Năm 2022, thâm hụt ngân sách của Ukraine lên tới 24,9 tỷ USD
Bộ Tài chính Ukraine ngày 4/1 cho hay thâm hụt ngân sách của nước này ước tính lên tới 911,1 tỷ hryvnia (tương đương khoảng 24,9 tỷ USD) vào năm 2022.
Nông dân thu hoạch lúa mì gần Mykolaiv, Ukraine ngày 21/7/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Cũng theo Bộ này, vào năm 2022, nguồn thu ngân sách của Ukraine đạt 40,77 tỷ USD, chủ yếu đến từ viện trợ quốc tế và thuế giá trị gia tăng. Cụ thể, viện trợ quốc tế đạt 13,14 tỷ USD, các khoản vay từ các đối tác nước ngoài đạt 15,4 tỷ USD.
Trước đó vào năm 2021, thâm hụt ngân sách của Ukraine vào khoảng 4,6 tỷ USD.
Cũng trong ngày 4/1, Đại diện thương mại kiêm Thứ trưởng Bộ Kinh tế Ukraine Taras Kachka viết trên Facebook cho hay nước này đã vận chuyển 99,8 triệu tấn hàng hoá ra nước ngoài vào năm 2022. Như vậy, xuất khẩu hàng hoá của Ukraine trong năm 2022 đã giảm 35%, chỉ còn đạt 44,1 tỷ USD.
Theo ông Kachka, các mặt hàng xuất khẩu chính của Ukraine trong năm 2022 bao gồm ngô và dầu hướng dương, tạo ra doanh thu xuất khẩu lần lượt là 5,94 tỷ USD và 5,46 tỷ USD. Ngoài ra, các mặt hàng xuất khẩu khác là quặng sắt, lúa mì, dầu hạt cải, dây cách điện và các sản phẩm thép bán thành phẩm.
Liên minh châu Âu (EU) là đối tác nhập khẩu hàng hoá Ukraine lớn nhất, chiếm 63% doanh số xuất khẩu của nước này. Xếp vị trí thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Quốc với tỷ lệ lần lượt là 6,6% và 5,6%.
Hungary nâng mục tiêu thâm hụt ngân sách 2023 do ảnh hưởng giá năng lượng tăng
Chính phủ Hungary đã nâng mục tiêu thâm hụt ngân sách năm 2023 lên 3,9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cao hơn mức mục tiêu 3,5% được đưa ra trước đó do giá năng lượng và chi phí hỗ trợ thanh toán các hóa đơn tiện ích của một số hộ gia đình cũng như công ty cao hơn.
Công nhân kiểm tra hệ thống cấp nước ở cơ sở lọc dầu Danube của Công ty dầu khí Hungary "MOL" tại thị trấn Szazhalombatta, cách Budapest khoảng 30km về phía Nam, ngày 5/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Thâm hụt ngân sách của Hungary đã tăng vọt trong năm nay sau khi nước này chi một khoản lớn trước thềm cuộc bầu cử hồi tháng 4. Trong khi đó, giá năng lượng tăng cao và việc mua thêm khí đốt từ Nga, nước cung cấp năng lượng chính của Hungary, cũng góp phần làm tăng chi tiêu của nước này.
Mặc dù vậy, mức thâm hụt ngân sách 2023 sẽ thấp hơn so với mức dự báo 6,1% GDP trong năm nay, bất chấp việc Bộ trưởng Tài chính Mihaly Varga tuần trước cam kết triển khai các biện pháp kiềm chế thâm hụt mạnh hơn nữa trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại và chi phí đi vay cao hơn.
Bộ Tài chính Hungary ngày 29/12 cho biết, hóa đơn năng lượng của nước này sẽ tăng từ 7 tỷ euro (7,4 tỷ USD) trong năm nay lên 17 tỷ euro vào năm 2023 và chính sách hỗ trợ thanh toán hóa đơn năng lượng của hộ gia đình và doanh nghiệp sẽ tiêu tốn 6,5 tỷ euro. Bộ này cũng đã nâng ngân sách dự phòng từ mức 170 tỷ forint (hơn 453 triệu USD) lên 255 tỷ forint trong năm 2023 để đề phòng phải chi các khoản phát sinh khó lường.
Chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này sẽ giảm xuống 1,5% trong năm 2023 so với mức khoảng 5% năm nay. Trong khi đó, Ngân hàng trung ương Hungary dự đoán kinh tế nước này sẽ đạt mức tăng trưởng từ 0,5-1,5% trong năm sau.
Để bù đắp thâm hụt ngân sách, Chính phủ Hungary hồi tháng 5 đã công bố áp đặt các khoản thuế lợi tức phụ thu (windfall tax) đối với các ngân hàng và một số công ty lớn. Tuần trước, nước này cũng đã áp thuế lợi tức phụ thu đối với các nhà sản xuất dược phẩm dựa trên doanh thu ròng trong năm 2022 và 2023 với mục đích tương tự. Thuế lợi tức phụ thu là một loại thuế đặc biệt được chính phủ áp dụng khi một công ty hoặc một ngành được hưởng lợi từ một mặt hàng nào đó và thu được lợi nhuận bất ngờ.
Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine Ngày 7/11, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cho biết nước này sẽ đề xuất gia hạn thêm một năm thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine vốn sẽ hết hạn vào ngày 19/11 tới. Tàu Rubymar chở ngũ cốc của Ukraine di chuyển qua Eo biển Bosphorus, ngoài khơi Kumkoy, phía Bắc Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) trên Biển...