Nam Định muốn “xóa sổ” khu nuôi trồng thủy sản 431ha Cồn Xanh: Hàng nghìn người dân nguy cơ mất việc, vỡ nợ (Bài 1)
Khu vực nuôi trồng thủy sản Cồn Xanh (nằm trên địa bàn 4 xã của huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) nổi tiếng với nghề nuôi cá bống bớp, cá mú và các loài thủy sản khác.
Hàng trăm hộ dân với hơn 10.000 nhân khẩu đang dựa vào đây để mưu sinh. Thế nhưng, tỉnh Nam Định lại muốn xóa sổ nơi này để làm dự án cán thép,.
Chúng tôi về Cồn Xanh vào những ngày giữa tháng 3, bà con nông dân nơi đây đang tập trung chăm sóc những ao cá đẹp như tranh vẽ để hi vọng sẽ có một mùa cá bội thu, phục hồi lại sản xuất và lấy lại thu nhập sau liên tiếp các đợt dịch Covid-19.
Cồn Xanh là khu vực nuôi trồng thủy sản được hình thành cách đây 20 năm nhờ vào công khai hoang của hàng nghìn hộ dân ở đây. Đó là một vùng nuôi trồng thủy sản có thể coi bài bản, đẹp khó nơi nào sánh được. Cồn Xanh nằm sát biển với một bên là rừng ngập mặn bao quanh và một bên là khu vực nội đồng. Đây là khu chuyên nuôi trồng các loài thủy sản lợ mặn với cá bống bớp nổi tiếng.
Vùng nuôi trồng thủy sản trời ban
Có dịp trở lại các xã vùng ven biển huyện Nghĩa Hưng chúng tôi mới thấy hết được sự thay đổi của vùng quê nơi đây. Những ngôi nhà mái rạ lụp xụp, dột nước mỗi khi mưa bão về đã khoác lên mình “tấm áo” mới. Đó là những ngôi nhà mái ngói đỏ tươi, những căn nhà tầng mọc lên san sát. Đời sống dân cư được nâng lên rõ rệt.
Cách đây hơn 20 năm, từ những cồn nước hoang hóa ven biển, những ngư dân ở đây đã quyết định làm đơn xin chính quyền huyện, xã và được đồng ý để làm nên một cuộc cách mạng, biến những cồn nước với đầy những cây sú vẹt hoang dại thành khu nuôi trồng thủy sản làm giàu cho hàng nghìn người dân nơi đây.
Nói về thành quả đáng tự hào này, ông Nguyễn Cao Cương- người dân xã Nghĩa Thành (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) cho hay: Đời sống của người dân ở những xã ven biển huyện Nghĩa Hưng được nâng lên rõ rệt là nhờ từ khi chúng tôi “kết bạn” với nghề nuôi trồng thủy hải sản ở khu vực Cồn Xanh.
Tuy nhiên, khi nói về tương lai phía trước, đôi mắt xa xăm, đượm buồn nhìn về phía đồng nước mênh mông rộng lớn trước mặt, ông Cương buồn rầu cho hay: “Mới thoát nghèo chưa được bao lâu, bà con nuôi trồng thủy sản khu vực Cồn Xanh lại đang đối mặt với nguy cơ tái nghèo, mất việc làm. Bởi, diện tích nuôi trồng thủy sản khu vực Cồn Xanh- nơi nuôi sống hàng trăm hộ gia đình đang có nguy cơ bị UBND tỉnh Nam Định thu hồi để làm dự án gang thép”.
Hàng trăm hộ dân nuôi thủy sản khu vực Cồn Xanh (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản, tái nghèo trước chủ trương thu hồi hơn 431ha đất nuôi trồng thủy sản để làm dự án gang thép của UBND tỉnh Nam Định. Ảnh: NC
Video đang HOT
Cụ thể, theo ông Cương, người dân nuôi trồng thủy sản khu vực Cồn Xanh rất lo lắng khi mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã chấp thuận chủ trương đầu tư đối với 3 dự án, gồm: Dự án Nhà máy thép xanh Xuân Thiện Nghĩa Hưng; Dự án Nhà máy thép xanh số 1 Xuân Thiện Nam Định và Dự án Nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn Xuân Thiện. Để thực hiện những dự án này, UBND tỉnh Nam Định đã ra quyết định thu hồi hơn 431ha đất nuôi trồng thủy sản khu vực Cồn Xanh của người dân.
