Nam Định: Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ lúa mùa
Từ đầu vụ đến nay, thời tiết ở Nam Định tương đối thuận lợi nên lúa mùa sinh trưởng, phát triển tốt. Hiện các trà lúa đang ở giai đoạn làm đòng, trỗ bông.
Dự kiến, đến ngày 5/9, toàn tỉnh Nam Định có 10.400ha (14% diện tích) lúa mùa sớm trỗ bông; đến ngày 15/9 có 55.472ha trỗ bông (76% diện tích); đến ngày 20/9 có 65.240ha trỗ bông. Khoảng 10% diện tích là các giống lúa mùa muộn (tám, nếp đặc sản) trỗ bông sau ngày 20/9.
Ông Nguyễn Phùng Hoan – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định (thứ 2 từ trái sang phải) cùng lãnh đạo Sở NN-PTNT Nam Định kiểm tra lúa mùa ở huyện Vụ Bản. Ảnh: Mai Chiến.
Ông Nguyễn Sinh Tiến, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Nam Định cho hay, hiện nay sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 đã nở rộ từ ngày 25/8, mật độ sâu phổ biến 70-100 con/m2, cao 300-400 con/m2, cục bộ 700-1.000 con/m2.
Do lúa xanh tốt và điều kiện thời tiết thuận lợi nên tỉ lệ sâu nở rất cao và phân bố trên diện tích rộng lúa đại trà. Đây là lứa sâu chính trong vụ, mật độ sâu và mức độ gây hại cao hơn so với vụ mùa 2019.
Rầy lứa 5 (chủ yếu rầy lưng trắng) nở rộ từ ngày 25 – 31/8, mật độ phổ biến 300-500 con/m2, cao 1.000-2.000 con/m2, cục bộ có nơi trên 3.000 con/m2. Lứa rầy này có mật độ cao hơn so với cùng kỳ năm 2019, gây hại ở lúa đại trà.
Mật độ sâu đục thân 2 chấm có nguồn cao từ 0,5-1 con/m2, cao 2-3 con/m2, cá biệt 5-7 con/m2 chủ yếu tuổi 5, nhộng. Dự báo, sâu đục thân lứa 5 sẽ dồn mật độ và tập trung gây hại trên trà lúa mùa trung trỗ bông sau ngày 15/9, nhất là diện tích lúa đặc sản.
Bệnh lùn sọc đen đã phát sinh rải rác, nơi cao 0,3-0,5% (huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng); mức độ phát sinh và gây hại cao hơn so với cùng kỳ năm 2019. Thời gian tới, bệnh sẽ thể hiện rõ trên đồng ruộng, nhất là khi lúa trỗ bông.
“Ngoài ra, bệnh khô vằn đã xuất hiện trên tất cả các trà lúa với tỷ lệ bệnh nơi cao 5-10%, cá biệt 20-30% và sẽ tiếp tục lây lan mạnh trên các trà lúa từ nay đến cuối vụ do thời gian tới còn có mưa nhiều ngày…”, ông Tiến cho biết thêm.
Video đang HOT
Ngành nông nghiệp Nam Định khuyến cáo, thời gian tới các địa phương cần tổ chức tổng điều tra đồng ruộng trên các trà lúa mùa. Phun thuốc trừ sâu dục thân 2 chấm lứa 5, bệnh đạo ôn cổ bông… Ảnh: Mai Chiến.
Theo ông Tiến, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở NN-PTNT, các địa phương trong tỉnh đã tập trung cao thực hiện các biện pháp phòng, chống sâu bệnh hại lúa mùa.
Chi cục Trồng trọt-BVTV tỉnh đã xây dựng 2 quy trình kỹ thuật, hướng dẫn điều tra phát hiện, phòng trừ dịch hại; đồng thời thường xuyên phân công cán bộ kiểm tra đồng ruộng, giám sát chặt chẽ diễn biến của rầy lưng trắng.
