Nấm đen gây hoại tử xương hàm: Ai có nguy cơ mắc?
Các bác sĩ lưu ý nhóm người có nguy cơ nhiễm nấm đen gây hoại tử xương hàm.
Bệnh viện Bạch Mai mới đây tiếp nhận ba trường hợp hoại tử xương hàm mặt do nhiễm nấm đen Mucormycosis, trong đó hai người tử vong, một người đang điều trị tích cực. Theo PGS Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc bệnh viện, cả ba đều bị nấm Mucormycosis gây tổn thương hàm mặt, trên người có bệnh lý đái tháo đường, có thể sau khi mắc COVID-19.
Ai dễ mắc bệnh?
Nấm đen Mucormycosis là bệnh nhiễm trùng nấm nghiêm trọng, hiếm gặp. Thống kê trên thế giới, tỷ lệ nhiễm nấm này dao động từ 0,005 đến 17/1.000.000 dân.
Các ca nhiễm nấm Mucormycosis là bệnh nhân COVID-19, 78% là nam giới, 80% bệnh tiểu đường không kiểm soát, nhiều trường hợp biểu hiện tổn thương xoang, mắt, phổi và trên 30% bệnh nhân tử vong…
Nấm đen Mucormycosis sống ở môi trường như đất, nước, nhất là chất hữu cơ như rau quả đang thối rữa, con người có thể hít vào hoặc bị xâm nhập qua vết xước trên da. Nấm dễ xâm nhập người suy giảm miễn dịch, đặc biệt là người bệnh đái tháo đường trong giai đoạn biến chứng, người sử dụng nhiều corticoid, người bệnh ung thư…
Video đang HOT
Bệnh nhân hoại tử hàm mặt tại TP.HCM.
TP.HCM từng ghi nhận hơn 20 ca hoại tử xương sọ – mặt tại một số bệnh viện như Răng Hàm Mặt Trung ương, Tai Mũi Họng, Chợ Rẫy. Điểm chung ở họ là từng mắc COVID-19, song không rõ bệnh có liên quan COVID-19 hay không. Hai người qua đời. Một số trường hợp trong số này nhiễm nấm Candida, Aspergilus.
Theo TS Lê Quốc Hùng, Trưởng Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, đến nay vẫn chưa thể khẳng định bệnh này có liên quan đến COVID-19 hay không. Nguyên nhân của tình trạng hủy xương thường do tắc mạch, giảm máu nuôi dẫn đến hoại tử, hoặc có thể do các yếu tố bên ngoài như vi sinh vật tấn công làm viêm nhiễm xương.
Bình thường, môi trường xung quanh có nhiều loại vi sinh vật, khi cơ thể suy giảm miễn dịch như mắc bệnh đái tháo đường, sẽ dễ bị tấn công. Trước đây người đái tháo đường rất hiếm bị cốt tủy viêm xương nhưng sau khi COVID-19 xuất hiện, thế giới ghi nhận nhiều ca. Điều này có thể do cơ thể người mắc COVID-19 bị rối loạn miễn dịch kéo dài, cộng với bệnh lý nền sẵn đó, dẫn đến nấm phát triển nhiều hơn trong cơ thể, gây viêm nhiễm.
Triệu chứng của bệnh
Nhìn thấy vùng sọ hoặc mặt có dấu hiệu sưng nề, không cân đối, ấn đau và có cảm giác phù nề, lõm. Vùng trán sưng nề, ấn lõm nhẹ, đau Mi mắt trên sưng đỏ tấy, đau, rạch ra có ít mủ.Khi khám nội soi xoang, bác sĩ sẽ thấy trong hốc mũi nhiều mủ vàng đặc chảy ra từ các lỗ xoang hay lỗ thông xoang sau mổ những lần trước, một số bệnh nhân kèm hoại tử nặng trong mô mềm và các xương hốc mũi.Các răng hàm trên lung lay, đau, hoại tử niêm mạc, làm lộ xương hàm, có mùi hôi thối khi bệnh nhân súc miệng mặc dù răng còn tốt.Trên hình ảnh học phim CT – scan thấy tình trạng viêm của các xương thuộc hệ thống xương hàm trên như xương nền sọ (xương trán, xương bướm, xương thái dương, xương chẩm); các xương thuộc hệ thống xương hàm trên; xương của thành các xoang mặt, xương khẩu cái.
