Năm bài học đắt giá từ sự thành công của tập đoàn bán lẻ Amazon
Vào tuần này, Amazon bước sang tuổi 25. Trong một phần tư thế kỷ tồn tại của mình, ‘gã khổng lồ thương mại điện tử’ đã để lại nhiều bài học giá trị từ sự thành công mang tính đột phá của mình.
Tỷ phú Jeff Bezos, CEO của Amazon tại Hội nghị MARS. Ảnh: CNBC
Amazon hiện đang thống trị ngành thương mại điện tử, có cơ sở hạ tầng điện toán đám mây lớn nhất và dẫn đầu thị trường trợ lý gia đình (Amazon Echo) với công nghệ Alexa (trợ lý ảo có khả năng tương tác bằng giọng nói). Ngoài ra, mảng kinh doanh quảng cáo trực tuyến của Amazon cũng đang phát triển nhanh chóng và trở thành một thế lực “có số có má” ở Hollywood thông qua bộ phận phát video trực tuyến của mình. Năm 2018, tổng doanh thu của Amazon đã tăng 31% lên 232,9 tỷ USD.
Tom Forte, một chuyên gia phân tích của DA Davidson đã phân tích và đúc rút ra một số bài học đắt giá từ sự thành công vượt bậc của Amazon:
1. Tập trung vào khách hàng chứ không phải đối thủ cạnh tranh
Jeff Bezos xác định quan điểm rất rõ ràng, đó là thay vì ám ảnh trước các đối thủ cạnh tranh, biểu hiện bằng việc chờ đợi đối thủ ra mắt sản phẩm trước, sau đó học theo và bắt kịp các xu thế, ông tập trung vào việc lắng nghe khách hàng. Quan điểm này đã xuyên suốt quá trình hoạt động của công ty ngay từ khi nó bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1994 với tư cách là công ty bán sách trực tuyến.
Amazon luôn tìm hiểu xem khách hàng muốn gì và cố gắng phục vụ nhu cầu của họ với mức giá ưu đãi nhất bằng cách tạo ra thương hiệu kinh doanh của riêng mình.
2. Không ngừng đổi mới
Amazon luôn coi trọng sự đổ mới, thực hiện các tinh chỉnh liên tục nhằm cải thiện các dịch vụ của mình.
Forte lấy dẫn chứng về trình đọc sách điện tử Kindle của Amazon. Kindle đã tiếp tục phát triển để theo kịp các máy tính bảng thông thường và kết hợp thêm trợ lý ảo Echo để giúp các nhà phát triển cung cấp mọi dịch vụ trợ giúp cho khách hàng.
3. Chiến lược ba nhất: giá thấp nhất, lựa chọn nhiều nhất và giao hàng nhanh nhất
Video đang HOT
Một robot giao hàng của Amazon. Ảnh: SCMP
Đây là lý do giúp Amazon duy trì và mở rộng thêm số lượng khách hàng. Lượng khách hàng tăng sẽ thu hút các nhà cung cấp và các đối tác khác.
Amazon đã cho ra mắt dịch vụ giao hàng trong vòng một ngày. Mặc dù điều này làm tăng chi phí của Amazon trong thời gian ngắn, tuy nhiên, một cuộc khảo sát gần đây của RBC cho thấy khách hàng của Amazon chịu chi hơn và tỷ lệ quay lại mua hàng trên Amazon tăng mạnh khi họ nhận được lợi ích này.
4. Thay đổi để thích ứng
Amazon Web Services (AWS) là nền tảng đám mây toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất, cung cấp trên 165 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới. Ảnh: Brands
Ví dụ, Amazon Web Services (AWS) đã chứng tỏ họ rất giỏi trong việc cung cấp phần mềm mà các nhà phát triển yêu cầu khi công nghệ thay đổi và công ty này đã thực hiện các vụ thôn tính quan trọng trong thị trường nhà thông minh – như nhà sản xuất chuông cửa thông minh Ring – khi hành vi của người tiêu dùng phát triển.
