Nấm âm đạo biến chứng: Cập nhật chẩn đoán và điều trị
Nấm âm hộ và âm đạo (VVC: Vulvovaginal candidiasis) là nguyên nhân gây viêm âm đạo thường gặp đứng hàng thứ 2 sau viêm âm đạo do vi khuẩn.
Khoảng 75% phụ nữ có ít nhất một lần bị VVC trong cuộc đời và khoảng 40 – 45% trường hợp bị viêm từ 2 lần trở lên.
Tỉ lệ bị VVC khi phụ nữ đến 25 tuổi là 10% và khi đến 50 tuổi, tỉ lệ này tăng lên đến 25%. Hầu hết trường hợp VVC là do nhiễm Candida albicans (C. albicans), chiếm 85 – 90%. Triệu chứng của nhiễm VVC bao gồm: ngứa, đỏ âm đạo, đau khi quan hệ, đau âm hộ và ra dịch âm đạo bất thường.
Chẩn đoán dựa vào dấu hiệu lâm sàng, soi tươi huyết trắng thấy sợi tơ nấm hoặc bào tử nấm, pH
Candida albicans
VVC tái phát (rvvc)
- RVVC được định nghĩa khi bị VVC 4 lần trong một năm, ảnh hưởng đến khoảng
- Điều trị: RVVC do C.albicans thường đáp ứng tốt với điều trị ngắn hạn nhóm azole tại chỗ hay uống. Tuy vậy, để hiệu quả điều trị tốt hơn, các chuyên gia khuyến cáo thời gian điều trị ban đầu nên dài hơn (7 – 14 ngày điều trị tại chỗ hoặc uống fluconazole 100mg, 150mg hay 200mg; uống tổng cộng 3 liều, mỗi 3 ngày vào các ngày 1, ngày 4 và ngày 7) nhằm ức chế nấm tốt hơn trước khi bắt đầu vô giai đoạn điều trị duy trì.
Uống fluconazole (100mg, 150mg hay 200mg) mỗi tuần, trong 6 tháng là điều trị duy trì được nghĩ đến đầu tiên. Nếu việc điều trị này không thể thực hiện được thì có thể nghĩ đến điều trị tại chỗ. Việc điều trị duy trì này có tác dụng làm giảm nguy cơ tái phát. Tuy vậy, vẫn có đến 30 – 50% phụ nữ bị tái phát sau khi điều trị duy trì kết thúc. Theo báo cáo của Jack D Sobel và cộng sự cho thấy tỉ lệ RVVC nếu không điều trị duy trì sau 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng lần lượt là 64,1%, 72,2% và 78,8%; so với nhóm có điều trị duy trì bằng fluconazole 150mg mỗi tuần lần lượt là 9,2%, 26,8% và 57,1%. Tỉ lệ khỏi bệnh sau 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng của nhóm dự phòng bằng fluconazole là 90,8%, 73,2% và 42,9%; so với nhóm không điều trị duy trì là 35,9%, 27,8% và 21,9% (P
Thời gian tái phát trung bình là 10,2 tháng ở nhóm duy trì fluconazole, so với chỉ 4 tháng ở nhóm không duy trì fluconazole (P
Video đang HOT
- Trong một nghiên cứu được báo cáo của S Fan và cộng sự (2015) về hiệu quả của điều trị tấn công nystatin 20MU đặt âm đạo mỗi ngày, trong 14 ngày và duy trì nystatin 20MU đặt âm đạo mỗi ngày, trong 14 ngày (7 ngày trước và sau hành kinh), kéo dài 6 tháng để phòng ngừa RVVC. Kết quả cho thấy việc sử dụng nystatin có hiệu quả tương đương với điều trị tấn công và duy trì bằng fluconazole 150mg mỗi tuần khi nhiễm nấm C. albicans trong RVVC. Tuy nhiên, nystatin có hiệu quả hơn fluconazole trong trường hợp nhiễm nấm C. glabrata (tỉ lệ khỏi bệnh là 64,3% so với 12,5%) và nhóm Candida kháng fluconazole.