Bộ Y tế: Đề nghị báo cáo ca bệnh hoại tử xương hàm mặt, tránh gây hoang mang dư luận
Chiều 14-7, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có văn bản đề nghị các bệnh viện có thông tin chính xác dựa trên cơ sở khoa học về các ca bệnh bị hoại tử xương hàm mặt liên quan đến hậu COVID-19, tránh làm hoang mang bất ổn trong xã hội.
Hình ảnh chụp của bệnh nhân hoại tử xương hàm mặt - Ảnh: BVCC
Cục Quản lý khám, chữa bệnh nêu rõ trong thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin truyền thông đưa tin Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương TP.HCM và Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận khám và điều trị một số người bệnh bị hoại tử xương hàm mặt có liên quan tới bệnh lý hậu COVID-19.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị giám đốc bệnh viện khẩn trương chỉ đạo thực hiện báo cáo nhanh tình hình người bệnh đến khám, điều trị, kết quả điều trị bệnh hoại tử xương hàm từ tháng 2-2022 đến nay cho Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) trước ngày 16-7.
Cục Quản lý khám, chữa bệnh cũng đề nghị các bệnh viện thành lập hội đồng chuyên môn để xem xét, xác định nguyên nhân gây bệnh và các yếu tố liên quan đến bệnh lý trên và báo cáo về Cục Quản lý khám, chữa bệnh ngay sau khi thực hiện.
Cục đề nghị các bệnh viện có thông tin chính xác dựa trên cơ sở khoa học và đề xuất có các biện pháp để người dân chủ động đề phòng, tránh làm hoang mang bất ổn trong xã hội.
Trước đó, thông tin từ các bệnh viện tại TP.HCM cho biết những tháng gần đây đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị hoại tử xương hàm bất thường, trong đó có một số ca tử vong; các bệnh nhân đều có điểm chung là từng mắc COVID-19.
Cụ thể, Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương tại TP.HCM từ tháng 2-2022 đến nay tiếp nhận 16 bệnh nhân, trong đó có 3 bệnh nhân hoại tử hàm trên lan lên đến sàn sọ và được chuyển qua Bệnh viện Chợ Rẫy hội chẩn, điều trị.
Còn tại Bệnh viện Chợ Rẫy trong vòng 2 tháng cũng tiếp nhận 11 ca với tình trạng viêm xoang, viêm hoại tử vùng hàm mặt và xương sọ, trong đó có 2 ca tử vong. Đặc điểm chung của bệnh lý này là xảy ra chủ yếu trên bệnh nhân có đái tháo đường, có dùng thuốc corticoid và hậu COVID-19.
Tuy vậy, các chuyên gia đều khẳng định hiện chưa có bằng chứng nào để chứng minh những ca bệnh hoại tử xương hàm gần đây là do COVID-19 gây ra. Việc có hay không bệnh nhân bị hoại tử xương hàm có liên quan đến COVID-19 mới chỉ là suy đoán ban đầu, dựa trên các yếu tố lâm sàng, còn kết quả cuối cùng đang được "giải mã".
Hơn 20 ca hoại tử xương hàm sau COVID-19 ở Việt Nam, cả thế giới chỉ 80 ca Những tháng gần đây, một số bệnh viện tại TP.HCM đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị hoại tử xương hàm bất thường, trong đó có một số ca tử vong, các bệnh nhân đều có điểm chung là từng mắc COVID-19. Bệnh nhân bị hoại tử xương sọ, hàm, mặt được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) - Ảnh: T.HIẾN...