Nấm da vào mùa mưa: Hiểu rõ nguyên nhân để có biện pháp phòng tránh
Vào mùa mưa, thời tiết nóng, ẩm thay đổi thất thường tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da. Nấm da vào mùa mưa là một trong những căn bệnh phổ biến nhất. Dưới đây là những thông tin chung về căn bệnh này!
Hiện nay, nước ta đang trong mùa mưa bão. Môi trường bị ô nhiễm khiến chúng ta dễ mắc bệnh da liễu thường gặp. Nấm da vào mùa mưa, ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân, mẩn ngứa,… là một số bệnh ngoài da thường gặp.
1. Nguyên nhân gây bệnh nấm da vào mùa mưa
Khí hậu Việt Nam là yếu tố đầu tiên cần kể đến khi liệt kê các nguyên nhân gây bệnh nấm da vào mùa mưa. Nước ta thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ấm mưa nhiều là điều kiện cho nấm da phát triển và lây lan.
Nấm là loại sinh vật cấp thấp, chúng không thể tự tổng hợp chất hữu cơ do không có chất diệp lục. Vì thế, nấm phải ký sinh vào vật chủ để sống sót. Môi trường, cây cối, đất, cát, động vật, con người,… chính là những vật chủ của chúng. Khi thời tiết, môi trường sống thay đổi nguy cơ lây nhiễm rất cao khiến nấm da vào mùa mưa trở thành căn bệnh phổ biến.
Bên cạnh yếu tố thời tiết, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học cũng là nguyên nhân khiến nấm da phát triển.
Điều kiện thuận lợi để nấm da phát triển là môi trường hơi kiềm có độ pH từ 7 đến 7,2. Vệ sinh không sạch sẽ dẫn đến bị nấm da ở những khu vực hay ra mồ hôi như kẽ tay, chân, nách, vùng kín,…
Sử dụng xà phòng không đúng cách, mồ hôi ra nhiều, ẩm ướt, mặc quần áo chật chội,… đều là nguyên nhân gây bệnh.
Vi khuẩn nấm phát triển mạnh trong nhiệt độ từ 27 – 35 độ C. Do đó chúng ta dễ bị mắc bệnh nấm da vào mùa hè.
Ngoài ra, sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc ức chế miễn dịch hoặc bị rối loạn nội tiết cũng khiến nấm da vào mùa mưa nghiêm trọng hơn.
Bên cạnh yếu tố thời tiết, chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học cũng là nguyên nhân khiến nấm da phát triển – Ảnh Internet
2. Triệu chứng của bệnh nấm da mùa mưa
Trên cơ thể người, nấm thường phát triển ở những vùng da ẩm ướt, có nhiều mồ hôi như bẹn, nách, các kẽ tay, chân, cổ, xung quanh thắt lưng, đầu,… Trong quá trình sống, các sợi nấm phát triển, tiết ra độc tố kích thích da gây ngứa ngáy khó chịu.
Ngứa là triệu chứng đầu tiên khi bị nấm da vào mùa mưa. Ngứa ngáy khó chịu khiến bệnh nhân gãi dẫn đến nhiễm trùng da gây mưng mủ, lở loét, lây lan mầm bệnh,… Hậu quả của việc gãi quá nhiều dẫn đến viêm da, chàm hóa gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bệnh nhân và khó khăn khi điều trị.
Biểu hiện của bệnh nấm da vào mùa mưa có thể thể cấp tính với đặc tính khởi phát bệnh, lây lan nhanh. Hoặc là mãn tính với biểu hiện chậm, hiếm khi viêm hay sưng đỏ nhiều. Nấm da ban đầu có thể chỉ xuất hiện ở một vùng. Sau đó nó sẽ lây lan ra các vùng khác trên cơ thể nếu không được điều trị kịp thời.
Nhiễm nấm cấp tính khiến vùng da bị viêm đỏ, đường bờ viền nổi lên, hình đa cung. Bề mặt da có thể xuất hiện nhiều mụn nước, triệu chứng là ngứa nhiều.
