụ.
Cùng với sản xuất cau thương phẩm, nhiều hộ dân xã Hải Dường có kinh nghiệm còn ươm giống cau phục vụ nhu cầu của người dân các tỉnh lân cận.
Hộ gia đình các ông Đỗ Thanh Minh, Phạm Ngọc Thạch cùng ở xóm 6 có khả năng cung ứng hàng chục vạn cây cau giống mỗi năm. Bước đột phá nâng cao giá trị kinh tế từ cây cau ở Hải Đường là người dân đã đầu tư lò sấy cau cung ứng sang thị trường các nước, vùng lãnh thổ trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Malaixia và một số nước châu Âu.
Video đang HOT
Theo đó, vào chính vụ (tháng 9 đến tháng 12 âm lịch) cau sau khi thu hái được hấp làm chín để giữ nguyên dưỡng chất và loại bỏ ký sinh trùng rồi mới sấy khô, xuất bán. Do áp dụng công nghệ hấp sấy hiện đại nên sản phẩm đạt năng suất, chất lượng cao, giảm hao hụt, độc hại so với sấy thủ công nên được ưa chuộng.
Hiện cung tại chỗ cau khô nguyên liệu không đủ cầu, đơn đặt hàng ngày càng nhiều. Người dân Hải Đường phải đi mua gom cau ở các nơi khác về sơ chế. Hải Đường trở thành trung tâm sơ chế, xuất khẩu cau.
Vụ cau năm 2020, 26 cơ sở thu mua chế biến cau sấy khô theo công nghệ lò hơi với công suất 20 tấn/mẻ của xã đã cung ứng ra thị trường 5.200 tấn cau khô, tương đương gần 30 nghìn tấn cau tươi. Chỉ tính riêng mỗi lò sấy đã mang lại thu nhập từ một đến hàng chục tỷ đồng/năm.
Nhiều hộ thu mua, sơ chế, sấy cau khô tiêu biểu như gia đình ông Nguyễn Văn Điện (xóm 19); ông Hoàng Văn Tập (xóm 21); anh Phạm Tuấn Hiệp, Nguyễn Văn Long đều ở xóm 7…
Vào vụ thu hoạch cau tươi, xưởng của gia đình ông sản xuất 70-80 tấn cau khô, tạo việc làm cho hàng chục lao động địa phương với mức thu nhập từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Doanh thu trung bình của xưởng đạt từ 12-14 tỷ đồng/năm.
Xưởng sấy cau của gia đình ông Bùi Văn Thịnh (xóm 8B) là một trong những cơ sở sấy cau lớn và hoạt động lâu năm trong xã với 3 lò luộc, 200 ô sấy.
Với tay nghề kỹ thuật cao, có uy tín, nhiều người dân Hải Đường đi vào các tỉnh miền Trung, miền Nam nơi có nguồn nguyên liệu cau tươi dồi dào đầu tư xưởng chế biến cau tại chỗ để đón mùa cau sớm vào độ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm.
Đồng chí Phạm Thế Doanh, Bí thư Đảng ủy xã Hải Đường, huyện Hải Hậu (Nam Định) cho biết: Cây cau không chỉ mang lại việc làm, thu nhập đáng kể cho người dân địa phương mà còn góp phần quan trọng trong việc tạo cảnh quan làng xóm, góp phần xây dựng Hải Đường thành điển hình nông thôn mới của toàn quốc.
Nghề trồng cau và chế biến cau xuất khẩu ở Hải Đường đang trên đà phát triển. Tuy nhiên hiện sản phẩm cau sấy vẫn đang xuất khẩu tiểu ngạch nên bị lệ thuộc lớn vào thương lái nước ngoài.
Bình Dương: Nông sản được gắn một loại tem để "soi" được trồng ở đâu, chất lượng ra sao
Truy xuất nguồn gốc nông sản sẽ tăng khả năng theo dõi, nhận diện được sản phẩm thông qua các giai đoạn, từ việc tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất, chế biến đến vận chuyển và phân phối ra thị trường.
Bình Dương là một trong các tỉnh, thành đã ban hành kế hoạch thực hiện Quyết định 100 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc (TXNG) từ năm 2019.
Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm trên địa bàn giai đoạn 2021 - 2030.
