Nam Định: Một thuyền viên bị sóng hất xuống biển và mất tích
Theo Ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm và cứu nạn tỉnh Nam Định, trong sáng ngày 15/9, khi đang neo đậu tránh bão ở luồng Hải Thịnh một thuyền viên của tàu KG-9262TS không may rơi xuống biển mất tích. Cũng do ảnh hưởng cơn bão số 10, nhiều đoạn đê các huyện ven biển đã bị sạt lở.
Theo đó, vào khoảng 9h, ngày 15/9, một thuyền viên trên tàu mang số hiệu KG – 9262TS đang đứng bên mạn tàu tại khu vực tránh trú bão ở vị trí cọc phao 14 – 15, luồng Hải Thịnh, thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu đã bị sóng to hất văng xuống biển mất tích.
Triều cường lên cao kết hợp sóng đánh lớn khiến nhiều vùng ven biển bị ngập
Danh tính thuyền viên gặp nạn được xác định là Chế Văn Giang (SN 1995), trú tại khu 4, phường Vĩnh Long, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Nhận được thông tin, Đồn Biên phòng cảng cửa khẩu Hải Thịnh, Bộ đội Biên phòng tỉnh Nam Định phối hợp với lực lượng của Cảng vụ Hải Thịnh đã tổ chức việc tìm kiếm. Tuy nhiên, cho đến 16h30 cùng ngày, việc tìm kiếm vẫn chưa có kết quả…
Nhiều tuyến đê các huyện ven biển bị sạt lở sau cơn bão số 10
Cũng do ảnh hưởng của cơn bão số 10, kết hợp triều cường lớn, sóng đánh mạnh khiến nhiều đoạn đê các huyện ven biển bị sạt lở. Trong đó, đoạn đê thuộc khu vực Cồn Tròn (xã Hải Hòa) bị sạt lở 1/3 phía trong đê, đoạn bị sạt lở dài khoảng 300 m; đoạn đê kè biển Hải Thịnh 3 (thuộc khu 22, thị trấn Thịnh Long) bị sạt lở phía trong đê, đoạn bị sạt lở dài 800 m, cấu kiện bê tông xếp ở đỉnh kè bị sóng đánh trải ra mặt đê không đi lại được. Tại bãi tắm Thịnh Long, 120 nhà dân, ki-ốt bán hàng bị nước biển xâm chiếm…
Tại huyện Giao Thủy, khu vực cống số 9 bị sóng đánh tràn qua tường chắn sóng. Riêng cống Thanh Niên,mang cống phía biển bị sạt lở 100 m2.
Người dân hối hả di chuyển đồ đạc ra khỏi vùng ngập lụt
Đến 14h ngày 15/9, mực nước triền sông Đào vượt trên báo động I 0,22 m; mực nước lũ trên tại đê tả, hữu sông Ninh Cơ hầu hết vượt mức báo động III, riêng những đoạn đê thấp tuyến hữu của sông Ninh Cơ mực nước chỉ cách mặt đê từ 0,5-0,7 m. Trên sông Hồng, mực nước từ cống Cổ Lễ (Trực Ninh) xuống đến cửa Ba Lạt đều vượt mức báo động III…
Trước tình hình mực nước ở các sông lên nhanh cộng với triều cường kết hợp sóng to trong khi nhiều bãi sông trên địa bàn tỉnh bị ngập, sạt lở, nhiều đoạn đê kè bị hư hỏng, tỉnh Nam Định chỉ đạo các huyện, địa phương ven biển theo dõi sát diễn biến của bão, thường xuyên kiểm tra, theo dõi hệ thống thủy lợi, đê điều, nhanh chóng khắc phục khi có sự cố xảy ra; đồng thời tăng cường thông tin đến các cấp chính quyền và người dân.
Các địa phương chuẩn bị sẵn sàng máy móc, thiết bị, hệ thống lưới điện của các trạm bơm chủ động phòng chống úng, ngập khi có mưa lớn; duy trì lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn, các phương án di dân, sẵn sàng ứng cứu khi có yêu cầu.
Video đang HOT
Đức Văn
Theo Dantri
Làng chài Hòa Lam "thất thủ" trong cơn bão số 10
"Bà con chúng tôi đã kêu nhiều lắm rồi. Sáng nay, Chủ tịch và PCT UBND TP Vinh cũng mới đến xem và kiểm tra đó, nhưng giờ thì bão lũ nước dâng lên 1-2m, khổ lắm...", một người dân làng chài Hòa Lam than vãn với PV Dân trí về "sự cố" bão số 10 gây ra mà cả làng này phải hứng chịu.