- Cũng theo Jack D Sobel (2016), intraconazole cũng có hiệu quả trong việc điều trị RVVC do C. albicans.
VVC mức độ nặng
- VVC mức độ nặng được chẩn đoán khi âm hộ, âm đạo bị nhiễm nấm gây ra tình trạng viêm đỏ, phù nề, trầy hay nứt. Bệnh cảnh này thường ít đáp ứng với điều trị ngắn hạn tại chỗ hoặc uống. Fluconazole 150mg uống 2 lần cách nhau 72 giờ hoặc nhóm azole đặt tại chỗ 7 – 14 ngày được khuyến cáo sử dụng trong bệnh cảnh này (CDC, 2015).
- Khi so sánh hiệu quả của 2 liều clotrimazole 500mg đặt âm đạo so với 2 liều fluconazole 150mg uống cách nhau 72 giờ trong điều trị VVC mức độ nặng thấy rằng hiệu quả của 2 thuốc tương đương với nhau (Zhou và cs., 2016).
VVC non-albicans
Một điều cần lưu ý khi điều trị VVC non-albicans đó là 50% bệnh nhân sẽ không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất ít, vì vậy, việc điều trị thường trở nên khó khăn. Các nhà lâm sàng nên tập trung vào việc loại trừ các nguyên nhân khác gây ra các triệu chứng khó chịu tại âm đạo trên bệnh nhân bị nhiễm nấm non-albicans. Không có thuốc nào được xem là điều trị tốt nhất cho nhiễm nấm non-albicans. Các điều trị dài ngày (7 – 14 ngày) bằng nhóm azole khác nhóm fluconazole (uống hay đặt âm đạo) được xem là lựa chọn đầu tiên. Nếu bị tái phát, boric axít 600mg sẽ được khuyến cáo đặt âm đạo 1 viên mỗi ngày, trong 2 tuần. Tỉ lệ điều trị triệt để khoảng 70%.
VVC trong thai kỳ
- Nấm Candida thường trú trong âm đạo trong ít nhất 20% số phụ nữ, tỉ lệ này tăng lên 30% khi mang thai. Phụ nữ mang thai có tỉ lệ VVC có triệu chứng cao hơn phụ nữ không mang thai. Trong thai kỳ, nấm Candida âm đạo có thể biểu hiện có triệu chứng hoặc không triệu chứng. Chưa có nhiều chứng cứ cho thấy các triệu chứng của VVC xảy ra nhiều hơn trong thai kỳ so với lúc không mang thai. Theo một báo cáo thấy rằng tỉ lệ RVVC tăng dần lên theo thai kỳ, với chỉ 0,1 0,48 trong tam cá nguyệt I, tăng lên 0,92 0,76 trong tam cá nguyệt II và 2,16 0,63 trong tam cá nguyệt III. – Hiện tại, chưa có nhiều chứng cứ tin cậy cho thấy ảnh hưởng của nhiễm nấm lên thai kỳ. Tuy nhiên, một vài chứng cứ gần đây thấy rằng nhiễm RVVC không triệu chứng trong giai đoạn sớm thai kỳ làm gia tăng tỉ lệ sinh non (11,9% so với 9,5%) và trẻ nhẹ cân (10,8% so với 8%), tăng tỉ lệ vỡ ối non và gây ra dư hậu không tốt cho thai kỳ. – Việc điều trị VVC không triệu chứng dường như có thể làm giảm nguy cơ sinh non so với không điều trị. – Nystatin và nhóm imidazole đặt tại chỗ (clotrimazole, econazole, miconazole) là thuốc được lựa chọn để điều trị VVC trong thai kỳ. Sử dụng clotrimazole cho thấy có hiệu quả hơn placebo, sử dụng đơn liều không hiệu quả bằng sử dụng 3 – 4 ngày, sử dụng 4 ngày không hiệu quả bằng sử dụng 7 ngày và sử dụng 7 ngày không hiệu quả bằng sử dụng 14 ngày. Không nên lựa chọn các thuốc kháng nấm nhóm azole (gồm fluconazole) đường uống do làm tăng tỉ lệ dị tật cho thai nhi. – Tại Đức, việc tầm soát và điều trị VVC trong những tuần cuối thai kỳ được khuyến cáo thực hiện do có nghiên cứu cho thấy có hiệu quả trong việc làm giảm tỉ lệ trẻ sơ sinh bị nấm họng và viêm da do hăm tã từ 10% xuống còn 2% trong 1 năm đầu sau khi sinh.
