Nam Định: Độc đáo mô hình “Tổ vệ sinh yêu nước” ở huyện Vụ Bản
Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, các hội viên nông dân huyện Vụ Bản (Nam Định) tích cực đảm nhận nhiều mô hình tự quản bảo vệ môi trường. Đến nay, 100% các chi Hội ở thôn, xóm trên địa bàn huyện đã thành lập tổ tự quản, với trên 1.560 hội viên nông dân tham gia.
Mô hình “Tổ vệ sinh yêu nước” ở chi Hội xóm Tư 2, xã Trung Thành, huyện Vụ Bản, được Hội ND thành lập từ năm 2018, với 30 thành viên tham gia. Để duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ vệ sinh yêu nước, các thành viên trong tổ sinh hoạt theo định kỳ hàng tháng. Trong các buổi sinh hoạt, tổ tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên nông dân trong thôn về ý thức tự giác bảo vệ môi trường, sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường; sử dụng các thực phẩm sạch, an toàn; nói không với thực phẩm bẩn.
Bên cạnh đó, các thành viên trong tổ tích cực tham gia nạo vét, khơi thông cống rãnh, tổng vệ sinh, quét dọn đường làng, ngõ xóm, trồng cây xanh tạo nên các đoạn đường xanh, sạch, đẹp.
Hội viên nông dân xóm Tư 2, xã Trung Thành tham gia tổng dọn vệ sinh đường làng. (ảnh: H.Y)
Còn tại xã Cộng Hòa, triển khai phong trào nông dân tham gia bảo vệ môi trường, Hội ND xã đã đăng ký xây dựng 12 tuyến đường nông dân tự quản bảo vệ môi trường, thành lập tổ thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên các cánh đồng ở 12/12 chi Hội. Trong các buổi sinh hoạt chi Hội, Hội tích cực tuyên truyền hội viên, nông dân hiểu rõ về tác hại của việc vứt bừa bãi vỏ bao bì thuốc BVTV; đồng thời vận động nông dân tự giác thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV theo quy định.
Bên cạnh đó, sau mỗi đợt xã phát động phun thuốc BVTV, các tổ thu gom lại tổ chức đi thu nhặt các vỏ bao bì còn rơi vãi trên đồng ruộng bỏ vào các bể chứa và thu gom từ bể chứa để đưa đi tiêu hủy theo quy định. Nhờ vậy, đồng ruộng không còn vỏ bao bì thuốc BVTV.
Video đang HOT
Bà Trần Thị Hằng – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Vụ Bản cho biết: Phong trào Hội ND tham gia bảo vệ môi trường nông thôn được Hội ND tỉnh phát động từ nhiều năm nay. Để thực hiện có hiệu quả, Hội ND huyện có hướng dẫn để Hội ND các xã, thị trấn căn cứ tình hình thực tế ở địa phương để lựa chọn mô hình cho phù hợp.
Đến nay, 100% các chi Hội ở thôn, xóm đã thành lập tổ tự quản, với trên 1.560 hội viên nông dân tham gia. Toàn huyện đã xây dựng được 313 tuyến đường treo biển nông dân tự quản bảo vệ môi trường, với tổng chiều dài 150km. Hội ND các xã Trung Thành, Hiển Khánh, Hợp Hưng đã vận động hội viên trồng và chăm sóc 4 tuyến đường cây xanh, với chiều dài 5.500m.
Theo Danviet
Giữ chân lao động nông thôn bằng nghề truyền thống
Tại Kiên Giang, các làng nghề, nghề truyền thống ở nông thôn thời gian qua đã tạo việc làm cho nhiều lao động. Vừa qua, tỉnh đã công nhận thêm một làng nghề và 8 nghề truyền thống, nhằm tiếp tục duy trì, hỗ trợ và giữ vững nghề truyền thống, góp phần nâng cao thu nhập người dân.
Hạn chế lao động đi làm xa
Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 7/5/2018 về việc phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là OCOP), tỉnh Kiên Giang đang triển khai xây dựng đề án "Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020" nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông thôn, cải thiện đời sống người dân.
