Năm 2021, TP.HCM có 26 người chết trong các vụ cháy, nổ
Năm 2021, trên địa bàn TP.HCM xảy ra 374 vụ cháy, nổ và cứu nạn, cứu hộ. Trong đó, 212 vụ cháy, nổ, làm chết 26 người, bị thương 38 người.
Lực lượng PCCC chữa cháy một đám cháy xảy ra ngày 4-12-2021 ở TP Thủ Đức – Ảnh: MINH HÒA
Thiệt hại về tài sản là khoảng 27.000m 2 diện tích nhà xưởng, hàng trăm nhà dân, cùng nhiều tài sản, máy móc thiết bị của các cơ quan, doanh nghiệp, bị thiêu rụi, ước tính thành tiền khoảng 6,2 tỉ đồng.
Đó là các thông tin được đưa ra ngày 14-1 tại hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Phòng PC07 Công an TP.HCM.
Theo đánh giá tại hội nghị, năm 2021, TP.HCM chịu tác động rất lớn, kéo dài của đại dịch COVID-19, khiến các hoạt động thương mại, kinh tế đình trệ nhất là các ngành nghề dịch vụ thương mại; trong thái bình thường mới, TP tập trung đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, khiến nhu cầu sử dụng năng lượng, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất, kinh doanh ngày càng tăng… dẫn đến việc tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy và cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Video đang HOT
Phòng PC07 đã điều động các đơn vị liên quan trực tiếp triển khai 140 vụ, cứu được 76 người, tìm được 32 thi thể nạn nhân và bàn giao cho chính quyền địa phương. Đồng thời, trong quá trình tổ chức chữa cháy, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH TP trực tiếp cứu 70 người, hướng dẫn cho 118 người tự thoát nạn trong các đám cháy.
Địa bàn xảy ra cháy nhiều nhất là TP Thủ Đức (chiếm 45/210 vụ), xảy ra cháy nhiều nhất là nhà ở đơn lẻ (chiếm 88/210 vụ). Nguyên nhân gây cháy phổ biến nhất là do sự cố các hệ thống, thiết bị điện trong sinh hoạt, sản xuất (chiếm 106/152 vụ) đã xác định nguyên nhân gây cháy – tỉ lệ 69,74%.
Nổi lên trong năm 2021 là tình hình cháy tại đối tượng nhà ở kết hợp kinh doanh – sản xuất. Nguyên nhân gây cháy chủ yếu được nhận định ngay từ ban đầu là do sự số hệ thống thiết bị điện tại các nhà ở đơn lẻ và các công ty – doanh nghiệp.
Đa số các vụ cháy gây thiệt hại nghiêm trọng về người tại các nhà ở đơn lẻ, nhà ở kết hợp kinh doanh chỉ có 1 lối thoát nạn duy nhất, là thời điểm ít người qua lại, việc phát hiện và báo cháy không được kịp thời, do vậy, đám cháy thường phát triển mạnh, phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng…
Help 114 được trao tặng giải ba Giải thưởng sáng tạo trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật
Phòng PC07 đã đưa vào sử dụng ứng dụng báo cháy và sự cố, tai nạn Help 114 . Là ứng dụng hữu ích trên điện thoại để người dân báo cháy và sự cố khẩn cấp cho Cảnh sát PCCC TP.HCM. Theo thống kê đến nay đã có hơn 30.000 người tải ứng dụng. Qua đó, Phòng PC07 đã tiếp nhận hơn 12.500 cuộc gọi đến Help 114.
Từ những lợi ích thiết thực đem lại cho người dân, tối 30-12-2021 tại Lễ trao Giải thưởng Sáng tạo lần thứ 2 năm 2021 do UBND TP tổ chức, thượng tá Nguyễn Mạnh Trưởng – Phó trưởng Phòng PC07, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học Help 114 – đã vinh dự được trao tặng giải ba Giải thưởng sáng tạo trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật.
Qua phong trào thi đua năm 2021, Phòng PC07 đã được biểu dương, khen thưởng đối với 50 lượt tập thể và 887 cá nhân được tặng bằng khen và giấy khen…
Vì sao TP.HCM triển khai nhiều biện pháp phòng dịch nhưng ca nhiễm vẫn tăng cao?
Ông Phan Thanh Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nêu lý do các ca COVID-19 tăng cao dù thành phố thực hiện nhiều biện pháp phòng dịch.
Chiều 28/6, tại buổi họp báo cung cấp thông tin dịch COVID-19, ông Phan Thanh Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cho biết, khi xuất hiện chủng virus Delta với tốc độ lây lan nhanh chóng, dù có những biện pháp phòng ngừa tích cực, chủ động nhưng chưa thể ngăn chặn được chuỗi lây nhiễm, từ đó lây lan nhiều hơn.
Cụ thể, biến chủng Delta của virus SARS-CoV-2 gây ra sự lây nhiễm thành từng chuỗi, khó cắt đứt trong thời gian ngắn.
" Gần như toàn bộ người trong gia đình có ca nhiễm đều mắc bệnh. Mức độ lây lan của biến chủng này rất kinh khủng" , ông Phan Thanh Tâm nói.
Ông Phan Thanh Tâm, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM.
Các biến chủng Anh trước đây cũng có tốc độ lây lan nhanh, nhưng dễ cắt đứt và hầu hết chỉ lây nhiễm khi tiếp xúc rất gần. Còn với khả năng lây lan mạnh của biến chủng Delta, ngành Y tế cùng chính quyền thành phố dù có biện pháp quyết liệt, chủ động nhưng chưa ngăn chặn, cắt đứt được các chuỗi lây nhiễm.
Đại diện HCDC hy vọng với những giải pháp quyết liệt mới như Chỉ thị 10 và một số biện pháp tăng cường, thành phố sẽ sớm giảm được tỷ lệ lây nhiễm thời gian tới.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thành phố sáng 28/6, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết, thành phố triển khai rất nhiều các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn, thậm chí áp dụng một số biện pháp cao hơn Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Tuy nhiên, số ca nhiễm hàng ngày vẫn còn cao và chưa có dấu hiệu giảm.
Do đó, cả thành phố cần tăng cường kiểm tra giám sát, tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị 10 của UBND TP.HCM, mỗi người dân cần nâng cao ý thức chủ động phòng chống dịch hết sức nghiêm túc. Đây là ngày thứ 12 liên tiếp, TP.HCM ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 lên đến 3 con số mỗi ngày.
Sở Y tế TP.HCM: Không phải nhà nào cũng đủ điều kiện để cách ly F1 Đó là chia sẻ của Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng tại cuộc họp thông tin về công tác phòng, chống dịch tại thành phố chiều 28/6. Ngày 27/6, Bộ Y tế đã ra công văn đề nghị TP.HCM thực hiện việc cách ly các F1 tại nhà. Đây là vấn đề được nhiều người dân tại thành phố...