BS.CKII. NGUYỄN DUY LINH
(Bệnh viện Quốc tế Phương Châu)
Theo Suckhoedoisong.vn
Thủ thuật làm tăng nhạy cảm 'điểm G'
Một trong những món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người là sự thăng hoa, đạt tới đỉnh điểm khoái cảm trong quan hệ chăn gối.
ảnh minh họa
Một trong những món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người là sự thăng hoa, đạt tới đỉnh điểm khoái cảm trong quan hệ chăn gối. Thế nhưng không ít phụ nữ không có được điều này vì nhiều lý do. Một trong những lý do đó nằm tại "điểm G". Thủ thuật giúp tăng nhạy cảm "điểm G" là một liệu pháp mới được trông đợi là có thể giúp trả lại niềm hạnh phúc này cho phái đẹp.
Món quà tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho con người là sự thăng hoa, đạt tới đỉnh điểm khoái cảm (Orgasme) trong quan hệ tình dục. Tuy vậy, thiên nhiên đã thực sự không công bằng với phái đẹp khi thiên về ban phát quà tặng này cho phái mạnh. Không ít chị em rất hiếm hoi có lần lên tới đỉnh, thậm chí chưa bao giờ! Đây phải chăng là lẽ tự nhiên mà phái đẹp buộc phải cam chịu? Câu trả lời của y học là "không"! Những tiến bộ của khoa học tình dục (Sexology) thế giới trong những năm gần đây đã góp phần trả lại sự thăng hoa cho phái đẹp.
"Điểm G" nằm cách lỗ âm đạo 3-5cm.
"Điểm G" hay còn gọi là " tuyến tiền liệt của phụ nữ" là gì?
Khoái cảm tình dục phụ nữ được chia làm 2 loại: Thứ nhất, là khoái cảm âm vật (Plaisire clitoridien) mà mọi người dễ biết đến, dễ tiếp cận. Thứ hai, là khoái cảm âm đạo (Plasire vaginal) mà không phải ai cũng biết đến nhưng nếu có lại rất mạnh mẽ, dạt dào.
Khoái cảm âm đạo đạt được khi có kích thích tình dục vào điểm G - còn gọi là "Tuyến tiền liệt của phụ nữ" (Prostate féminine), đã được Giáo sư De Graaf mô tả lần đầu tiên ở đầu thế kỷ thứ 17: "Đây là tổ chức tuyến quanh niệu đạo tiết ra chất dịch nhầy có mùi hắc, mặn tạo nên sự quyến rũ đặc biệt của phụ nữ". Vào đầu thế kỷ 19, Sken - Giáo sư phụ khoa người Mỹ đã viết về các tuyến đặc biệt này, được đặt tên là tuyến Sken. Và cuối cùng, năm 1950 "điểm G", hay còn gọi là "Điểm Grafenberg" được mang tên Giáo sư tình dục học Ernest Grafenberg, người đầu tiên công bố nghiên cứu khoa học về khoái cảm tình dục phụ nữ đăng trên tạp chí Tình dục học thế giới. Năm 1999, GS. Milan Zaviavic công bố kết quả nghiên cứu trên 200 tiêu bản âm đạo phụ nữ và xác định hơn 80% phụ nữ có tổ chức tuyến của điểm G trong âm đạo.
Bơm chất keo đặc biệt vào dưới niêm mạc "điểm G" giúp tăng độ nhạy cảm với kích thích tình dục.