Bên cạnh đó, phối hợp với các địa phương thu thập 270 mẫu rầy, 171 mẫu cây lúa (mạ, lúa chét) có biểu hiện triệu chứng bệnh lùn sọc đen để xét nghiệm, phát hiện virus gây bệnh…
“Các huyện, thành phố đã tích cực tuyên truyền, chỉ đạo các xã, thị trấn hướng dẫn nông dân phun trừ dịch hại bảo đảm kết quả cao trong phòng, chống bệnh lùn sọc đen, rầy lứa 4, sâu cuốn lá nhỏ lứa 5, bệnh khô vằn hại lúa; đặc biệt đã tổ chức, phát động đợt cao điểm phun trừ dịch hại từ ngày 26/8 – 1/9″, ông Tiến bộc bạch.
Lãnh đạo UBND huyện Vụ Bản chia sẻ, vụ mùa 2020, toàn huyện gieo cấy 8.334ha lúa. Hiện, các trà lúa phát triển đồng đều, đẹp. Đến thời điểm này, đã có 850ha lúa trỗ bông (đạt 10%). Dự kiến đến ngày 15/9, toàn huyện sẽ đạt 90% diện tích lúa trỗ bông (khoảng 7.500ha); đến ngày 20/9 là 100% diện tích trỗ bông.
Tại Vụ Bản, mật độ rầy phổ biến từ 100-200 con/m2, cao 500-700 con/m2, cục bộ trên 1.000 con/m2. Sâu cuốn lá nhỏ phổ biến 20-30 con/m2, cao 70-80 con/m2, phổ biến ở tuổi 2,3,4. Đến nay, những diện tích bị nhiễm rầy, sâu cuốn lá trên địa bàn huyện đã phun trừ hết.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đánh giá cao sự chủ động trong dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh và hướng dẫn nông dân phun trừ các loại sâu bệnh của ngành nông nghiệp… Ảnh: Mai Chiến.
Ngành nông nghiệp tỉnh Nam Định khuyến cáo, thời gian tới UBND các huyện, thành phố cần chỉ đạo các địa phương đảm bảo đủ nước cho lúa trỗ bông, phơi màu thuận lợi, bón đủ phân kali đảm bảo quy trình hướng dẫn. Tuyệt đối không bón phân Ure đón đòng để giảm thiểu sự phát sinh, gây hại của các đối tượng sâu bệnh cuối vụ, nhất là bênh bạc lá.
Tổ chức tổng điều tra đồng ruộng trên các trà lúa mùa. Phun thuốc trừ sâu dục thân 2 chấm lứa 5 khi lúa bắt đầu trỗ, phun phòng bệnh đạo ôn cổ bông lúc lúa trỗ 3-5% số bông. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ bệnh lùn sọc đen…
Ông Nguyễn Phùng Hoan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đánh giá cao sự chủ động trong dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh và hướng dẫn nông dân phun trừ các loại sâu bệnh của ngành nông nghiệp và các địa phương nên hiệu quả phòng trừ tốt.
“Dự kiến, lúa mùa sẽ trỗ bông tập trung từ ngày 10/9 nên ngành chức năng, các địa phương và bà con nông dân cần kiểm soát chặt chẽ bệnh khô vằn, rầy, sâu đục thân 2 chấm và bệnh đạo ôn; thường xuyên theo dõi, cập nhật thông tin về hướng dẫn điều hành sản xuất của ngành nông nghiệp để có biện pháp phòng trừ sâu bệnh kịp thời, hiệu quả…”, ông Hoan khuyến cáo.
Xã Xuân Vinh làm tốt trong công tác đền ơn đáp nghĩa dịp 27/7
Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Xuân Vinh (Xuân Trường - Nam Định) đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực chăm lo, giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Đồng chí Vũ Văn Chín - Phó chủ tịch UBND xã Xuân Vinh thăm, tặng quà cho gia đình chính sách, người có công
Công tác đền ơn đáp nghĩa là nhiệm vụ quan trọng trong việc thực hiện các vấn đề an sinh xã hội, những năm qua, xã Xuân Vinh luôn quan tâm đến việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người có công. Vào dịp ngày Thương binh liệt sỹ hàng năm, cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ, phòng LĐTBXH xã thường xuyên tổ chức thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách, người có công đảm bảo kịp thời.
Ngoài các phần quà của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện, xã đã trích một phần ngân sách của địa phương để tổ chức gặp mặt, thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình chính sách, người có công; tổ chức thăm viếng, thắp nến tri ân và đặt vòng hoa tại nghĩa trang liệt sỹ...
