Năm căn cứ để bác kháng cáo của Dương Chí Dũng
Hôm nay (24/4), phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Dương Chí Dũng sẽ tiếp tục với phần tranh luận. Dự kiến, chiều nay tòa sẽ tuyên án.
Chiều 23/4, sau khi VKS đề nghị HĐXX phúc thẩm bác kháng cáo kêu oan của bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, các luật sư đưa ra nhiều lập luận, chứng cứ để chứng minh lời khai của bị cáo Trần Hải Sơn, người khai chia 20 tỷ đồng cho các sếp Vinalines có nhiều mâu thuẫn.
Sau khi đưa ra các lập luận bảo vệ thân chủ, 3 luật sư bảo vệ cho Dương Chí Dũngđồng loạt đề nghị HĐXX hủy án sơ thẩm, giao điều tra lại phần nội dung về tội tham ô tài sản.
Năm căn cứ để bác kháng cáo của Dương Chí Dũng.
Dương Chí Dũng “đến chết cũng không nhận tội tham ô” và làm mọi cách kể cả “thề độc” với “trời đất” để chống án đến cùng. Các luật sư của Dương Chí Dũng cũng đã đưa ra nhiều lập luận, chứng cứ nhằm gỡ tội tham ô tài sản cho thân chủ. Tuy nhiên, VKS vẫn đề nghị HĐXX phúc thẩm bác kháng cáo kêu oan của bị cáo Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc.
Về tội tham ô tài sản, dù các bị cáo không nhận tội nhưng theo VKS thì có thể khẳng định các bị cáo phạm tội dựa trên 5 căn cứ trong hồ sơ vụ án như sau:
Video đang HOT
Căn cứ thứ nhất là biên bản thỏa thuận chia số tiền giữa công ty AP, công ty Nakhodka và bên thứ 3 (sau này xác định được là phía VN) sau khi mua ụ nổi.
Căn cứ thứ 2 là Dương Chí Dũng có mối quan hệ thân thiết với ông Goh.
Căn cứ thứ 3 là các bị cáo bất chấp để mua bằng được ụ nổi.
Căn cứ thứ 4 là số tiền 1,666 triệu USD được chuyển về VN sau khi mua thành công ụ nổi.
Căn cứ thứ 5 là cả Dũng và Phúc đều thừa nhận chỉ có hai người mới có quyền mua ụ nổi 83M.
Số tiền 1,666 triệu USD là số tiền của nhà nước, do nhà nước quản lý. Các bị cáo thông qua Vinalines đã chiếm đoạt số tiền này, đã thỏa mãn dấu hiệu tham ô tài sản.
Về kháng cáo xin giảm nhẹ số tiền bồi thường của các bị cáo, VKS cho rằng bị cáo Dương Chí Dũng là chủ mưu, là người có vai trò tích cực nhất nên phải chịu mức hình phạt cao nhất và chịu mức bồi thường cao nhất. Cấp sơ thẩm xử phạt bị cáo 18 năm tù về tội cố ý làm trái là nhẹ, cần phải tăng án đối với bị cáo.
Trong khi VKS cho rằng, Trần Hải Sơn khai báo thành khẩn thì bị cáo Dũng, Phúc cho rằng có thể Sơn bị ép cung, mớm cung để “đổ vấy” tội cho cấp trên. Tuy nhiên, bị cáo Sơn phủ nhận, cho rằng mọi lời khai đều được ghi trung thực.
Theo nhận định của luật sư Trần Đình Triển, việc khoản tiền “lót tay” 1.666 triệu USD về Việt Nam là sự thật, nhiều bằng chứng thể hiện khoản tiền đó vào tay của Trần Hải Sơn. Theo luật sư Triển, đường đi của khoản tiền đó như thế nào thì cần tiếp tục làm rõ tại phiên tòa.
Tuy nhiên trong phần thẩm vấn, bị cáo Trần Hải Sơn khẳng định lại rằng đã đưa cho Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc mỗi người 10 tỷ đồng.