Chưa kịp phục hồi sau Covid-19 lại đến nguy cơ bị thu trắng khu nuôi trồng thủy sản
Là một trong những hộ gia đình thoát nghèo nhờ gắn bó với con tôm, con cá, ông Vũ Văn Chỉnh (SN 1977, xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) vẫn còn nhớ như in những ngày nghèo đói cả gia đình phải rau cháo qua ngày. Ông Chỉnh vất vả chạy vạy làm lụng khắp nơi, nhưng cũng chẳng đủ ăn. Hai con nhỏ lúc nào cũng trong tình trạng nheo nhóc.
Năm 2012, nghe theo tiếng gọi quê hương, ông Chỉnh bỏ công việc làm thuê, làm mướn ở đất người về quê thuê lại 2ha đất nuôi trồng thủy sản của người dân xã Nam Điền (khu vực Cồn Xanh) để nuôi trồng thủy hải sản.
Bắt đầu khởi nghiệp với hai bàn tay trắng. Ông Chỉnh cùng vợ phải chạy vạy vay mượn khắp nơi, thậm chí cả lãi ngày để đổ vào đầu tư vào nuôi tôm, cá bống bớp. Hai năm đầu bao nhiêu tiền bạc vay mượn bị đổ xuống sông, xuống bể. Bởi, dịch bệnh, cá, tôm chết la liệt. Có những lúc ông Chỉnh tưởng chừng mình bị dồn đến con đường cùng, nghĩ quẫn bách.
Thế rồi, trời chả phụ lòng người, nhờ chăm chỉ học hỏi làm ăn, những năm sau đó ông Chỉnh dần khôi phục lại kinh tế. Cá, tôm nuôi đến đâu thắng đến đó. Từ chỗ chạy ăn từng bữa, gia đình anh có của ăn của để, vươn lên thoát nghèo.
Người dân nuôi trồng thủy sản khu vực Cồn Xanh (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) lo lắng trước nguy cơ mất việc làm, kế sinh nhai không còn. Ảnh: NC
Không chỉ tạo công ăn việc làm cho các lao động trong gia đình, ông Chỉnh còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho nhiều lao động ở địa phương. Khi kinh tế gia đình đang vững, thì anh Chỉnh lại phải đối mặt với lỗi lo tái nghèo trước chủ trương thu hồi hơn 431 ha đất nuôi trồng thủy sản (trong đó có ao nuôi cá bống bớp của gia đình ông) và đất thủy lợi khu vực Cồn Xanh để bàn giao cho doanh nghiệp làm dự án gang thép.
“Chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid- 19, hai năm qua cá tôm sản xuất ra không bán được, gia đình tôi đã thua lỗ khoảng 3 tỷ đồng. Số tiền nói trên toàn là đi vay mượn, thậm chí là vay nóng- lãi ngày. Dịch bệnh chưa qua, người dân chưa phục hồi được kinh tế, thì UBND tỉnh Nam Định đã ra chủ trương thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp làm dự án gang thép. Nếu thu hồi hết, chẳng khác nào cắt đứt đường sống của người dân. Nếu vẫn để cho chúng tôi nuôi trồng thủy hải sản thì chúng tôi còn vực được kinh tế, còn trả được nợ. Rồi tới đây, chúng chúng tôi không biết đâu mà xoay sở. Nguy cơ tái nghèo rất cao…”, ông Chỉnh nói.
Cùng rơi vào tình cảnh “dở khóc dở cười” như gia đình ông Chỉnh, gia đình anh Nguyễn Văn Sơn (SN 1976, người dân khu 6, thị trấn Rạng Đông, huyện Nghĩa Hưng) cũng đang “mất ăn, mất ngủ” khi biết tin UBND tỉnh Nam Định thu hồi hàng trăm ha đất nuôi trồng thủy hải sản khu vực Cồn Xanh để bàn giao cho doanh nghiệp Công ty CP Xuân Thiện Nghĩa Hưng và Công ty CP Xuân Thiện Nam Định để làm dự án gang thép.