Nấm da dạng mãn tính có xu hướng ảnh hưởng ở các nếp gấp. Đặc điểm của bệnh là dễ lan rộng và tái phát do sự suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên, kháng khuẩn, hoặc tái nhiễm từ môi trường.
Video đang HOT
Biểu hiện của nấm da dạng mãn tính là các mảng đỏ, có hình tròn hoặc Oval, trung tâm nhạt màu và mụn nước. Nó có khuynh hướng lan rộng và tiến triển li tâm. Đôi khi xuất hiện vòng mới bên trong các vòng nấm cũ.
Đối với các trường hợp nặng có biểu hiện áp xe do nấm. Các ổ áp xe chứa mủ, ẩm ướt, dễ bị chẩn đoán nhầm với nhọt hay ung thư da.
Nấm da dạng mạn tính dễ lan rộng và tái phát do sự suy giảm hàng rào bảo vệ tự nhiên, kháng khuẩn – Ảnh Internet
3. Một số bệnh nấm da vào mùa mưa và cách phòng tránh
Nấm da vào mùa mưa gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Tìm hiểu một số bệnh về da thường gặp dưới đây để biết cách phòng tránh.
3.1. Nấm da chân
Đây là bệnh về da thường gặp khi bạn phải đi lại, di chuyển nhiều qua vùng nước đọng. Đi giày, dép bị ẩm ướt trong nhiều giờ liền, khó giữ bàn chân khô thoáng.
Để phòng tránh bạn nên đi giày, dép khô ráo, thoáng khí. Rửa chân thường xuyên, lau khi sau khi lội nước. Vệ sinh giày dép sạch sẽ, thường xuyên để ngăn cản nấm phát triển.
3.2. Nổi mụn trên da
Mùa mưa bão, điều kiện vệ sinh kém, ăn uống thiếu chất, lao động dọn dẹp,… khiến da bị tổn thương, trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra tình trạng mụn mủ.
Để phòng tránh, ngay khi bị trầy xước bạn phải rửa vết thương bằng cồn nhẹ và nước sạch. Sau đó bạn nên đi khám và kê đơn uống kháng sinh để tránh biến chứng.
3.3. Viêm nang lông
Nguồn nước bị nhiễm bẩn, môi trường sống ẩm ướt khiến vi khuẩn phát triển mạnh ở nang lông. Tóc, lông nách, chân tay, bộ phận sinh dục,… là những vùng da dễ bị nhiễm bệnh.
Viêm nang lông tạo thành mụn nhỏ gây ngứa ngáy, mưng mủ, lở loét nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, nếu bị nhiễm bệnh bạn phải sát khuẩn cơ thể bằng cồn nhẹ, uống thuốc kháng sinh. Tránh gãi hoặc tác động khiến vùng da bị tổn thương sâu hơn. Cách phòng tránh tốt nhất là vệ sinh cơ thể sạch sẽ, khô thoáng.
Viêm nang lông tạo thành mụn nhỏ gây ngứa ngáy, mưng mủ, lở loét nếu không được điều trị kịp thời – Ảnh Internet
3.4. Viêm kẽ tay, chân
Đây là bệnh nấm da vào mùa mưa thường gặp nhất. Bệnh do vi khuẩn Corynebacterium minutissimum gây ra. Bệnh thường gặp ở những người thừa cân, hay bị mồ hôi ứ đọng.
Cách phòng tránh tốt nhất là vệ sinh cơ thể sạch sẽ, tránh tiếp xúc với nước bẩn. Tuy nhiên nếu bạn bắt buộc phải tiếp xúc nhiều với nước, hãy mang dụng cụ bảo hộ lao động để hạn chế viêm da.