Ảnh hưởng của cơn bão số 10, Nghệ An cũng chịu chung cảnh mưa to, gió giật mạnh khiến nước sông Lam dâng cao, đã đe dọa đến sự an toàn của nhiều hộ dân sinh sống ngoài đê... Đặc biệt, tại xóm Hòa Lam, thuộc xã Hưng Hòa, TP Vinh, Nghệ An người dân đang phải gánh chịu thảm cảnh ngập lụt đã nhiều năm nay.
"Dự án đưa bà con chúng tôi ra khỏi khu vực nguy hiểm này đã được UBND TP Vinh đưa lên bàn từ năm 2013 rồi đó. Ngày 19/11/2013, UBND tỉnh Nghệ An ra Quyết định số 5476 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu tái định cư để di dân làng chài Hòa Lam, xã Hưng Hòa, TP Vinh ra khỏi vùng dễ bị ảnh hưởng thiên tai.
Nhưng đến nay, đã gần 4 năm rồi bà con chúng tôi năm nào cứ lũ đến, bão về đều phải hứng chịu cảnh nước dâng tràn ngập vào nhà... Năm nay cũng vậy, cơn bão số 10 ập đến, đúng vào tầm 13h chiều, nước ngập tới gần 2m. Bà con phải lên bờ đê tránh, một số đi vào trong làng trú ẩn...", ông Đậu Xuân Thương, xóm trưởng xóm Hòa Lam cho biết.
Theo ghi nhận của PV Dân trí, lúc 16h30' chiều cùng ngày (15/9), tại xóm Hòa Lam hầu hết (gần 70 hộ dân) các hộ dân tại đây nhà cửa đều bị ngập nước nặng từ 50cm-2m; có gia đình nhà nằm sát bờ sông thì ngập đến 2m...
Do nhà nằm sát bờ sông, đã được cảnh báo trước nước sẽ lên rất cao, gây ngập lụt nên gia đình ông Nghĩa được chính quyền địa phương "đặc cách" cho di chuyển vào vùng an toàn (trong đê) để tránh bão. Tất cả gia đình ông đều phải di chuyển, chiều cùng ngày, quá nóng ruột vì trong nhà vẫn còn đồ đạc, tài sản, nên ông Nghĩa đã quyết định trở về để xem sự thể thế nào.
Con đường độc đạo vào nhà ông đi chung với mấy hộ khác thì bị nước vao vây cao hơn 2m. Không còn cách nào khác ông phải leo bờ tường đã xuống cấp để vào nhà và bất ngờ bị rơi xuống nước. Rất may ông chỉ bị ướt quần áo.
"Nhà tôi đó, giờ nước ngập cao quá, về xem trong nhà thế nào nhưng không vào được. Bao năm chính quyền hứa đưa cả làng chúng tôi ra khỏi ngập lụt này mà giờ đã gần 4 năm vẫn chưa thực hiện được. Mong rằng sau cơn bão này chính quyền địa phương cần có phương án khả thi hơn", ông Nghĩa nói.
Dưới đây là một số hình ảnh ngập lụt tại xóm Hòa Lam, TP Vinh được PV Dân trí ghi lại chiều 15/9:
Xóm Hòa Lam bị nước bao vây.
Ông Nghĩa phải leo qua bờ tường để vào nhà ...
Đường đi trong xóm Hòa Lam đều bị nước bao phủ.
Bà con tranh thủ lúc nước xuống để quét dọn.
Căn nhà của bà Hòa bị nước ngập hơn 1m.
Nước dâng cao từ 1-2m ở xóm Hòa Lam khiến người dân nơi đây khốn đốn.
Ông Đặng Xuân Thương - xóm trưởng xóm Hòa Lam nhìn dòng nước sông Lam lên nhấn chìm xóm mình mà lòng nhói đau.
Công trình phụ ở xóm Hòa Lam đều bị nước nhấn chìm.
Trong khi đó, cơn bão số 10 kết thúc cũng là lúc hàng trăm ki ốt tại bãi biển Cửa Hội bị sóng và gió đánh sập, tả tơi...
Một du khách đến từ Nam Phi đang nghỉ tại TX Cửa Lò, sau khi bão tan cũng ra đây xem và cho biết: Chưa từng thấy xảy ra ở đất nước họ.
Những cây phi lao hàng chục năm tuổi nay bị gió quật gãy ngang....
Tan hoang bãi biển Cửa Lò và Cửa Hội sau cơn bão số 10.
Nguyễn Duy
Theo Dantri
Dân "lội bão" cố giữ bè mảng Do chưa có bến bãi để neo đậu bè mảng, nên khi bão số 10 đổ bộ, nước biển dâng lên, nhiều bè mảng của ngư dân xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) có nguy cơ bị sóng cuốn trôi. Người dân đã phải dầm mình trong mưa bão để níu giữ lại. Cơn bão số 10 đã đổ bộ vào...