Nghề nung đất ở xã Thổ Sơn đã tạo công ăn việc làm cho 50 lao động, thu nhập bình quân dao động từ 5-6 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: T.T
Theo ngành chức năng tỉnh Kiên Giang, Chương trình OCOP nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Năm 2018, tỉnh công nhận 2 làng nghề truyền thống và 12 nghề truyền thống. Năm 2019, tỉnh tiếp tục công nhận 1 làng nghề và 8 nghề truyền thống.
Các nghề truyền thống trên đều đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định của Nghị định số 52/2018 về phát triển ngành nghề nông thôn. Nghề xuất hiện tại địa phương trên 50 năm và đang tiếp tục phát triển; nghề tạo ra sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Theo đó, làng nghề đan ghế bằng dây nhựa vừa được công nhận năm 2019 đáp ứng đủ 3 tiêu chí: Tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động; hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm liên tục và tính đến thời điểm được công nhận; đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường, làng nghề theo quy định hiện hành.
Ông Đỗ Minh Nhựt - Phó Giám đốc Sở NNPTNT cho rằng: Xét và công nhận nghề truyền thống và làng nghề nhằm tạo điều kiện để các cấp quan tâm, hỗ trợ duy trì, phát huy nghề không bị mai một. Nghề truyền thống tại địa phương vừa mang lại thu nhập cho lao động nông thôn, vừa giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Đây cũng là ngành nghề giữ chân lao động nông thôn, hạn chế tình trạng lao động ồ ạt đổ về thành phố.
Tạo thu nhập ổn định
Là xã đặc biệt khó khăn, bên cạnh sản xuất nông nghiệp, người dân ở xã Thổ Sơn (huyện Hòn Đất) sinh sống chủ yếu dựa trên nghề nung đất (nồi đất). Nghề nung đất của xã ra đời vào những năm 1960. Tương truyền vị tổ nghề là người Khmer, và người làm nghề này lâu nhất hiện nay là ông Trịnh Văn Hạnh (sinh năm 1939), ngụ ấp Vạn Thanh, xã Thổ Sơn và gia đình bà Thị Cà Hạng (sinh năm 1960).
Sản phẩm của nghề nung đất chủ yếu là các dụng cụ nhà bếp dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nguyên liệu chính của nghề nung đất là đất sét có sẵn tại địa phương. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh, người thợ phải thực hiện khá nhiều công đoạn từ khâu chọn đất, nhào nặn, vỗ và tạo hình sản phẩm, làm bóng, tạo hoa văn cho sản phẩm.
Hiện nay, xã Thổ Sơn còn 18 hộ làm nghề, tập trung nhiều nhất tại ấp Hòn Quéo và ấp Vạn Thanh. Nghề nung đất đã tạo công ăn việc làm cho 50 lao động, thu nhập bình quân từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng. Sản phẩm sau khi nung xong sẽ được chuyển đi tiêu thụ ở trong tỉnh, các tỉnh khu vực ĐBSCL, Đông Nam Bộ. Ông Trần Phan - Phó Chủ tịch UBND xã Thổ Sơn cho biết: "Người dân cần được hỗ trợ thiết bị, máy móc phục vụ nghề, giảm bớt các công đoạn thủ công để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, người dân cần được hỗ trợ đầu ra, đảm bảo thu nhập và thu hút thêm nhiều lao động".
Làm tôm khô tại TP.Hà Tiên là nghề có truyền thống hơn 50 năm và được sản xuất từ sản vật tự nhiên tại địa phương. Hiện TP.Hà Tiên có 200 hộ gia đình theo nghề làm tôm khô tập trung ở Đông Hồ, Bình San, Pháo Đài và Tô Châu. Nghề tôm khô có hơn 800 lao động tham gia sản xuất, thu nhập bình quân từ 4 - 6 triệu đồng/người/tháng. Nhờ nguyên liệu tôm khai thác tự nhiên tại vùng biển Hà Tiên và đầm Đông Hồ nên có vị ngọt, thơm riêng biệt.
Theo Danviet
Làng quê Quảng Trị đổi thay từ những việc làm nhỏ Ở tỉnh Quảng Trị, tinh thần xây dựng nông thôn mới (NTM) đã lan toả rộng khắp, từ cô giáo nhặt rác mỗi ngày cho đến ông nông dân hiến đất, kêu gọi xây dựng đường làng ngõ xóm, thắp sáng đường quê. Con người, việc làm bình dị Những ngày này, trời Quảng Trị đôi khi mưa rả rích nhưng mọi người...