Năm Canh Tý mong giá lợn hơi, giá cà phê tăng cao, bớt cảnh dội chợ
Năm 2019 qua đi với đầy rẫy khó khăn, bất lợi cho nhà nông bởi thời tiết diễn biến khó lường, thiên tai dịch bệnh phức tạp, đầu ra nông sản luôn bấp bênh…
Với những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn, ai cũng ước mong một năm mới Canh Tý 2020 mưa thuận gió hoà, sản xuất thuận lợi, tăng năng suất, chất lượng, ai cũng có cuộc sống ấm no với niềm vui được mùa, được giá.
Giá lợn hơi nhiều lần biến động mạnh trong năm 2019 và đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử khi tăng lên tới 90.000 – 95.000 đồng/kg. Đây cũng là mặt hàng thực phẩm được quan tâm nhất trong năm qua. Ảnh minh hoạ: T.L
Ông Nguyễn Công Bắc, chủ trang trại ở Sơn La, nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2017: Mong giá lợn hơi ổn định, nông dân bớt gánh nặng
Mùng 4 Tết Nguyên đán, trang trại nhà tôi mở hàng khai xuân, bán cho thương lái 200 con lợn với giá 82.000 đồng/kg, trọng lượng bình quân từ 110 – 120kg/con. Mức giá này ổn định so với trước Tết nên ai cũng mừng.
Dịp trong tết, trang trại của tôi bán được tổng cộng 1.200 con lợn với giá bình quân 82.000 – 83.000 đồng/kg. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí trang trại thu lãi từ 4 – 4,5 triệu đồng/con. Tính ra chỉ riêng dịp Tết, những trại lớn như của tôi có thể thu về 5-6 tỷ đồng.
Nhưng đáng tiếc là không có nhiều nông dân được hưởng lợi từ việc giá thịt lợn tăng cao. Từ năm 2017 đến nay, nghề chăn nuôi lợn liên tục gặp “bão” giá và “bão” dịch bệnh, khiến nhiều hộ chìm trong thua lỗ, có gia đình bị phá sản, phải bán hết chuồng trại, chuyển nghề hoặc đi làm ăn xa để trang trải nợ nần. Bản thân tôi hồi bão giá năm 2017 cũng phải cắt giảm đàn để cắt lỗ. May mắn là cuối năm 2018 và cuối năm 2019, giá lợn hơi tăng trở lại, giúp chúng tôi có động lực gắn bó với nghề.
Ông Nguyễn Công Bắc tại kho chứa thức ăn chăn nuôi.
Hiện tôi có 2 trang trại tại TP.Sơn La với tổng đàn nái gần 1.000 con và khoảng 6.000 lợn thịt. Trên địa bàn Sơn La, người dân cũng đang đẩy mạnh chăn nuôi nhưng chủ yếu tái đàn lợn thịt, hầu hết bà con chưa có điều kiện tái đàn lợn bố mẹ, ông bà. Chỉ mong sang năm mới, mọi dịch bệnh được đẩy lùi, giá cả tiêu thụ ổn định, người nông dân bớt gánh nặng.
Video đang HOT
Xin kính chúc toàn thể bà con nông dân, bạn đọc của báo Nông thôn Ngày nay một năm mới sức khoẻ dồi dào, an khang thịnh vượng.
Ông Dương Văn Na, nông dân ở xã Yên Lâm, huyện Yên Mô (Ninh Bình): Mong mùa vụ bội thu
Năm Canh Tý là năm chẵn, thời tiết lại ủng hộ nên làng tôi tổ chức hội to, mọi người tham dự rất đông từ mùng 3 đến mùng 5 Tết nhưng tôi vẫn tranh thủ thời gian đưa máy làm đất ra đồng khai xuân sớm từ mùng 3 Tết, vừa làm đất ruộng nhà, tôi vừa giúp bà con. Đến giờ các khu đồng đã cơ bản làm xong, chỉ chờ ngày xuống giống vụ đông xuân.
Việc ra đồng sớm với bà con chúng tôi ngày đầu xuân rất quan trọng, không chỉ mang ý nghĩa về sản xuất mà nó còn là tục lệ hàng năm nhằm tri ân với đất đai, nguồn cội của mình.