5. Chấp nhận lãi ít, coi việc mất tiền như một chiến lược riêng
Forte gọi đó là LmaS và nói rằng Amazon đã thực hiện nó một cách hoàn hảo. Nhà đầu tư đã trợ cấp cho công ty này trong hai thập kỷ, cho phép nó tồn tại với mức lợi nhuận biên thấp nhất trong khi họ tiếp tục đầu tư vào việc làm cho chuyện mua sắm trở nên đơn giản hơn, rẻ hơn, nhanh hơn và phát triển các doanh nghiệp khác có lợi nhuận cao hơn. Nhờ AWS và hoạt động kinh doanh quảng cáo của mình, Amazon cuối cùng cũng cho thấy thu nhập thực sự, nhưng lợi nhuận biên vẫn ít hơn rất nhiều so với các đại gia công nghệ khác như Alphabet, Facebook, Apple và Microsoft.
Amazon chấp nhận lãi ít thậm chí là mất tiền trong lĩnh vực bán lẻ để giành thị phần. Bù lại, công ty lại thu được nguồn lợi nhuận lớn từ điện toán đám mây và quảng cáo. Đây là lý do khiến Amazon tạo nên sự đột phá và đứng đầu trong lĩnh vực bán lẻ.
Trong báo cáo của mình, ông Forte nhấn mạnh hai lĩnh vực quan trọng mà Amazon đang thiếu, đó là: điện thoại thông minh và mở rộng tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực thương mại điện tử tại thị trường Trung Quốc. Theo ông, điều thứ hai là thất bại lớn nhất đến thời điểm hiện tại của Amazon. Để tìm ra được con đường đi đến thành công tại thị trường thương mại điện tử ở Trung Quốc, “gã khổng lồ” có lẽ sẽ phải “nếm” thêm nhiều lần thất bại nữa.
Ông cũng nhìn thấy bốn rủi ro đáng kể đối với Amazon trong 25 năm tới, bao gồm cả việc tìm ra ai sẽ kế nhiệm Bezos, “nhà sáng lập và CEO mà cả thế hệ mới sản sinh ra được một người”, cũng như xử lý sự can thiệp từ các nhà quản lý và nhà lập pháp.
Ít nhất là trong tương lai gần, Forte kỳ vọng rằng Amazon sẽ vượt qua được những thách thức đó. Ông kỳ vọng rằng cổ phiếu của Amazon sẽ tăng 31% so với hiện tại và vốn hóa thị trường của công ty này sẽ đạt 1,26 nghìn tỷ USD.
Theo viet times
Đại gia Mỹ tháo chạy, Trung Quốc sẽ không còn là 'công xưởng thế giới'
Việc hàng loạt công ty công nghệ di dời dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc, mảng xuất khẩu thiết bị điện tử của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề.
Trang Nikkei Asian Review đưa tin hàng loạt đại gia công nghệ Mỹ như Google, Amazon, Microsoft, Dell và HP đang lên kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
Theo đó, HP và Dell sẽ di dời 30% dây chuyền sản xuất máy tính xách tay ra khỏi Trung Quốc. Những gã khổng lồ khác như Microsoft, Google, Amazon, Sony và Nintendo đang xem xét việc chuyển bớt dây chuyền sản xuất máy chơi game và loa thông minh sang các nước khác.
Một số hãng sản xuất máy tính lớn gồm Lenovo, Acer và Asus cũng đang lên kế hoạch thay đổi địa điểm.
Suy yếu vị thế "công xưởng của thế giới"
Theo Nikkei Asian Review, động thái trên của các công ty Mỹ xuất phát từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đạt được thỏa thuận tạm "ngừng chiến", nhưng tình hình thực tế vẫn còn khá căng thẳng.
Động thái chuyển dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ ảnh hưởng xấu đến mảng xuất khẩu thiết bị điện tử của nước này.