3.5. Ghẻ
Ghẻ là bệnh về da điển hình mùa mưa bão. Trong điều kiện vệ sinh kém, ghẻ rất dễ sinh sôi là lan truyền nhanh trong cộng đồng. Nguyên nhân là do hàng rao bảo vệ da kém khiến ký sinh trùng Sarcoptes Scabies tấn công.
Biểu hiện của bệnh là các mụn nước, rãnh ghẻ xuất hiện ở kẽ ngón tay, chân, nếp gấp lằn cơ thể. Ngứa ngáy, khó chịu, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Cách phòng tránh tốt nhất là giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Thường xuyên dọn dẹp phòng ốc, nhà cửa, giặt sạch chăn chiếu. Lau khô người, tóc sau khi đi mưa về.
Nếu chẳng may bị ghẻ bạn cần đến viện da liễu để được thăm khám và kê đơn thuốc hợp lý.
Hy vọng những thông tin cơ bản về bệnh nấm da vào mùa mưa sẽ hữu ích với bạn. Mưa bão đang trong giai đoạn diễn biến phức tạp hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ cơ thể khỏe mạnh.
Chẩn đoán nấm da: Dịch tễ, lâm sàng và xét nghiệm đều quan trọng
Nấm da là tình trạng nhiễm nấm trên vùng thân mình và ở các vùng khác nhau của tay chân. Tuỳ vào tác nhân gây bệnh khác nhau mà gây ra các bệnh nấm da tại các vị trí khác nhau. Chấn đoán nấm da sớm rất quan trọng để điều trị bệnh hiệu quả.
Hiểu rõ, nấm da là một bệnh tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh lớn nhưng lại gây mất thẩm mỹ và khiến người bệnh khó chịu. Cảm giác ngứa ngáy do nấm da gây ra nhiều ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt, lao động, luyện tập.
Vì vậy, chẩn đoán nấm da sớm và chẩn đoán đúng bệnh đóng một vai trò vô cùng lớn trong việc giúp người bệnh nhanh chóng khỏi bệnh.
Chẩn đoán bị nhiễm nấm da có thể thực hiện qua thăm khám lâm sàng hoặc kết hợp với cách cạo tìm nấm trên da và soi dưới kính hiển vi. Tuy nhiên, còn một số kỹ thuật xét nghiệm chuyên sâu hơn giúp chẩn đoán nấm da trong các trường hợp khó, kháng trị và cho kết quả chính xác.
1. Nấm da được chẩn đoán qua lâm sàng
Khám lâm sàng là hoạt động thăm khám cơ bản ban đầu có tác dụng trong việc theo dõi tình trạng sức khỏe và giúp người bệnh cũng như bác sĩ phát hiện những bất thường. Lâm sàng được hiểu là bác sĩ chỉ nhìn qua, khám bằng cách sờ, gõ, nghe,... vào các bộ phận cơ thể mà chưa có bất kỳ can thiệp hay xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh nào khác.
Vì vậy, khám lâm sàng là bước đầu tiên trong sử dụng trong thăm khám tất cả các bệnh và bệnh nấm da cũng được thăm khám bằng cách này.
Từ kết quả khám, bác sĩ sẽ tìm hiểu các yếu tố gây ra tác động đến người bệnh như độ tuổi, môi trường, nguy cơ mắc bệnh để chỉ định được thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng hay xét nghiệm lâm sàng để đưa ra kết luận chính xác về bệnh nấm da mà người bệnh đang mắc phải.
Dù khám lâm sàng đơn giản và cơ bản nhưng lại vô cùng quan trọng và định hướng được tình trạng cũng như nguyên nhân và nguy cơ mắc nấm da.
Các triệu chứng lâm sàng do nấm da gây ra có dạng cấp tính và mạn tính. Tuy nhiên, bệnh nấm da thường mãn tính dai dẳng. Thường do T.rubrum gây nên. Do đó, chẩn đoán phân biệt với các bệnh nấm da khác như: vảy nến, chàm, phong, viêm nang lông sâu, bệnh da có phỏng nước khác, chốc do liên cầu...