Ông Na lái máy làm đất tại cánh đồng ở huyện Yên Mô (Ninh Bình).
So với trước đây, việc sản xuất của chúng tôi thuận lợi hơn vì có thêm máy móc, mọi thứ cũng dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, các loại giống cây trồng, giống lúa cũng nhiều, bà con thoải mái lựa chọn, thấy loại nào phù hợp với đất mình thì mua về trồng cấy nên ai cũng phấn khởi.
Đầu xuân năm mới chúng tôi chẳng ước gì nhiều, chỉ mong thời tiết cả năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi, bội thu. Khi thu hoạch xong dễ bán sản phẩm với giá cao.
Ông Nguyễn Ngọc Minh, nông dân xã Ia Phìn (Chư Prông, Gia Lai): Mong cà phê được mùa, giá tăng cao
Ia Phìn là một trong những xã có diện tích cà phê kinh doanh lớn nhất ở huyện Chư Prông. Từ sáng sớm mùng 4 Tết, người dân chúng tôi đã tấp nập vận chuyển máy móc, ống để bơm tưới nước đợt 1 cho cà phê.
Ông Nguyễn Ngọc Minh bên vườn cà phê 3ha của gia đình.
Khác với những năm trước người trồng cà phê thường phải tưới trước Tết, năm nay, do mùa mưa kết thúc muộn nên bây giờ tưới là vừa tầm. Nhờ đầu tư hệ thống tưới béc phun mưa nên gia đình tôi giảm được nguồn nhân công tưới cũng như các chi phí khác.
Trước tết tôi đã tưới xong 2ha cà phê kinh doanh, giờ đến mấy trăm gốc chanh dây đang bắt đầu cho thu hoạch. Sáng nay, tôi tranh thủ tưới sớm cho số chanh dây rồi tập trung tưới nốt 1ha cà phê còn lại. Thời điểm này tưới là vừa để cây cà phê ra hoa kết trái. Tôi hy vọng năm nay cà phê sẽ được mùa, giá cả tăng hơn năm ngoái.
Theo Danviet
Tái đàn lợn, Bộ trưởng NNPTNT đề nghị doanh nghiệp làm "hạt nhân"
Sáng 26/12, tại hội nghị triển khai một số giải pháp thúc đẩy sản xuất đảm bảo an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, các doanh nghiệp sẽ phải trở thành "hạt nhân" trong việc tái đàn, chăn nuôi an toàn sinh học.
Nhiều nơi đang tái đàn hiệu quả
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, hiện thiệt hại do bệnh dịch tả lợn châu Phi đã được kéo giảm tới mức xuống thấp nhất. Dự báo hết tháng 12/2019, số lợn buộc tiêu hủy là khoảng 40.000 con, giảm 74% so với tháng 11/2019 và giảm 97% so với tháng 5/2019 (tháng cao điểm dịch bệnh, cả nước buộc phải tiêu hủy tới hơn 1,27 triệu con lợn).
Ngay khi dịch bệnh xảy ra, trước nguy cơ thiếu thực phẩm, Bộ NNPTNT đã chủ động phát triển chăn nuôi gia cầm, gia súc lớn và thủy sản, do vậy tổng sản lượng các loại thực phẩm trong năm 2019 đã tăng hơn 726.000 tấn so với năm 2018.
Bộ trưởng Bộ NNPTNT nhìn nhận, sản lượng thịt lợn cả năm 2019 ước đạt khoảng 3,3 triệu tấn, giảm 13,5% so với năm 2018 (bao gồm giảm khoảng 9% do thiệt hại bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi và gián tiếp do chưa tái đàn).
Hiện ở nhiều nơi đã có sản phẩm thịt lợn từ quá trình tái đàn sau dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Hải Đăng
Theo số liệu của Cục Thú y, tổng đầu lợn cả nước hiện còn khoảng 25 triệu con, trong đó đàn nái là 2,7 triệu con; các doanh nghiệp tập trung nhiều nguồn lực đầu tư giữ đàn lợn cụ kỵ, ông bà, hiện còn khoảng 109.000 con (90%); do đó cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu nhân giống phục vụ tái đàn lợn.
