Nam bệnh nhân suýt hỏng mắt vì ngộ độc thuốc điều trị lao
Bệnh nhân dù đi khám nhiều nơi với chẩn đoán cận thị nhưng bất ngờ nguyên nhân khiến thị lực giảm lại do tác dụng phụ của thuốc điều trị lao.
Bac sĩ cảnh báo thuốc điều trị lao có thể làm giảm thị lực của bệnh nhân
Nguyên nhân bất ngờ gây mờ mắt
Mới đây BV ĐK Medlatec tiếp nhận bệnh nhân P.T.N 40 tuổi (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến khám trong tình trạng 2 mắt nhìn mờ trong 4 tháng nay.
Trước đó, anh N., đã đi khám ở nhiều nơi được chẩn đoán là Rối loạn điều tiết – Cận thị và đã điều trị theo đơn của 3 bác sỹ khác nhau nhưng không thấy đỡ.
Theo BSCKI Đoàn Thu Hiền – Trưởng Khoa Mắt, BV ĐK Medlatec là người trực tiếp khám và điều trị cho bệnh nhân, khi kiểm tra thị lực của bệnh nhân mỗi mắt chỉ còn 1/10, nhưng anh N., một mực cho rằng mắt anh chỉ bị cận thị và anh chỉ cần đeo kính đúng số sẽ nhìn rõ. Theo nguyện vọng của bệnh nhân, BS Hiền cùng điều dưỡng đã thử cho anh N., các phương án kính khác nhau, nhưng thị lực của anh N., chỉ tăng được 1 dòng (từ 1/10 lến 2/10).
Qua khai thác tiền sử thì được biết, anh N., đang điều trị lao phổi bằng thuốc chính là Ethambutol tháng thứ 8 và từ 4 tháng trước anh N., đã thấy có dấu hiệu cả 2 mắt nhìn mờ hơn. Thời điểm đó trùng với giai đoạn anh đang phải làm việc căng thẳng nên anh nghĩ chắc do mình dùng máy tính nhiều mà mắt mờ.
Tuy nhiên, sau 1 tháng anh N., cảm thấy mắt mờ hơn và cảm nhận màu sắc thiếu chính xác dần nên anh quyết định trao đổi với bác sĩ điều trị lao về vấn đề mắt của mình. Anh được bác sĩ hướng dẫn về nghỉ ngơi, theo dõi thêm và tiếp tục điều trị rối loạn điều tiết.
Video đang HOT
“Với các thông tin anh N., cung cấp và kết quả kiểm tra thị lực không cải thiện, BS Hiền tư vấn cho bệnh nhân cần thăm khám chuyên sâu hơn để loại trừ vấn đề ngộ độc thị lực thần kinh do thuốc chống lao, trong trường hợp của anh N., có thể là do Ethambutol. Anh N., từ chối vì không tin rằng mình có thể gặp phải vấn đề đó, và hơn nữa bác sĩ điều trị lao của anh cũng đã nói tạm thời chưa nghĩ tới ngộ độc thuốc”, BS. Hiền cho biết.
Do bệnh nhân nhất quyết cho rằng mình chỉ cận thị chứ không mắc các bệnh lý khác nên bác sĩ Hiện phải dày công thuyết phục bệnh nên đi làm khám nghiệm thị trường (đo vùng nhìn) của mắt để đánh giá xem có bị thu hẹp thị trường không. Sau 3 ngày, anh N., quay lại với kết quả không ngoài dự đoán “thị trường của cả 2 mắt anh đã bị thu hẹp hơn so với người bình thường khá nhiều, gây khó khăn cho việc đi lại và quan sát sự vật”.
Lúc này, anh N., mới thừa nhận có những lúc anh ngồi làm việc mà đồng nghiệp đến đứng ngay bên cạnh nhưng anh không hề biết, không cảm nhận được. Và khi đó, anh N., mới đồng ý để thực hiện đầy đủ các thăm khám để xác định có tổn thương thị thần kinh hay không.
Cùng với sự tham vấn chuyên môn của PGS.TS Hoàng Thị Phượng, Nguyên Trưởng khoa Lao và Bệnh phổi – Viện Phổi Trung ương, bệnh nhân đã được thực hiện đầy đủ các khám nghiệm về phản xạ đồng tử, kiểm tra thị lực màu, đo thị trường, soi đáy mắt, siêu âm mắt.
