Năm 2020, Vinalines dự kiến lỗ 1.024 tỷ đồng
Theo báo cáo của Công ty mẹ – Tổng Công ty hàng hải Việt Nam ( Vinalines), trong 8 tháng đầu năm 2020, Vinalines chỉ đạt doanh thu 894 tỷ đồng, lỗ 139 tỷ đồng. Dự kiến đến hết năm 2020, doanh thu đạt 1.526 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế âm 1.024,8 tỷ đồng.
Hiện tại, thời gian Đại hội cổ đông lần đầu của Vinalines đã được ấn định ngày 8/8/2020, tuy nhiên, những số liệu về kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do ngành hàng hải gặp chịu tác động lớn do tình hình kinh tế thế giới suy giảm, cùng đó dịch Covid-19 lan rộng.
“Trước đó, tại tờ trình về kế hoạch kinh doanh năm 2020, doanh nghiệp này đặt mục tiêu kinh doanh cũng khá khiêm tốn. Cụ thể, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã giao người đại diện phần vốn tại Vinalines phải hoàn thành một số chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu, trong đó lợi nhuận trước thuế của Công ty mẹ là 51 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ đạt 0,42%; không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1; kế hoạch vốn đầu tư không quá 390 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay các mục tiêu đề ra khó thành hiện thực”, đại diện Vinalines cho biết.
Theo tìm hiểu của VietnamFinance, tại kế hoạch kinh doanh điều chỉnh mới nhất trình Đại hội đồng cổ đông lần đầu (ngày 8/8), Vinalines đặt mục tiêu doanh thu 1.526 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế âm 1.024,8 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trong đó 8 tháng đầu năm 2020 – thời điểm vẫn hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV lỗ 139,73 tỷ đồng, 4 tháng cuối năm 2020 – thời điểm chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần lỗ 885,11 tỷ đồng.
Bên cạnh những tác động tiêu cực do Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vận tải biển, thanh lý các tàu biển; việc phải phân bổ, trích lập các tồn tại về tài sản, công nợ tồn đọng trong giai đoạn doanh nghiệp nhà nước chưa được xử lý lên tới hơn 940 tỷ đồng cũng khiến lợi nhuận dự kiến năm 2020 của Công ty mẹ lỗ sâu.
Theo lãnh đạo Vinalines, “thời gian từ khi xác định giá trị doanh nghiệp lần gần nhất (ngày 31/12/2016) đến thời điểm Tổng công ty chính thức trở thành công ty cổ phần (dự kiến giữa tháng 8/2020) kéo dài gần 4 năm”.
“Trong thời gian đó, các biến động về tài sản, công nợ là rất lớn, đặc biệt với Tổng công ty, các tồn tại về tài sản, công nợ nêu trên đã kéo dài nhiều năm với giá trị lớn, chưa đủ điều kiện loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp, nhưng vẫn chưa thể xử lý dứt điểm trong giai đoạn CPH, trong khi lại không được phép trích lập, phân bổ trong giai đoạn chưa chính thức chuyển sang mô hình công ty cổ phần”.
“Vì vậy, ngay sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, Tổng công ty phải tiếp tục gánh chịu các tổn thất về tài sản, công nợ trong giai đoạn doanh nghiệp nhà nước chưa được xử lý”, lãnh đạo Vinalines cho biết.
Do gặp nhiều khó khăn, nên trong năm 2020, Công ty mẹ – Vinalines sẽ chỉ đầu tư khoảng 456 tỷ đồng. Đáng chú ý, năm 2020, Công ty mẹ – Vinalines đã đưa vào dự phòng 65 tỷ đồng dự kiến trả cho Công ty Khoáng sản Hợp Thành tiền lợi ích của nhà đầu tư khi chuyển giao 65% cổ phần tại Cảng Quy Nhơn.
Cũng trong năm 2020, Vinalines sẽ thanh lý 5 tàu biển, với giá trị thu về khoảng 175 tỷ đồng và tiến hành thoái vốn hoặc giảm tỷ lệ nắm giữ tại 13 đơn vị có vốn góp. Song, xác suất thành công của các thương vụ này vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào sự phục hồi của ngành vận tải biển đang chịu sự tác động lớn từ kinh tế thế giới và tình hình xấu do Covid -19 gây ra.
Công ty mẹ - Vinalines chốt ngày 8/8 Đại hội cổ đông lần đầu
Theo Thông báo 1557/HHVN-TGTT của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam- Công ty mẹ (Vinalines) vừa gửi Ủy ban chứng khoán nhà nước, Vinalines đã chốt ngày Đại hội cổ đông lần đầu vào ngày 8/8/2020.
Công ty mẹ - Vinalines chốt ngày 8/8 Đại hội cổ đông lần đầu. Ảnh minh hoạ: TTXVN
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đang khẩn trương hoàn tất các khâu chuẩn bị để tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu vào tháng 8/2020, qua đó kết thúc lộ trình cổ phần hóa kéo dài đúng 2 năm.
Cụ thể, theo Thông báo 1557/HHVN-TGTT của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam- Công ty mẹ (Vinalines) vừa gửi Ủy ban chứng khoán nhà nước, Vinalines đã chốt ngày Đại hội cổ đông lần đầu vào ngày 8/8/2020.
Trước đó, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã ký Quyết định số 277/QĐ - UBQLV điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn điều lệ theo kết quả bán cổ phần lần đầu của Công ty mẹ - Vinalines.
Theo đó, vốn điều lệ của Công ty mẹ - Vinalines được điều chỉnh giảm chỉ còn 12.005,88 tỷ đồng so với mức 14.046 tỷ đồng được quy định tại Quyết định số 751/QĐ - TTg ngày 20/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty mẹ - Vinalines.
Do vốn điều lệ của Công ty mẹ giảm, dẫn tới quy mô cổ phần phát hành lần đầu giảm tương ứng, chỉ còn 1.200.588.000 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần. Trong số đó, cổ phần Nhà nước nắm giữ 1.194.213.300 cổ phần, chiếm 99,469% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 392.500 cổ phần, chiếm 0,038% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn là 500.000 cổ phần, chiếm 0,452% vốn điều lệ; cổ phần bán đấu giá công khai là 5.420.900 cổ phần, chiếm 0,452% vốn điều lệ./.
Vinalines đổi tên, mong vận đen buông bỏ Đổi tên viết tắt từ Vinalines sang VIMC để mong bỏ vận đen, nhưng Công ty mẹ-Tổng công ty Hàng hải Việt Nam vẫn sẽ rất khó khăn khi chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. Vinanines sẽ đổi tên thành VIMC để mong xóa đi vận rủi. Trắc trở lộ trình cổ phần hóa Lộ trình cổ phần...