Năm đầu về tay người Thái, lãi ròng Sabeco sụt giảm
Năm 2018 cả doanh thu lẫn lợi nhuận sau thuế của Tổng công ty cổ phần bia – rượi – nước giải khát Sài Gòn ( Sabeco) đều giảm.
Lãi ròng bia Sài Gòn sụt giảm trong năm 2018
TN
Báo cáo tài chính của Tổng công ty cổ phần bia – rượi – nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa được công bố cho thấy cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế đều giảm so với năm trước .
Chỉ riêng trong quý 4/2018, Sabeco ghi nhận doanh thu thuần giảm nhẹ về 10.406 tỉ đồng, trong khi giá vốn hàng bán tăng khiến lợi nhuận gộp giảm 11%, chỉ còn 2.184 tỉ đồng. Nguyên nhân được cho từ giá các nguyên liệu đầu vào đang tăng mạnh.
Video đang HOT
Lũy kế cả năm, Sabeco tăng doanh thu 5% lên 36.035 tỉ đồng, trong đó tăng trưởng có doanh thu bia và bao bì vật tư, trong khi các mảng còn lại bao gồm nước giải khát, rượi… sụt giảm. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều được tiết giảm, nhưng bù lại phát sinh thêm chi phí tài chính và giảm lãi tại công ty liên doanh – liên kết nên lợi nhuận sau thuế giảm đến 11%, chỉ còn 4.400 tỉ đồng. Đây là năm đầu tiên công ty bia Sài Gòn do cổ đông ngoại tiếp quản và điều hành.
Bên cạnh đó, điều quan tâm với nhiều cổ đông của Sabeco gần đây liên quan đến việc cưỡng chế truy thu thuế dù Chính phủ đã có yêu cầu dừng việc này. Trong Báo cáo tài chính, một lần nữa Sabeco nhắc lại việc nhận được các quyết định cưỡng chế hơn 3.100 tỉ đồng tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm hành chính với thuế tiêu thụ đặc biệt giai đoạn 2007 – 2015 từ Cục Thuế TP HCM. Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty khẳng định không có hành vi sai phạm trong việc kê khai và nộp thuế, đồng thời thực hiện đúng hướng dẫn bằng văn bản của Bộ Tài chính và cơ quan thuế nên không ghi nhận số tiền này vào báo cáo tài chính.
Cổ đông ngoại đã nắm cổ phần chi phối tại bia Sài Gòn
NGỌC DƯƠNG
Năm 2018, Sabeco đã nộp hơn 9.680 tỉ đồng tiền thuế các loại. Trong đó hơn 70% trong số này là thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các sản phẩm đồ uống có cồn. Công ty đang còn nợ hơn 1.000 tỉ đồng tiền thuế các loại do tồn đọng từ các năm trước, chiếm gần 18% tổng nợ ngắn hạn.
Cổ đông Thái sau khi mua hơn 53% cổ phần tại Sabeco từ tay Bộ Công thương vào cuối năm 2017 đã chính thức tiếp quản và điều hành công ty này từ tháng 4.2018. Hiện phần lớn ban điều hành và Hội đồng quản trị đều thuộc người có liên quan đến Tập đoàn Thaibev – cổ đông ngoại sở hữu vốn chi phối tại Sabeco. Mới đây nhất, Sabeco cũng đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận quyết định việc mở room ngoại lên 100%…
Theo thanhnien.vn
Bia Sài Gòn giảm lãi sau khi về tay người Thái
Lần đầu tiên sau 5 năm, lợi nhuận của Sabeco sụt giảm do giá nguyên liệu và chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt tăng cao.
Tổng Công ty Bia - Rượi - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố kết quả kinh doanh năm 2018 với doanh thu thuần đạt 35.948 tỷ đồng, tăng nhẹ 5,1% so với năm ngoái. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán của công ty lại tăng tới 10%, kéo lợi nhuận gộp giảm mạnh. Biên lợi nhuận gộp của Sabeco đã giảm xuống còn 22,4% so với mức 25,9% hồi năm ngoái.
