Nam công nhân chết não hiến tạng cứu 4 người
Sau 9 ngày anh S. điều trị đột quỵ không cải thiện, gia đình đã quyết định hiến tạng của anh để cứu 4 người bệnh khác.
Ngày 28/10, PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mới đây, đơn vị tiếp nhận trường hợp người bệnh L.T.S (SN 1988, nghề nghiệp công nhân lái xe máy xúc) đến viện trong tình trạng hôn mê, ngừng tuần hoàn ngoại viện.
Tại bệnh viện, người bệnh được cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực. Sau cấp cứu, nhịp tim của người bệnh đập trở lại, tái lập được tuần hoàn tự nhiên nhưng vẫn hôn mê sâu. Người bệnh được chuyển sang Trung tâm Đột quỵ và chụp mạch não, chẩn đoán là hôn mê, ngừng tuần hoàn ngoại viện do chảy máu dưới nhện lan tỏa mức độ nặng (Hunt Hess V) nghi ngờ do vỡ dị dạng mạch não.
Nam bệnh nhân được can thiệp nút tắc túi phình cấp cứu bằng Coils. Sau can thiệp, người bệnh vẫn hôn mê sâu, sốt cao liên tục, không đáp ứng với điều trị.
Ê kíp bác sĩ thực hiện lấy tạng người hiến chuyển cho người nhận. (Ảnh: BVCC)
Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực hồi sức tích cực nhưng tình trạng người bệnh không cải thiện, hôn mê sâu dần, mất các phản xạ và có nguy cơ chết não.
Qua nhiều cuộc hội chẩn toàn viện, với nhận định người bệnh có nguy cơ cao chết não, bệnh viện giải thích về tiên lượng người bệnh với gia đình, trao đổi với gia đình người bệnh về chương trình hiến mô, bộ phận cơ thể người của quốc gia.
Video đang HOT
Gia đình người bệnh thấu hiểu những lời chia sẻ của các y bác sĩ, nhân viên y tế nên đã bày tỏ nguyện vọng được hiến tạng người thân bị chết não để cứu người, mang lại sự sống cho những người khác.
Sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý, người bệnh đã được đánh giá chết não theo đúng quy trình nghiêm ngặt của pháp luật. Hội đồng đã họp và đánh giá 3 lần, mỗi lần cách nhau 6 giờ, từng từng dấu hiệu, từng triệu chứng, thông số lâm sàng, cận lâm sàng được hội đồng chẩn đoán chết não đánh giá xem xét hết sức cẩn trọng.
Dưới sự chỉ đạo và hỗ trợ của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế đã phối hợp phẫu thuật lấy tạng để của người bệnh để chuyển cho người nhận.
Trái tim người bệnh được vận chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế để ghép tim cho một người bệnh suy tim, gan được vận chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 để ghép cho người bệnh suy gan, 2 thận được các bác sĩ triển khai ghép ngay tại Bệnh viện Bạch Mai cho 2 người bệnh suy thận giai đoạn cuối.
BV Việt Đức thông tin về ca ghép đồng thời tim - gan lần đầu tiên tại Việt Nam
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử y học Việt Nam, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức tiến hành thành công ca ghép tim gan đồng thời trên một bệnh nhân đặc biệt ở giai đoạn nặng.
Vừa qua, Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện ca ghép đồng thời tim - gan cho bệnh nhân suy tim và suy gan phát triển cấp tính, thận cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Thông tin với báo chí về ca bệnh, TS.BS Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, ngày 30/9, bệnh nhân được phát hiện bệnh cơ tim giãn từ lâu, chức năng tim suy giảm theo thời gian kèm theo gan, thận và các tạng khác cùng suy giảm. Cách đây 1 tuần, người bệnh nhập viện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong tình trạng suy tim.
Phẫu thuật lấy tạng tại BV Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An (Ảnh BVCC)
Ngày 30/9, người bệnh suy tim mất bù, không đáp ứng phương pháp điều trị thông thường, đặc biệt suy gan phát triển cấp tính, thận theo đó cũng bị ảnh hưởng.
Các xét nghiệm cho thấy anh H. có tình trạng đông máu rối loạn nghiêm trọng, sự sống của được tính theo ngày, duy trì bằng máy tim phổi nhân tạo thay chức năng tim, lọc gan thay chức năng gan. Cách duy nhất có thể cứu sống người bệnh là thay thế đồng thời tim và gan.