Bác sĩ có thể chẩn đoán nấm da thông qua khám lâm sàng - Ảnh Internet
2. Chẩn đoán nấm da dựa vào dịch tễ
Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu về tình trạng sức khỏe quần chúng và các yếu tố liên quan ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe đó. Từ đó tìm kiếm mối quan hệ giữa tình trạng sức khỏe và yếu tố liên quan từ đó xây dựng giải pháp để can thiệp nhằm nâng cao tình trạng sức khỏe.
Do đó, kiểm tra dịch tễ nấm da với người nghi ngờ bị bệnh và có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh bị nấm da.
- Thực hiện kiểm tra nấm da bằng cách lấy mẫu để kiểm tra nấm: Từ đó đưa ra chẩn đoán nấm da xuất hiện do nguyên nhân nào? Những vị trí cần được kiểm tra dịch tễ các vị trí bị nấm như: da mặt, da tóc, da bẹn, nấm trên da hay trên móng tay, móng chân,...
Sau đó sẽ được soi bằng kính hiển vi hoặc nhiều phương pháp khác để tìm ra loại vi khuẩn, virus gây nấm trên da. Kiểm tra dịch tễ xong có thể tìm ra mối liên quan gây ra bệnh nấm da để tìm kiếm giải pháp can thiệp, hỗ trợ điều trị nấm da hiệu quả.
Nấm da cần được chẩn đoán dựa vào dịch tễ của người có nghi ngờ bị bệnh hoặc có tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với người đang bị bệnh nấm da - Ảnh Internet
3. Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán nấm da
Kết quả bệnh nấm da được chẩn đoán đúng thông qua các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm bằng đèn Wood:
Đèn Wood tạo ra tia cực tím bước sóng 3.660 Ao. Thực hiện xét nghiệm bằng cách cho bệnh nhân vào buồng tối, chiếu đèn cách da đầu bệnh nhân 15 - 30 cm, những sợi tóc nhiễm nấm sẽ phát huỳnh quang (có màu xanh vàng sáng nếu tóc nhiễm M.audouinii, M.canis, M.ferrugineum, màu xanh trắng đục nếu tóc nhiễm T.schoenleinii).
- Xét nghiệm trực tiếp nấm da:
Đối với những trường hợp bị nấm da tại các vị trí như tóc, móng, vẩy da có thể được xét nghiệm bằng dung dịch KOH 10 - 20%. Xét nghiệm này có thể thấy sợi nấm, bào tử đốt.
Hình ảnh sợi nấm và bảo tử đốt trong vẩy da - Ảnh Internet
- Xét nghiệm nấm da bằng cách nuôi cấy:
Thực hiện nuôi cấy bệnh phẩm vào môi trường Sabouraud có cloramphenicol và cycloheximid để ở nhiệt độ phòng. Sau khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuần sẽ thấy nấm mọc.
Sau đó, thực hiện định loại nấm đưa vào hình thái đại thể, vi thể và các nghiệm pháp sinh học như nghiệm pháp xuyên tóc, các yếu tố cần thiết cho sự phát triển để nhận định loại nấm mà người bệnh đang mắc phải.
Đây là một trong những biện pháp xét nghiệm đối với những trường hợp nấm da khó tìm ra nguyên nhân, tác nhân gây bệnh do virus, vi khuẩn và vi nấm ký sinh cơ hội gây bệnh nấm da.
Lũ lụt lịch sử tại miền Trung: Cảnh báo những dịch bệnh đi cùng dòng nước Đợt lũ lịch sử khiến nhiều khu vực tại các tỉnh Thừa thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh ngập sâu trong nước. Như một quy luật, bão lũ sẽ đi kèm với dịch bệnh. Phòng chống dịch bệnh là điều mà người dân vùng lũ cũng cần đặc biệt quan tâm, bên cạnh việc đảm bảo nơi trú ẩn và nhu...