Kết quả các khám nghiệm cho thấy ngoài tổn thương thị trường, bệnh nhân cũng bị giảm cảm nhận màu đỏ, vùng dịch kính trong mắt bị vẩn đục rất nhiều, được chẩn đoán ngộ độc thần kinh thị do thuốc chống lao và theo dõi Viêm màng bồ đào. Bệnh nhân N., đã được tư vấn đổi thuốc Ethambutol sang thuốc điều trị lao khác và sử dụng các thuốc nâng cao thể trạng, bảo vệ thần kinh thị giác.
Cảnh giác hơn với các tác dụng phụ của thuốc điều trị lao
Theo PGS.TS Hoàng Thị Phượng, tỷ lệ bệnh nhân điều trị lao gặp phải tác dụng phụ của thuốc gây ngộ độc thần kinh thị giác chiếm khoảng 1/1.000 với liều điều trị thông thường của Ethambutol, có nghĩa là cứ khoảng 1.000 bệnh nhân điều trị lao thì có 1 bệnh nhân bị ngộ độc thị thần kinh và có nguy cơ mất thị lực nếu không được phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, với các bệnh nhân phải điều trị với liều lượng Ethambutol cao hơn, ở mức 60-100 mg/kg/ngày thì tỷ lệ bị ngộ độc thị thần kinh có thể lên tới 50%, tức là cứ 2 bệnh nhân điều trị sẽ có 1 bệnh nhân bị giảm thị lực.
Mất thị lực ở bệnh nhân lao sẽ gây nên tổn thất rất lớn về sức khỏe, khả năng lao động của bệnh nhân sau này. Do vậy, PGS Phượng khuyến cáo tất cả các bệnh nhân đang điều trị thuốc chống lao đều cần khám định kỳ chuyên khoa mắt tối thiểu mỗi tháng 01 lần để đo thị lực, đánh giá thị lực màu, thị trường. Với các bệnh nhân đã kết thúc liệu trình điều trị lao vẫn cần tiếp tục theo dõi ở chuyên khoa mắt trong vòng 12 tháng sau đó.
Đừng chủ quan với mờ mắt
Đôi mắt là "cửa sổ tâm hồn", cũng là phương tiện giúp chúng ta nhìn ngắm thế giới. Nhưng khi thị lực bỗng dưng yếu đi và bạn không thể nhìn rõ đồ vật, bạn nhất thiết phải kiểm tra để sàng lọc nguyên nhân gây mờ mắt.
Bởi nếu chủ quan, bạn có thể bỏ lỡ cơ hội phát hiện và điều trị kịp thời những căn bệnh tiềm ẩn ở mắt cũng như ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm về sau.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới mờ mắt chúng ta cần cảnh giác. Ảnh: IrisVision
Những nguyên nhân phổ biến gây ra mờ mắt
Các chuyên gia nhãn khoa cho biết ngoài các tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị và tiến trình lão hóa tự nhiên, có nhiều nguyên nhân khác khiến mắt bị mờ đi đột ngột. Trong đó, nguyên nhân phổ biến là từ một bệnh lý về mắt. ơn cử, bệnh đục thủy tinh thể làm xuất hiện những vùng mờ đục che phủ phần thủy tinh thể trong mắt, gây cản trở quá trình truyền hình ảnh tới não thông qua dây thần kinh thị giác và dẫn tới mờ mắt.
Bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác ảnh hưởng đến hoàng điểm - bộ phận của mắt giúp chúng ta có thể nhìn thấy hình ảnh sắc nét, nên khi bệnh tiến triển sẽ khiến thị lực mờ dần. Một số bệnh mắt khác cũng gây mờ mắt gồm cườm nước, viêm mống mắt, bong võng mạc, tắc tĩnh mạch võng mạc, trầy xước giác mạc, viêm giác mạc do vi khuẩn.
Mờ mắt cũng có thể là do một bệnh lý khác không phải từ mắt. Chẳng hạn, bệnh nhân tiểu đường cũng có triệu chứng mờ mắt khi nồng độ đường huyết tăng cao, do tình trạng này gây ra những thay đổi trong thủy tinh thể ở mắt. Khoảng số bệnh nhân đa xơ cứng cũng có thể gặp triệu chứng mờ mắt. Một số bệnh tác động trực tiếp đến sức khỏe não bộ - gồm u não, bệnh nhược cơ, đau nửa đầu - cũng khiến bệnh nhân gặp phải tình trạng mờ mắt.