Theo ông Lý Thái Hùng - Chi Cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bình Dương, truy xuất nguồn gốc là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm thông qua tất cả các giai đoạn, từ quá trình tìm nguồn nguyên liệu, sản xuất, chế biến đến vận chuyển và phân phối ra thị trường.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm OCOP" được UBND tỉnh Bình Dương quan tâm, nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển song song cùng với các ngành nghề khác. Ảnh: Văn Dũng
Để thực hiện tốt cả quá trình đó, trên mỗi sản phẩm cần có mã định danh riêng, còn gọi là tem truy xuất nguồn gốc. Hay còn gọi là phần nhận diện chuỗi liên kết các giá trị từ khâu đầu vào đến thành phẩm cuối cùng, từ vùng trồng, đất trồng, phân bón, con giống đến quá trình thu hoạch, bảo quản, vận chuyển hàng hóa và đóng gói.
Hiện nay, Bình Dương có nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp. Đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong quá trình sản xuất và phát triển hệ thống phân phối.
Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm OCOP" được UBND tỉnh Bình Dương quan tâm, nhằm thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển song song cùng với các ngành nghề khác. Trong đó, OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị.
Đây được coi là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Sản phẩm được gắn mã và quản lý bằng hệ thống truy xuất nguồn gốc. Ảnh: Văn Dũng
Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Chương trình OCOP không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về phát triển sản xuất mà còn có ý nghĩa trong giải quyết nhiều vấn đề quan trọng ở nông thôn như giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, môi trường, phát huy trí tuệ sáng tạo của người dân, hình thành các tổ chức liên kết kinh tế cộng đồng bền vững.
Chương trình còn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương thông qua các chương trình phát triển ngành nghề nông thôn, nâng cao giá trị sản phẩm, hàng hóa và kiến thức tiếp cận thị trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, vẫn còn những mặt hạn chế cần khắc phục. Trình độ người nông dân hiện nay về công nghệ thông tin còn rất thấp, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn hạn chế, hệ thống phần mềm và việc kết nối các dữ liệu tại các vùng trồng hiện nay còn chưa triển khai đồng loạt và thống nhất, khả năng tích hợp với các phần mềm khác, ứng dụng trên smartphone còn chưa cao.
Ngoài ra, vấn đề đầu tư hạ tầng mạng và đường truyền internet trên diện rộng chưa cao, nhất là các vùng sản xuất nông nghiệp, vùng sâu, vùng xa, khiến cho công tác chuyển tải thông tin còn nhiều hạn chế.
Sản phẩm, hàng hoá được truy xuất nguồn gốc có rất nhiều lợi ích mang lại. Ảnh Văn Dũng chụp năm 2020
Thời gian tới, Bình Dương sẽ tập trung tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình chuỗi giá trị, liên kết giữa các "mắt xích" của chuỗi từ việc trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ; thúc đẩy cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao để giảm chi phí trung gian hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Bình Dương đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo để tuyên truyền, hướng dẫn truy xuất nguồn gốc cho các tổ chức và các cá nhân trên địa bàn tỉnh.
Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương cũng đang phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tiến hành triển khai thí điểm truy xuất nguồn gốc với 5 chuỗi sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp như trứng, thịt gia cầm, rau, trái cây. Sau quá trình thí điểm, sẽ ứng dụng nhân rộng kết quả sang các chuỗi sản phẩm khác.
Lãnh đạo Chi Cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Dương khẳng định, sản phẩm, hàng hoá được truy xuất nguồn gốc có rất nhiều lợi ích mang lại.
Cụ thể, đối với người tiêu dùng, người dân, tra cứu được thông tin chi tiết sản phẩm hàng hóa và thông tin truy xuất nguồn gốc theo chuỗi cung ứng.
Tra cứu thông tin về tiêu chuẩn quy trình nuôi trồng, sản xuất và thông tin chứng nhận thử nghiệm; tra cứu thông tin chi tiết về thương hiệu sản phẩm, thông tin doanh nghiệp; chống hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đối với doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu khi xuất khẩu sản phẩm hàng hóa sang các thị trường có yêu cầu truy xuất nguồn gốc; tránh bị ép giá; nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Tăng tính minh bạch, sẵn sàng cung cấp thông tin truy xuất nguồn gốc trong khâu sản xuất, kinh doanh phân phối của doanh nghiệp; tăng hiệu quả truyền thông và kinh doanh, kiểm soát chất lượng sản phẩm, bảo vệ sản phẩm và thương hiệu.
Nuôi cua biển hai giai đoạn mang lại hiệu quả kinh tế cao ở Cà Mau Mô hình nuôi cua biển hai giai đoạn mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cho nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Cà Mau phát triển bền vững. Trên địa bàn huyện Thới Bình, phần lớn diện tích nuôi thủy sản được người dân nuôi theo hình thức quảng canh, quảng canh cải tiến. Ảnh: Trọng Linh. Ông Lê Văn...