Nhiều địa phương đã chỉ đạo tái đàn lợn có kết quả tốt như Hưng Yên, Hải Dương, Phú Thọ, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Định, Đồng Nai... Cả nước đã có 860 vùng, cơ sở chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh và hàng chục doanh nghiệp chăn nuôi lớn bảo đảm an toàn sinh học.
Theo lãnh đạo Sở NNPTNT tỉnh Bắc Giang, đến nay tỉnh đã có 221 xã qua 30 ngày không có dịch tả lợn châu Phi. Trên địa bàn tỉnh duy trì 2 cơ sở cung cấp giống gốc để cung ứng con giống cho các hộ đủ điều kiện tái đàn, nhờ đó đến nay Bắc Giang đã có 63.000 lợn nái, 900.000 lợn thịt. Dự kiến đến tháng 6/2020 Bắc Giang sẽ có trên 1,1 triệu con lợn. Riêng dịp Tết Nguyên đán, người chăn nuôi trong tỉnh sẽ cung ứng 37.000 - 38.000 tấn thịt các loại.
Trong khi đó, bà Hoàng Thị Tố Nga - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nam Định cho biết, kiểm đếm trong từng hộ dân vào tháng 8/2019, toàn tỉnh có tổng số 167.000 con lợn thịt, trọng lượng gần 14.000 tấn; đàn gia cầm tăng 14,6%, thuỷ sản tăng 10%. Với tình hình này Nam Định không thiếu thịt nhưng giá sẽ vẫn tăng.
Đề nghị doanh nghiệp lớn bắt tay làm chuỗi
Chia sẻ thông tin tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Tuế - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho biết, Dabaco vẫn luôn bán lợn hơi với giá thấp hơn thị trường và đang cùng với một số doanh nghiệp lớn khác như C.P tham gia bình ổn giá. Hiện C.Pcó đàn lợn thịt 230.000 con, lợn nái tăng 7%.
Đại diện Masan thì đề nghị Bộ NNPTNT đứng ra kết nối các công ty, doanh nghiệp chuyên về chăn nuôi như C.P, Dabaco với doanh nghiệp chế biến để hình thành các chuỗi. Nếu có chuỗi này, giá thịt lợn ngoài chợ sẽ khó nhảy vọt lên 200.000 đồng/kg như hiện nay mà có thể thấp hơn, cũng như không xảy ra tình trạng găm hàng, thổi giá.
Đồng tình với ý kiến này, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến nói: Nếu các doanh nghiệp lớn như C.P, Masan, Mavin, Green Feed, Dabaco cùng bắt tay nhau làm ăn theo chuỗi thì sẽ không có chuyện giá lợn hơi tăng phi mã như hiện nay. Nguồn cung để phục vụ tái lợn hiện tương đối dồi dào, nhiều nơi đã có sản phẩm tái đàn và sau tháng 1 đàn lợn sẽ tăng lên rõ rệt, thời gian tới giá chắc chắn sẽ bớt nóng.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Ngành thịt lợn trong thời gian qua đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp lớn đầu tư vào chuỗi như Công ty C.P, Masan... "Trong tái đàn chăn nuôi, doanh nghiệp là "hạt nhân" với vai trò vừa là người dẫn dắt giá, vừa là nơi cung cấp con giống, quy trình kỹ thuật an toàn sinh học. Hiện 109.000 con giống cụ kỵ và 2,7 triệu lợn nái tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp lớn, có vai trò quyết định đến chăn nuôi tập trung, quy mô lớn và an toàn" - Bộ trưởng nêu rõ.
Theo Danviet
Kiểm soát chặt xuất khẩu lợn hơi đường tiểu ngạch Có một thực tế không thể phủ nhận: Giá lợn hơi đang nóng, nóng từ cuộc họp của Chính phủ đến Bộ NNPTNT, nóng ngay tại chuồng trại và lan ra từng khu chợ. Bộ Tài chính đề nghị sớm bình ổn giá lợn hơi trong khi Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường lo lắng...