Ngoài ra, mờ mắt cũng có thể là hệ quả của thói quen sinh hoạt bất lợi cho "cửa sổ tâm hồn", chẳng hạn như hội chứng mỏi mắt kỹ thuật số (do liên tục vào màn hình điện tử trong thời gian dài), hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc trị sốt rét chloroquine.
Theo các chuyên gia, tùy thuộc vào nguyên nhân mà tình trạng mờ mắt có thể xuất hiện ở một hoặc hai mắt, cũng như có thể có hoặc không có triệu chứng kèm theo. Tuy vậy, một số dấu hiệu thường gặp bao gồm: nhạy cảm với ánh sáng, khô và đau mắt, căng và mỏi mắt, đỏ mắt, ngứa, tiết dịch mắt, nhức đầu và buồn nôn, xuất hiện chấm đen trước mắt, nhìn thấy 2 hình ảnh cùng lúc, có dấu hiệu tổn thương mắt...
Cần làm gì khi có triệu chứng nhìn mờ?
Các chuyên gia khuyến nghị mọi người cần lập tức đến bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra nếu thấy mắt đột nhiên mờ đi và kèm theo những triệu chứng nghiêm trọng như đau đầu dữ dội, khó nói chuyện, khó nhìn, liệt mặt, phối hợp kém và suy yếu phần cơ ở mặt hoặc các chi. Thông thường, bệnh nhân được kiểm tra thị lực tại chỗ bằng bảng Snellen, nhằm đánh giá mức độ nhìn thấy chữ hoặc số nào đó từ một khoảng cách nhất định. Các bác sĩ có thể tiến hành thêm một số cách kiểm tra khác gồm dùng đèn khe và dùng kính soi đáy mắt. Sau khi kiểm tra mắt, bác sĩ tiếp tục rà soát tiền sử bệnh về mắt của người bệnh và gia đình họ.
Tùy vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhân. ơn cử, đối với người bị mờ mắt do các tật khúc xạ, giải pháp đơn giản là đeo kính hoặc phẫu thuật bằng laser để khắc phục. Nếu mờ mắt do cườm nước, thì cần dùng thuốc nhỏ mắt và phẫu thuật để điều trị dứt điểm cườm mắt. Còn nếu mờ mắt thứ phát do một bệnh lý khác, bệnh nhân cần ưu tiên chữa trị bệnh lý hiện có, nhằm tăng cơ hội hồi phục thị lực.
Biện pháp phòng ngừa mờ mắt
ịnh kỳ khám mắt để phát hiện kịp thời các bệnh lý về mắt.
eo kính râm khi đi dưới trời nắng để bảo vệ mắt khỏi tác hại của tia cực tím trong ánh nắng, đồng thời ngăn chặn nguy cơ mắt tiếp xúc với khói bụi và nhiễm khuẩn. Nếu phải làm công việc nguy hiểm như tiếp xúc với hóa chất độc hại, bạn cũng cần đeo kính bảo vệ mắt.
Hạn chế dùng các thiết bị có màn hình trong thời gian dài. Còn nếu đặc thù công việc phải sử dụng những thiết bị này, bạn nên giữ khoảng cách an toàn cho mắt, có thể dùng kính chặn ánh sáng xanh.
Lựa chọn những thực phẩm giàu vitamin C, vitamin E, beta-carotene, kẽm, lutein, zeaxanthin và axít béo omega-3. Lý do, những dưỡng chất này giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về mắt do tuổi tác.
Không hút thuốc, bởi khói thuốc cũng là một nguyên nhân gây tổn thương dây thần kinh thị giác.
Kiểm soát nồng độ đường huyết ở mức lành mạnh, vì lượng đường trong máu quá cao có thể làm hỏng các mạch máu nhỏ ở võng mạc.
Góc tư vấn: Hay mỏi mắt, nhìn xa không rõ có phải là dấu hiệu cận thị ? 'Con tôi đang học lớp 6. Dạo này cháu có dấu hiệu hay mỏi mắt, nhìn xa khó, vậy có phải cháu bị cận thị không? Cháu nên điều chỉnh chế độ học và đọc sách cũng như ăn uống ngủ nghỉ thế nào để cải thiện thị lực và nhất là tránh được bệnh cận thị, xin bác sĩ tư vấn giúp'....