Anh Sơn và các anh em khác trong gia đình hiện đang có 11ha nuôi cá bống bớp giống khu vực Rạng Đông và 1ha nuôi cá thương phẩm khu vực Cồn Xanh. Tính đến nay, số tiền anh Sơn đầu tư vào nuôi trồng thủy hải sản lên đến hơn 30 tỷ đồng. Việc nhà nước thu hồi đất nuôi trồng thủy hải sản khu vực Cồn Xanh khiến gia đình anh Sơn có nguy cơ bị phá sản.
“Ngoài việc nuôi con giống, cung cấp giống cá bống bớp cho hơn 300ha ở khu vực Cồn Xanh, tôi còn làm mảng thương mại- buôn bán cá thành phẩm. Số tiền đầu tư vào đến nay khoảng hơn 30 tỷ đồng, đa phần là đi vay mượn, thậm chí còn đi vay lãi ngày. Tính sơ sơ tôi vay khoảng 20 tỷ, mỗi tháng trả lãi khoảng 200 triệu đồng. Tôi mới đầu tư, chưa thu hồi được vốn, do vậy nếu nhà nước lấy ra thì chỉ có nước phá sản…”, anh Sơn nói.
Hàng nghìn lao động về đâu?
Ở cái tuổi “gần đất xa trời”, thế nhưng ông Nguyễn Văn Túc (SN 1944, Nghĩa Tân, Nghĩa Hưng) người dân nuôi trồng thủy hải sản khu vực Cồn Xanh vẫn rắn rỏi, ông cùng con cháu vẫn đảm đương công việc nuôi gần 2ha cá mú cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Ông Túc trăn trở: “Nhà nước thu hồi đất làm dự án, những lao động như chúng tôi sẽ chuyển nghề ra sao. Trong khi đó, tôi đã gắn bó với nghề hàng chục năm nay. Từ chỗ tạo công ăn việc làm cho người khác, nếu nhà nước thu hồi đất tôi sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình…”.
Các hộ dân nuôi trồng thủy sản khu vực Cồn Xanh (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) trao đổi với PV Báo điện tử Dân Việt về nỗi lo mất đi khu nuôi trồng thủy sản. Mong muốn của người dân nơi đây, đó là được thuê đất để tiếp tục nuôi trồng thủy sản. Ảnh: NC
“Khu vực Cồn Xanh người dân gắn bó với con tôm, con cá từ lâu, quen với nghề sông nước. Giờ thu hồi đất, không cho nuôi trồng nữa, chúng tôi biết xoay sở thế nào. Có những hộ gia đình 1 người làm gánh 4 – 5 miệng ăn, họ sẽ xoay sở ra sao?”, ông Cương nói.
Theo ông Nguyễn Cao Cương, người dân nuôi thủy hải sản khu vực Cồn Xanh, tại khu vực Cồn Xanh đang có khoảng 400 hộ dân trực tiếp tham gia nuôi trồng thủy hải sản. Việc UBND huyện Nghĩa Hưng thu hồi đất để bàn giao cho doanh nghiệp khiến gần 2.000 người dân sản xuất trực tiếp cùng gần 3.000 người dân cung cấp trong chuỗi nuôi trồng thủy hải sản khu vực Cồn Xanh có nguy cơ mất việc làm.
Thông báo của UBND tỉnh Nam Định về thu hồi đất nuôi trồng thủy sản ở Cồn Xanh, huyện Nghĩa Hưng để làm… dự án cán thép.
Tàu thuyền tỉnh Nam Định, Ninh Bình đã về nơi tránh trú an toàn
Ngày 10/10, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nam Định cho biết, để chủ động ứng phó, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão, hoàn lưu bão số 7 có thể gây ra, tỉnh đã thực hiện cấm biển, kêu gọi tàu thuyền hoạt động trên biển, chủ các ao, đầm vùng nuôi trồng thủy sản vào nơi tránh trú an toàn.
