Năm công trình thủy điện trên sông Đà sẵn sàng chống lũ
Hội đồng Tư vấn KH&CN đánh giá an toàn đập, hồ chứa trên bậc thang thủy điện sông Đà (Hội đồng) cho biết 5 công trình hồ chứa, đập trên bậc thang thủy điện sông Đà đủ điều kiện tham gia chống lũ và tích nước năm 2021.
Công trình thủy điện Hòa Bình – Ảnh: VGP
Trước đó, trên cơ sở phân tích về tình trạng vận hành, an toàn công trình, hồ chứa với số liệu quan trắc thu thập đến tháng 5/2021, phiên họp thứ 36 của Hội đồng nhận định, các công trình thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng-Bản Chát đang hoạt động trong trạng thái ổn định, bảo đảm an toàn, sẵn sàng vận hành mùa mưa lũ năm 2021.
Ngoài ra, các báo cáo kết quả quan trắc, đánh giá tình trạng an toàn các đập thủy điện trên hệ thống sông Đà do các công ty thủy điện: Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng-Bản Chát lập về cơ bản đã đáp ứng yêu cầu.
Mặc dù 5 công trình an toàn ở thời điểm hiện tại nhưng cần theo dõi nhiệt độ bê tông trong thân đập; đồng bộ triển khai đo đạc bồi lắng các hồ chứa để thuận lợi trong việc đánh giá trên toàn hệ thống và tác động đến chế độ bùn cát vùng hạ du; áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào công tác kiểm tra, quan trắc đập, quan trắc khí tượng thủy văn, tính toán quá trình lũ… để vận hành công trình thủy điện hiệu quả, an toàn cho công trình và vùng hạ du.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Chủ tịch Hội đồng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét triển khai hệ thống quan trắc mưa tự động, hướng dẫn việc xây dựng các trạm khí tượng thuỷ văn chuyên dùng trên lưu vực sông Đà để nâng cao chất lượng dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong quá trình quản lý vận hành. Bên cạnh đó, xây dựng các phương án dự báo lũ lớn trong điều kiện không có đầy đủ thông tin về chế độ vận hành của các hồ chứa tại các nước láng giềng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các đơn vị quản lý công trình thủy điện xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp theo quy định.
Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai căn cứ trên nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia về khả năng xuất hiện lũ muộn, chủ động xem xét cho các hồ chứa tích nước sớm.
Viện Vật lý địa cầu cung cấp thông tin và các kết quả quan trắc động đất khu vực tới cơ quan thường trực Hội đồng và các công ty thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Huội Quảng-Bản Chát để đồng bộ các số liệu đầu vào.
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt cũng đề nghị tổ chuyên gia tư vấn giúp Bộ trưởng Bộ KH&CN đề xuất các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học liên quan đến việc bảo đảm an toàn hồ chứa và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các công trình thuỷ điện trên bậc thang thủy điện sông Đà…
Mưa lớn kỷ lục đe dọa người Australia
Mưa lớn kỷ lục kèm lũ lụt trên diện rộng làm tràn hồ chứa ở Sydney, khiến người dân dọc bờ biển phía đông Australia phải sơ tán.
Giới chức Australia cảnh báo lũ quét nguy hiểm có thể xuất hiện khi mưa lớn liên tục trút xuống vùng bờ biển phía đông đất nước hôm nay. "Đây là trận mưa nhất lớn nhất mà chúng tôi từng thấy", Agata Imielska, quan chức Cục Khí tượng Australia, cho hay.
Cảnh sát cho biết hàng trăm người đã tới các trung tâm sơ tán ở phía bắc Sydney, bang New South Wales. Họ dự báo số người sơ tán sẽ còn lớn hơn nữa khi mưa lớn di chuyển men theo bờ biển xuống phía nam.
Mưa lớn ở New South Wales ngày 19/3. Video: YouTube/Alpha .
Cục Khí tượng Australia cho biết nước lũ dọc khu vực sông Hastings, ngoại ô thị trấn Port Macquarie, cách phía bắc Sydney khoảng 400 km, đã vượt mức kỷ lục năm 2013. Các thị trấn trong khu vực đã chứng kiến lượng mưa kỷ lục hơn 400 mm kể từ sáng 19/3.
Cơ quan này cảnh báo mưa lớn sẽ tiếp tục trong cả ngày 20/3, dẫn đến nguy cơ xảy ra lũ lụt chết người.
Cảnh báo lũ lụt và thời tiết cực đoan được ban bố từ Port Macquarie tới các khu vực cách phía nam Sydney 500 km, với người dân được khuyến cáo ở trong nhà để tránh lũ quét.
Đập Warragamba, nơi cung cấp nước sinh hoạt cho phần lớn Sydney, đã bắt đầu tràn bờ vào chiều 20/3. Chuyên gia dự đoán đây là đợt tràn đập lớn đầu tiên kể từ năm 1990.
"Chúng tôi đang trong tình huống không lường trước", Ian Wright, chuyên gia thủy lợi tại Đại học Tây Sydney, nói. Ông cho rằng tốc độ đô thị hóa nhanh ở khu vực xung quanh đập Warragamba từ năm 1990 là một trong những nguyên nhân gây ra lũ lụt.
Lũ lụt ở nhiều thị trấn thuộc vùng bờ biển phía đông Australia hôm 19/3. Ảnh: AFP.
Lũ lụt đã nhấn chìm nhiều tuyến phố và khiến một ngôi nhà bị nước cuốn trôi ở khu vực bờ biển phía bắc Sydney hôm nay. Thủ tướng Scott Morrison cho biết ông thấy "đau lòng" vì hình ảnh nhà cửa, thị trấn và doanh nghiệp ngập trong nước lũ, đồng thời yêu cầu quân đội khẩn trương hỗ trợ.
Các cơ quan ứng phó khẩn cấp đã nhận được hơn 3.000 cuộc gọi và thực hiện khoảng 300 cuộc giải cứu trong đêm 19/3 và ngày 20/3.
Đài truyền hình quốc gia ABC cảnh báo mưa lớn và lũ lụt cũng làm trì hoãn chiến dịch tiêm chủng ngừa Covid-19 ở Sydney và khu vực lân cận. Quốc gia này dự kiến triển khai chương trình tiêm vaccine vào thứ hai tới.
Mực nước sông Mekong giảm xuống mức đáng lo ngại vì đập thủy điện của Trung Quốc Mực nước sông Mekong giảm xuống mức "đáng lo ngại" một phần do dòng chảy bị hạn chế bởi các đập thủy điện của Trung Quốc. Ủy ban sông Mekong (MRC) đưa ra kết luận này đồng thời kêu gọi Bắc Kinh chia sẻ tất cả dữ liệu về nguồn nước. "Đoạn sông Mekong chảy dọc biên giới Thái Lan - Lào đã...