Đoàn trao tặng quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Trong dịp này, công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) phối hợp với Tạp chí Người Làm báo - Trung ương Hội nhà báo Việt Nam đã giành tặng những suất quà đến các gia đình chính sách, người có công, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn xã. Nhờ được kêu gọi và ủng hộ năm nay người dân xã Xuân Vinh phấn khởi và rất biết ơn. Món quà tuy nhỏ bé nhưng chứa đựng những tình cảm và sự quan tâm đến những thân nhân gia đình liệt sĩ.
Đoàn thăm, tặng quà cho gia đình có hoàn cảnh khó khăn
Việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác thương binh liệt sỹ và người có công với cách mạng được đẩy mạnh. Nhờ đó, công tác đền ơn đáp nghĩa ngày càng được xã hội hóa, trở thành việc làm thường xuyên của các cơ quan, đơn vị và phát triển sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Qũy đền ơn đáp nghĩa của xã còn hạn chế nhưng nhờ công tác kêu gọi, ủng hộ các doanh nghiệp, cá nhân tổ chức xây dựng quỹ và gần đây nhờ có quỹ đền ơn đáp nghĩa để có nguồn kinh phí duy trì hàng năm.
Đồng chí Vũ Văn Chín - Phó chủ tịch UBND xã Xuân Vinh
Đồng chí Vũ Văn Chín - Phó chủ tịch UBND xã Xuân Vinh cho biết: "Do năm nay tình hình dịch Covid 19 xảy ra, từ những tháng đầu năm công tác quan tâm, hỗ trợ và tri trả cho các gia đình chính sách và người có công được đặc biệt quan tâm. Hiện nay tại địa phương có 350 đối tượng chính sách, người có công được trao tặng quà dịp 27/7, chính quyền đã trao tận tay cho các đối tượng. Phong trào "Đền ơn đáp nghĩa" chăm sóc người có công với cách mạng luôn được chú trọng, kịp thời giúp đỡ, động viên các gia đình chính sách vươn lên, góp phần ổn định chính trị - xã hội, thúc đẩy kinh tế xã nhà phát triển".
Nhờ được sự quan tâm chăm sóc, các gia đình chính sách, người có công trên địa bàn xã đã vươn lên vượt khó trong cuộc sống nhờ sự quan tâm của Đảng, nhà nước, chính quyền địa phương từ đó họ vươn lên làm kinh tế và đẩy mạnh địa phương phát triển. Điều đáng quý là các gia đình thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng luôn phát huy bản chất anh bộ đội Cụ Hồ, là tấm gương điển hình, tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, giúp nhau cùng phát triển và thành công trên nhiều lĩnh vực. Đến nay, đời sống của gia đình người có công ngày càng được nâng lên. Ở địa phương, các gia đình chính sách, gia đình cách mạng gương mẫu xây dựng gia đình văn hoá, xây dựng nông thôn mới. Nhiều thương binh, bệnh binh thể hiện rõ quyết tâm và nghị lực, thực hiện tốt lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh "Thương binh tàn nhưng không phế".
Chăm lo giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công là việc làm thường xuyên ở xã Xuân Vinh. Đó là một trong những nghĩa cử cao đẹp, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Qua đó, đã phần nào sẻ chia những hy sinh, mất mác đối với các thân nhân gia đình liệt sĩ, các thương, bệnh binh. Động viên họ vượt qua khó khăn, bệnh tật, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, cũng thúc đẩy thế hệ trẻ hôm nay phát huy tinh thần cách mạng của thế hệ cha ông đi trước, cống hiến sức trẻ, góp phần xây dựng quê hương Xuân Vinh ngày càng giàu mạnh.
Băng qua đường sắt, taxi bị tàu hỏa cán nát Băng qua đường sắt khi tàu hỏa đang tới, chiếc taxi bị tàu cán nát. Tai nạn khiến 1 người tử vong tại chỗ, 2 người bị thương. Chiều 22/7, tàu hỏa số hiệu D19E929 do lái tàu Lại Hồng Phúc điều khiển chạy hướng Hà Nam - Nam Định. Khi tới Km58 950 thuộc xã Liêm Chung, TP Phủ Lý, Hà Nam,...