Tàu thuyền tránh trú bão tại khu neo đậu xã Nghĩa Thắng, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (ảnh tư liệu).
Hiện tất cả hơn 2.130 phương tiện tàu thuyền, với hơn 6.170 lao động đã vào nơi tránh trú bão an toàn, chủ yếu là neo đậu trong tỉnh. Hơn 1.220 lao động trên 1.000 lều, chòi tại vùng đầm bãi nuôi trồng thủy sản ngoài đê đã vào nơi an toàn trước 6 giờ ngày 10/10.
Do ảnh hưởng của bão số 7, trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có mưa, mưa vừa, lượng mưa từ ngày 9-10/10 bình quân 33,5mm.
Đài khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định nhận định, tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp hoàn lưu bão số 7 kết hợp với không khí lạnh từ ngày 10-11/10 nên có mưa vừa, mưa to đến rất ro, tổng lượng mưa cả đợt phổ biến từ 150-250mm. Vùng biển của tỉnh có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 10, sóng biển cao từ 2-4m, biển động rất mạnh.
Vì vậy, tỉnh Nam Định đã xây dựng phương án sơ tán dân ở vùng thấp trũng và những khu vực không đảm bảo an toàn nếu bão mạnh đổ bộ vào địa bàn tỉnh. Các địa phương trong tỉnh có kế hoạch bảo vệ sản xuất, chống úng ngập; bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng, khu công nghiệp, nhà máy, các dự án đang thi công ven biển và hệ thống đê trên địa bàn, nhất là những vị trí đê xung yếu.
Nam Định có trên 73.000 ha lúa mùa đang bước vào vụ thu hoạch. Các địa phương đã kêu gọi người dân huy động nhân lực, phương tiện máy móc khẩn trương thu hoạch diện tích lúa đã chín. Tính đến ngày 10/10, toàn tỉnh đã thu hoạch được khoảng 38% diện tích lúa mùa...
* Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, trưa 10/10, bão số 7 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới nhưng dự báo về bão Kompasu khả năng mạnh thêm.
Nhằm ứng phó với bão số 7 và hoàn lưu bão, tỉnh Ninh Bình đã triển khai các phương án phòng, chống bão theo tinh thần Công điện số 7/CĐ-BCH ngày 9/10 của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Ninh Bình. Trong đó, huyện ven biển Kim Sơn đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào nơi tránh trú bão an toàn, nghiêm cấm phương tiện ra khơi và di dân khu vực ven biển đến nơi an toàn.
Theo ông Trần Xuân Trường, Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện Kim Sơn bố trí trực 100% quân số nhằm kịp thời triển khai các quy định của tỉnh cũng như chỉ đạo công tác phòng, chống thiên tai trên địa bàn huyện.
Đến nay, các ngành chức năng huyện, đặc biệt là lực lượng Biên phòng đã tổ chức kiểm soát chặt chẽ không cho tầu thuyền ra khơi, kêu gọi các phương tiện hoạt động trên biển tìm nơi tránh trú an toàn, tổ chức sắp xếp tầu thuyền vào nơi neo đậu, bao gồm 135 phương tiện/435 thuyền viên. Các doanh nghiệp đang thi công công trình khu vực ven biển đã đưa phương tiện, máy móc, lao động vào nơi tránh trú an toàn.
Với lực lượng lao động nuôi trồng thủy sản, lực lượng chức năng đã kêu gọi toàn bộ 1.523 lao động/1.90 lều chòi vào nơi tránh, trú an toàn, trong đó có 1.090 người/917 lều, chòi từ đê Bình Minh 2 đến đê Bình Minh 3 chằng chống và vào nơi tránh trú, có 433/433 lao động từ đê Bình Minh 3 ra Cồn Nổi cũng đã vào nơi tránh trú bão an toàn...
Nam Định: Đối thoại với doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn trong phòng, chống dịch Chiều 27/8, UBND tỉnh Nam Định tổ chức Hội nghị đối thoại với các doanh nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn tại các khu công nghiệp. Đối thoại tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tỉnh Nam Định trong phòng, chống dịch COVID-19. Trưởng...