Xác định "điểm G" như thế nào?
Ở phụ nữ có khoái cảm âm đạo luôn có thể xác định được "điểm G" bằng ngón tay, đó là môt vùng nhay cảm tình dục, có nhiều thần kinh cảm giác và tổ chức gây cương, nổi gờ lên, dọc theo niệu đạo, ở thành trước âm đạo, cách lỗ ngoài âm đạo khoảng 3-5cm, khi kích thích vào vùng này sẽ tạo nên khoái cảm, thậm chí lên đỉnh. "Điểm G" còn được coi là tuyến tiền liệt của phụ nữ vì có đóng góp trong hoạt động tình dục và được xác định bằng PSA (kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt ở đàn ông) hoặc qua siêu âm. Vùng này tương ứng với tuyến Skene có khả năng tăng tiết ra dịch âm đạo khi đạt được khoái cảm, còn gọi là sự xuất tinh ở phụ nữ (Ejacuation féminine).
Kích thước cũng như độ nhạy cảm của "điểm G" ơ mỗi phụ nữ không giống nhau, do vậy đáp ứng hoạt động của cơ quan sinh dục và sự tiết dịch âm đạo khi có kích thích tình dục của mỗi người cũng khác nhau.
Vì sao "điểm G" bị mất nhạy cảm?
Ở đa số chị em, cùng với thời gian, đặc biệt là sau sinh đẻ, do suy giảm nội tiết tố đã kéo theo những thay đổi hình thể theo xu hướng khô và teo nhỏ đi của bộ phận sinh dục, đặc biệt là sự teo nhỏ đi của "điểm G" dẫn đến những rối loạn tình dục như ham muốn tình dục giảm đi hoặc mất hẳn, khoái cảm tình dục không còn, khả năng tiết ra dịch âm đạo giảm nặng và đặc biệt là không thể hoặc rất hiếm khi có thể lên đỉnh để đạt được khoái cảm. Ngay cả với một số phụ nữ rất trẻ, do cấu tạo bẩm sinh của "điểm G" quá nhỏ hoặc mỏng, việc kích thích "điểm G" trở nên khó khăn dẫn đến hậu quả không bao giờ đạt được khoái cực (Anorgasme).
Thủ thuật làm tăng nhạy cảm "điểm G" được thực hiện thế nào?
Với gây tê tại chỗ, bác sĩ bơm 2-3ml chất keo đặc biệt (Acide hyaluronique) vào dưới niêm mạc "điểm G" nhằm tạo lại kích thước và độ dày cần thiết của "điểm G" giúp việc dễ dàng tiếp xúc, tăng độ nhạy cảm với kích thích tình dục nhờ đó tăng khoái cảm, tăng tiết dịch âm đạo, dễ xuất tinh và dễ dàng thăng hoa để đạt được cực khoái âm đạo.
Acide hyaluronique là loại chất đã được sử dụng rất phổ biến trong phẫu thuật thẩm mỹ, và gần đây, chất này còn được sử dụng bơm vào thành niệu đạo để điều trị són tiểu gắng sức ở phụ nữ. Đây là chất tự nhiên, có khả năng giữ nước trong tổ chức. Do đây là chất có khả năng tự tiêu nên hiệu quả tăng nhạy cảm "điểm G" chỉ kéo dài từ 9 tháng đến 1 năm, thế nhưng bù lại đây là môt thủ thuật nhẹ nhàng, không đau, thời gian làm thủ thuật khoảng 20 phút, không phải nằm viện, ít biến chứng.
Theo Giadinh.net
Tâm sự xé lòng của nữ sinh bị lừa vắt chanh vào vùng kín sau khi quan hệ sẽ không dính bầu Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên lần thứ 2 thực hiện năm 2009 cho thấy kiến thức về mang thai của nhóm này còn hạn chế. Ảnh minh họa Đối với câu hỏi đơn giản như "Liệu một bạn gái có thể mang thai sau lần quan hệ tình dục đầu tiên không?" chỉ có 71%...