Công ty cho biết, giá vốn tăng xuất phát từ việc giá các nguyên liệu đầu vào như đại mạch, giá gạo tăng. Bên cạnh đó, chi phí thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ 60% lên 65% trong năm 2018 khiến tỷ suất sinh lời bị ảnh hưởng. Điểm sáng trong hoạt động của Sabeco năm qua đó là hoạt động tái cơ cấu của công ty đang được thực hiện hiệu quả, khi doanh thu tăng trong khi chi phí giảm nhẹ.
Mặc dù vậy, việc biên lợi nhuận gộp giảm đáng kể ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty giảm theo. Tính tới cuối năm 2018, Sabeco ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 4.400 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ. Lần đầu tiên sau 5 năm, lợi nhuận của Sabeco sụt giảm.
Hồi đầu năm 2018, sau khi trở thành cổ đông kiểm soát, Thaibev đã đưa ra kế hoạch chi tiết và tích cực cho việc cải thiện tình hình sản xuất của Sabeco để tăng tốc doanh thu và lợi nhuận trở lại. Công ty đặt kế hoạch doanh thu 36.092 tỷ và lợi nhuận sau thuế 4.007 tỷ đồng. Như vậy, Sabeco chưa hoàn thành chỉ tiêu doanh thu nhưng đã vượt 10% kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Các cổ đông kỳ vọng việc Thaibev trực tiếp quản lý Sabeco sẽ thúc đẩy công ty bứt phá, tuy nhiên thực tế cho thấy người Thái cần thêm thời gian. Bên cạnh việc phải đối mặt với giá nguyên liệu tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt, Thaibev cũng vấp phải cạnh tranh gay gắt từ các thương hiệu bia ngoại đang liên tục đổ bộ vào Việt Nam. Ngoài Sabeco, các thương hiệu bia lớn của Việt Nam như Habeco cũng đã phải tiến hành tái cơ cấu hoạt động trong năm qua.
Một vấn đề đáng quan tâm của Sabeco là việc cưỡng chế thuế. Trong đó, Cục thuế Tp.HCM đã bất ngờ có quyết định cưỡng chế thuế và tiền phạt thuế lên tới 3.140 tỷ đồng đối với Sabeco bằng hình thức trích tiền từ tài khoản. Ngày 2/1/2019, Chính phủ đã có yêu cầu dừng thi hành các quyết định cưỡng chế thuế đối với Sabeco.
Trong văn bản gửi đến Sở GDCK TP.HCM, Sabeco cho biết Công ty không có bất kỳ sai phạm nào trong việc kê khai, tính và nộp thuế Tiêu thụ đặc biệt. Sabeco luôn thực hiện đúng các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thế và Cục Thuế TP.HCM. Công ty đang gửi công văn đến các cơ quan liên quan để giải quyết vụ việc.
Trong năm 2018, báo cáo của công ty cho biết đã nộp gần 10 nghìn tỷ đồng thuế các loại, gồm hơn 6.869 tỷ đồng thuế Tiêu thụ đặc biệt, 1.441 tỷ đồng thuế giá trị giá tăng và 1.140 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Doanh nghiệp hiện cũng đang nắm giữ một lượng tiền mặt và tiền gửi khá dồi dào, khoảng 12.011 tỷ đồng, tương đương 54% tổng tài sản, theo Báo cáo tài chính cuối năm 2018.
Theo theleader.vn
Cổ phiếu Sabeco nằm sàn, tỷ phú Thái mất hơn 6.400 tỷ đồng Mã SAB của Sabeco sau nhiều phiên tăng điểm liên tục đã bất ngờ quay đầu giảm mạnh trong ngày giao dịch 2/1, sau thông tin cưỡng chế thuế hơn 3.100 tỷ đồng. Chốt ngày giao dịch 2/1, chỉ số VN-Index giảm 0,79 điểm (tương ứng 0,09%) còn 891,75 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 111,5 triệu cổ phiếu, trị giá hơn...