Cũng tại thời điểm 30/09, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức nhận được thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An (là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức về ngoại khoa, được chuyển giao các gói ghép từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) có một bệnh nhân chấn thương sọ não nặng và không còn kỳ vọng sống. Gia đình bệnh nhân có nguyện vọng hiến tạng của người thân. Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An yêu cầu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức hỗ trợ về chuyên môn.
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm bệnh nhân (Ảnh BVCC)
Ngay khi nhận được thông tin Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã cử nhóm tăng cường hỗ trợ hồi sức cho người bệnh, đánh giá tình trạng chết não và tình trạng các tạng trong trường hợp có thể lấy được tạng. Trưa ngày 1/10, các bác sĩ xác định bệnh nhân chết não và các tạng của bệnh nhân có thể sử dụng để ghép cho những người bệnh khác.
Trước khi đi đến quyết định ghép tạng, một cuộc họp của hội đồng chuyên môn do TS.BS Dương Đức Hùng - Chủ tịch Hội đồng khoa học Bệnh viện Việt - Đức triệu tập gấp chuyên gia trong các lĩnh vực: Hồi sức, Tim mạch, Gan, Thận tham gia hội chẩn.
"Đây thực sự là một ca phẫu thuật cần cân nhắc các tình huống do tình trạng bệnh nhân cả gan - tim - thận đều suy ở giai đoạn rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không đuợc ghép. Do đó việc quyết định ghép tạng là điều hết sức cân nhắc. Và rồi chúng tôi quyết định, dù chỉ là 1 tia hy vọng nhỏ nhất, chúng tôi cũng sẽ cố gắng", TS.BS Dương Đức Hùng nói.
TS.BS Dương Đức Hùng - Giám đốc BV Hữu nghị Việt Đức thông tin với báo chí
Sau đó, các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chia 2 nhóm. Một nhóm ở lại giúp cho Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An thực hiện đồng thời 2 ca ghép thận tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, nhóm còn lại nhanh chóng khẩn trương đưa tạng lấy được về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Sau 3h30 phút di chuyển, tạng đã được đưa về Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Trái tim và gan mới đã được cấy ghép vào cơ thể người bệnh. Sau 8 tiếng phẫu thuật, trái tim ghép đã bắt đầu được đập trở lại.
"Theo dõi quá trình hồi sức, tim và gan của bệnh nhân dần hồi phục, chức năng gan đã trở về bình thường, được rút nội khí quản, tỉnh táo. Sau 8 ngày, chúng tôi có thể khẳng định bệnh nhân đã bước qua cơn nguy kịch, hồi phục được khoảng 70%. Hiện tại, bệnh nhân đã có thể nói chuyện, tiếp xúc, cho ăn uống trở lại, chức năng tim tốt lên hàng ngày, chức năng gan hồi phục gần trở về bình thường, mật được tiết ra với chất lượng tốt", TS.BS Dương Đức Hùng nói.
Người bệnh ghép tim - gan tập phục hồi chức năng
Thành công của ca ghép thể hiện sự phối hợp của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với vai trò là bệnh viện tuyến cuối đối với các bệnh viện vệ tinh trong chuyển giao kỹ thuật, phối hợp các công tác tổ chức giúp cho các bệnh viện dưới phát triển về lấy và ghép tạng, công tác tổ chức để lấy được tạng ghép. Đây không phải lần đầu tiên tạng của người hiến ở các bệnh viện tuyến dưới được Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giúp cho về việc hồi sức tạng, lấy tạng, hỗ trợ ghép tại chỗ (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa,...).
Sự hỗ trợ của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức giúp mở ra hướng điều trị cho người bệnh, mang lại cơ hội cho bệnh nhân suy tạng giai đoạn cuối không còn đáp ứng với các phương pháp điều trị truyền thống.
Hồi sinh nhờ lá phổi từ người cho chết não Bị bệnh phổi hiếm gặp, chị Hiền tưởng không qua khỏi nhưng đã hồi sinh nhờ lá phổi của người cho chết não. Đầu năm 2024, thấy tức ngực, khó thở, chị Trịnh Thị Hiền (quê Bắc Ninh) đi khám được phát hiện tràn dịch màng phổi. Nhận thấy sức khỏe của vợ ngày một yếu, anh Nguyễn Minh Hạnh (chồng chị Hiền)...