Theo Người đưa tin
Một tuần sau vụ hỗn chiến trên sông: Vẫn "mơ hồ" về trách nhiệm
Nguyên nhân vụ hỗn chiến trên sông Yên khiến 12 người thương vong đang được cơ quan chức năng điều tra. Dư luận vẫn đang trông chờ phần trách nhiệm của cá nhân, tập thể có liên quan sẽ sớm được làm rõ.
Sau gần một tuần kể từ khi xảy ra vụ hỗn chiến kinh hoàng trên sông Yên giữa nhóm dân của hai xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương và Hải Châu, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), cơ quan công an đã có báo cáo bước đầu về vụ việc.
Tại buổi làm việc với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Đức Xuân, Bí thư Huyện ủy Quảng Xương cho biết: "Từ trước đến nay phải khẳng định chưa có vụ việc xô xát nào như thế cả. Việc xảy ra hôm 7/7 hoàn toàn bất ngờ. Sau khi xảy ra, khoảng 11h dân thông tin, cơ quan chức năng, chính quyền địa phương mới biết".
Vụ việc xảy ra hơn 30 phút và kết thúc rồi chính quyền địa phương và ngành chức năng mới biết.
Theo ông Xuân, tất cả các đơn vị từ thôn, công an xã, công an huyện và đồn biên phòng đều bất ngờ trước vụ việc trên. "Trong lúc này, mỗi bên cần tập trung giải quyết hậu quả, đặc biệt, động viên người dân không tụ tập, kích động. Đây là vụ xung đột với số người tham gia đông, có sử dụng công cụ nguy hiểm. Chưa xác định được nguyên nhân nên chưa nói đến trách nhiệm được, nhưng sự việc xảy ra là đau lòng. Chúng tôi khẳng định không đổi lỗi trách nhiệm", ông Xuân nói.
Từ đầu đến cuối, khi được hỏi về vấn đề trách nhiệm của các cá nhân, tập thể liên quan, Bí thư huyện ủy Quảng Xương luôn khẳng định vì vụ việc xảy ra quá bất ngờ nên chưa thể nói được điều gì. Do đặc trưng vùng sông nước nên khi vụ việc xảy ra, lực lượng chức năng không nắm được.
Về phía UBND huyện Tĩnh Gia, ông Nguyễn Văn Dương, Phó Chủ tịch UBND huyện, cho biết: "Sau khi vụ việc xảy ra, UBND huyện trực tiếp chỉ đạo các ngành vào cuộc. Đặc biệt là Đảng ủy, UBND xã Hải Châu. Phải nói an ninh Hải Châu làm rất tốt. Sau khi vụ việc xảy ra, Công an huyện bố trí lực lượng thường trực trên địa bàn để đảm bảo tình hình; thăm hỏi, động viên gia đình nạn nhân...".
Về vấn đề mâu thuẫn tranh chấp bãi ngao, lãnh đạo huyện Tĩnh Gia khẳng định, từ trước đến nay huyện chưa nhận được phản ánh nào liên quan.
Trước đó, Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa có công văn gửi hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia nêu ý kiến chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy, trong đó đề cập việc tranh chấp giữa các hộ nuôi ngao trên sông Yên có mầm mống từ lâu nhưng cấp ủy, chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn, để xảy ra vụ án nghiêm trọng. Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy Tĩnh Gia và Quảng Xương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan.
Theo Dantri
Nỗi đau sau phiên tòa cháu giết bà ngoại Đứa cháu ấy phải nhận mức án cao nhất mà HĐXX tuyên phạt vì hành vi mất nhân tính khi cầm dao chém chết bà ngoại, người đã nuôi dưỡng hung thủ khi còn đỏ hỏn. Cha mẹ của bị cáo Tú. Nỗi đau ấy không chỉ của một gia đình, mà có lẽ còn của nhiều gia đình khác khi những giá...