Bên cạnh đó, nhiều nguồn tin cho biết chi phí sản xuất ngày càng tăng tại Trung Quốc cũng khiến cho các công ty tìm phương án thay thế.
Động thái trên của các công ty công nghệ được xem như cú đánh mạnh vào mảng xuất khẩu thiết bị điện tử của Trung Quốc. Đồng thời, nó cũng sẽ làm suy yếu vị thế "công xưởng thế giới" của quốc gia này.
Các công ty chuyên lắp ráp máy chủ như Quanta Computer, Foxconn Technology và Inventec hiện đã chuyển một số dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc sang Đài Loan, Mexico và Cộng hòa Czech để hạn chế tác động của thuế và các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia.
"Sau khi các chính sách thuế có hiệu lực, chúng tôi đã sản xuất và vận chuyển máy chủ cho khách hàng từ các nhà máy bên ngoài Trung Quốc", một giám đốc của nhà sản xuất máy chủ tại Đài Loan cho biết.
Giới quan sát cũng nhận định việc hàng loạt công ty công nghệ di dời dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc sẽ đe dọa tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Hậu quả đầu tiên sẽ là hàng triệu lao động Trung Quốc mất việc làm.
"Mỹ sẽ phải chịu một số tác động tiêu cực từ sự thay đổi trên như sản phẩm của họ có thể đắt hơn. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ chịu thiệt hại lớn hơn bởi nền kinh tế của nước này sẽ chậm lại, nhiều công nhân tại các nhà máy phải tìm kiếm việc làm mới ở nơi khác", Darson Chiu, một nhà kinh tế tại Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan nhận định.
"Sẽ không quay trở lại Trung Quốc"
Năm 2018, HP và Dell xuất xưởng khoảng 70 triệu chiếc máy tính xách tay. Chúng chủ yếu được sản xuất tại thành phố Trùng Khánh và Côn Sơn của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chia sẻ với Nikkei Asian Review, một quan chức tại Trùng Khánh dự báo lượng máy xuất xưởng trong năm 2019 sẽ xuống dưới 10 triệu máy.
Nhiều người lao động tại Trung Quốc có thể mất việc làm. Ảnh: Forbes.
"Chi phí sản xuất tăng vọt tại Trung Quốc đã kéo theo sự sụt giảm của các đơn đặt hàng. Thêm vào đó, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung cũng góp phần khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn", vị này cho biết.
HP cũng lên kế hoạch chuyển 20-30% dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Một số nguồn tin cho biết công ty đang xem xét việc xây dựng chuỗi cung ứng mới tại Thái Lan hoặc Đài Loan. Bên cạnh đó, Dell cũng đã bắt đầu sản xuất máy tính xách tay tại Đài Loan, Việt Nam và Philippines.
Nguồn tin từ Nikkei Asian Review cũng chỉ ra rằng Amazon và Nintendo đang hướng tới Việt Nam như một phương án thay thế để sản xuất máy đọc sách điện tử Kindle, loa thông minh Echo và máy chơi game.
"Các công ty này sẽ không quay trở lại Trung Quốc. Đây không chỉ là vấn đề gia tăng thuế, nó còn liên quan đến những rủi ro trong dài hạn. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ sẽ thay thế Trung Quốc để trở thành 'công xưởng' mới của thế giới", Chiu nói.
Theo zing
Cuộc đua về giao hàng giữa Walmart và Amazon đã 'tăng nhiệt' Cuộc đua về giao hàng giữa Walmart và Amazon đã 'tăng nhiệt' trong những tháng gần đây. Hồi đầu tháng này, Amazon cho biết họ sẽ bắt đầu giao hàng cho khách thông qua drone trong những tháng tới. "Đại gia'" ngành bán lẻ Walmart đang trên đà vượt đối thủ Amazon về số bằng sáng chế drone (máy bay không người lái)...